Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Một số đánh giá trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình về giao thông trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh

Thứ hai - 15/04/2013 15:54

Khu tái định cư khu Đồng Gia, P. Gia Cẩm, TP. Việt Trì

Công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án xây dựng công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua đã đạt được kết quả nhất định, giải quyết tốt mặt bằng cho các dự án về giao thông trên địa bàn.
Từ năm 2009 đến nay, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã thực hiện công tác thu hồi đất giải phóng mặt bằng để xây dựng một số công trình giao thông như: Đường Cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Đường Hồ Chí Minh, cầu Hạ Hoà, cầu Ngọc Tháp, Quốc lộ 32C kéo dài, Quốc lộ 32A, các tuyến đường tỉnh, đường huyện, giao thông nông thôn...đã tạo bước chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, còn một số hộ dân cố tình không chấp hành chính sách bồi thường Nhà nước, phải tiến hành cưỡng chế theo quy định, như: Giải phóng mặt bằng xây dựng đường Cao tốc Nội Bài - Lào Cai tại huyện Cẩm Khê, huyện Phù Ninh...do đó ảnh hưởng đến tiến độ thi công các công trình giao thông.
Nhìn chung, công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án xây dựng công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua đã đạt được kết quả nhất định, giải quyết tốt mặt bằng cho các dự án về giao thông trên địa bàn, việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã thực hiện theo đúng quy định được người dân cơ bản chấp hành tốt chính sách của Nhà nước, tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn một số khó khăn, vướng mắc sau:
- Chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Nhà nước thay đổi nhiều, theo hướng bồi thường ngày càng thoả đáng, giải quyết tốt hơn cho đời sống, sản xuất của người có đất bị thu hồi, giá đất bồi thường điều chỉnh hàng năm theo xu hướng tăng dần; Trong khi một số dự án giao thông còn chậm và kéo dài do việc chấp hành chính sách của một số người dân còn hạn chế, việc thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng không được thực hiện trong cùng một tời điểm làm ảnh hưởng đến tiến độ của dự án.
- Các dự án về giao thông thường liên quan đến nhiều tỉnh khác nhau, trong khi chính sách bồi thường của các tỉnh chưa đồng nhất, như: Giá đất, chính sách hỗ trợ... dẫn đến người dân so sánh và có nhiều ý kiến với cơ quan nhà nước làm kéo dài thời gian giải phóng mặt bằng.
- Công tác giải phóng mặt bằng liên quan đến quyền lợi trực tiếp, thiết thực của nhiều người dân, trình độ dân trí nhiều nơi còn hạn chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Nhà nước còn thay đổi nhiều, trong khi công tác tuyên truyền, quán triệt chủ trương chính sách nhiều nơi chưa tốt dẫn đến người dân còn có cách hiểu khác nhau về chính sách của Nhà nước làm kéo dài thời gian giải phóng mặt bằng, có nơi còn xảy ra tình trạng khiếu kiện đông người, gây mất trật tự trị an.
- Việc thực hiện chính sách đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp còn nhiều bất cập, chủ yếu chi trả bằng tiền, người có đất bị thu hồi tự lo chuyển đổi nghề [Hướng dẫn của Trung ương chưa kịp thời, cụ thể], nhiều người sau khi bị thu hồi đất bị rơi vào tình trạng thất nghiệp, không ổn định cuộc sống.
- Lực lượng cán bộ chuyên môn thực hiện công tác bồi thường hỗ trợ, tái định cư của các cấp, đặc biệt là cấp huyện, xã còn mỏng, chuyên môn nghiệp vụ hạn chế, thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm nên làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác này.
- Đa số các dự án công trình giao thông trong thời gian qua là dự án đường giao thông đường bộ, công tác giải phóng mặt bằng thường gặp khó khăn do việc sử dụng đất, xây dựng các công trình trong khu vực hành lang thường phức tạp, thiếu cơ sở pháp lý.
- Hầu hết các dự án giao thông lớn triển khai các khu tái định cư chậm, cùng với công tác giải phống mặt bằng của tuyến chính [do dự án của các bộ, ngành triển khai xuống gấp, địa phương chưa chuẩn bị kịp] nên ảnh hưởng đến tiến độ giải phóng mặt bằng;
- Một số dự án sau khi chi trả tiền bồi thường, chậm triển khai nên người dân tái sử dụng phải giải toả lần 2 mất nhiều thời gian [như đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai].
Nguyên nhân của tình trạng trên là do:
- Theo quy định của pháp luật đất đai, giá đất trên địa bàn tỉnh được xây dựng điều chỉnh hàng năm tạo ra khó khăn trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nói chung, đặc biệt là các dự án có sử dụng diện tích đất lớn trong khi công tác bồi thường cần sử dụng nhiều nhân công và thời gian nên gây khó khăn trong quá trình chỉ đạo thực hiện.
- Bảng giá đất trên địa bàn tỉnh ban hành để bồi thường giải phóng mặt bằng có giá đất còn thấp hơn giá đất thị trường.
- Việc quản lý nhà nước về đất đai ở các địa phương từ những năm trước đây còn chưa chặt chẽ, để xảy ra tình trạng lấn chiếm đất, sử dụng đất không rõ nguồn gốc, gây nhiều khó khăn cho việc xác định diện tích từng loại đất.
- Công tác giải phóng mặt bằng liên quan đến quyền lợi trực tiếp, thiết thực của nhiều người dân, trình độ dân trí nhiều nơi còn có hạn, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Nhà nước còn phức tạp, thay đổi nhiều, trong khi công tác tuyên truyền, quán triệt chủ trương chính sách nhiều nơi chưa tốt dẫn đến người dân còn có cách hiểu khác nhau về chính sách của Nhà nước làm kéo dài thời gian giải phóng mặt bằng, có nơi còn xảy ra tình trạng khiếu kiện đông người, gây mất trật tự trị an.
- Trong quá trình thực hiện, nhiều hạng mục, nội dung phát sinh, các quy định của Nhà nước chưa điều chỉnh hết, các cấp các ngành phải bàn bạc, thống nhất đề xuất UBND tỉnh xử lý, nên kéo dài thời gian công tác giải phóng mặt bằng;
- Một số dự án về giao thông liên quan đến nhiều tỉnh khác nhau, trong khi chính sách bồi thường của các tỉnh chưa đồng nhất, như: Giá đất, chính sách hỗ trợ... dẫn đến người dân so sánh và có nhiều ý kiến với cơ quan nhà nước làm kéo dài thời gian giải phóng mặt bằng [dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai].
- Chức năng tham mưu tổ chức thực hiện, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có thay đổi [chuyển từ ngành Tài chính sang ngành Tài nguyên và Môi trường], nhưng hầu hết cán bộ chuyên môn không chuyển giao nên cán bộ ngành Tài nguyên và Môi trường phải đảm nhận thêm nhiệm vụ, trong khi biên chế và tổ chức chưa tương xứng.
- Lực lượng cán bộ chuyên môn thực hiện công tác bồi thường hỗ trợ, tái định cư của các cấp, đặc biệt là cấp huyện, xã còn mỏng, chuyên môn nghiệp vụ hạn chế, thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm nên làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ công tác này.
Để tăng cường hơn nữa công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, trong thời gian tời cần có những giải pháp cụ thể như sau:
- Đề nghị Chính phủ tiếp tục hoàn thiện chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo hướng đơn giản, đảm bảo công bằng, dễ hiểu, dễ thực hiện; đồng thời đảm bảo quyền của Nhà nước lợi ích của nhân dân; Việc thay đổi chính sách không nên có sự đột biến, phải có quá trình từng bước, vì việc bồi thường liên quan đến lợi ích thiết thực của từng người dân, như:
+ Gộp các chính sách hỗ trợ về chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm và ổn định đời sống cho các loại đất nông nghiệp [cả trong và ngoài khu dân cư và trong địa giới hành chính phường] để dễ áp dụng.
+ Nên quy định bồi thường đất theo giá do UBND cấp tỉnh ban hành và ổn định trong nhiều năm.
+ Chính phủ cần quy định bổ sung chính sách trong trường hợp phải cưỡng chế kiểm đếm giải phóng mặt bằng.
+ Hướng dẫn cụ thể và có giải pháp thiết thực để chuyển đổi nghề cho các hộ bị thu hồi hết đất nông nghiệp, đảm bảo đời sống lâu dài.
- Đề nghị các cấp, các ngành, các địa phương cần tiếp tục hoàn thiện về tổ chức bộ máy thực hiện công tác giải phóng mặt bằng theo hướng chuyên trách, có đủ số và chất lượng thực hiện công việc.

Tác giả bài viết: Hà Thanh Tùng - Chi cục Quản lý Đất đai

Video liên quan

Chủ Đề