Đánh giá chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi sinh 9

CHUYÊN ĐỀ:
PHÁT HIỆN VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
MÔN SINH HỌC 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ
NGƯỜI THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ VÂN ANH
TỔ: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
SỐ TIẾT: 15
Lời cảm ơn!
Để hoàn thành chuyên đề này, tôi đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ, tạo
điều kiện của nhiều cá nhân, đơn vị tập thể trong cũng như ngoài ngành Giáo
dục.
Tôi xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban giám hiệu
trường THCS Vĩnh Tường, tập thể các thầy cô giáo tại trường THCS Vĩnh Tường–
Huyện Vĩnh Tường – Tỉnh Vĩnh Phúc. Cảm ơn sự ủng hộ nhiệt tình của tập thể
các em học sinh đặc biệt là các em học sinh khối lớp 9 trong trường THCS Vĩnh
Tường.
Tôi trân thành cảm ơn các thầy cô giáo giảng dạy môn Sinh học trong các
nhà trường THCS Huyện Vĩnh Tường – Tỉnh Vĩnh Phúc.
Tôi cũng trân thành cảm ơn những người bạn, những người đồng nghiệp
của tôi hiện đang công tác ở nhiều trường THCS trong và ngoài Huyện Vĩnh
Tường.
Cuối cùng tôi xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện, cũng như sự
động viên từ phía những người thân trong gia đình tôi!

75

MỤC ĐÍCH CHUYÊN ĐỀ
Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học lớp 9 Trung học cơ sở.
Nội dung chuyên đề này nhằm đề cập tới những vấn đề lí luận chung, lí luận
riêng của việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, trong đó tập trung nghiên cứu
tới học sinh giỏi môn Sinh học 9.

Chuyên đề này còn đề cập tới thực trạng vấn đề phát hiện và bồi dưỡng học sinh
giỏi môn Sinh hoc 9, từ đó tìm và thực hiện một số giải pháp nhằm khắc phục
những điểm tồn tại đó, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn
trong mỗi nhà trường THCS.
Nội dung chuyên đề cũng đề cập tới một số yêu cầu đối với nhà trường, giáo
viên, học sinh và các cấp, các ngành có liên quan trong việc góp phần nâng cao
chất lượng học sinh giỏi THCS, những bài học rút ra từ thực tiễn, khả năng áp
dụng, hiệu quả sáng kiến,...
Chuyên đề này đề cập tới một số kiến nghị, đề xuất với nhà trường, địa phương,
các cấp quản lý giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả việc phát hiện và bồi dưỡng học
sinh giỏi THCS.

76

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT – BẢNG BIỂU
1. Danh sách các từ viết tắt
- HS: học sinh.
- HSG: Học sinh giỏi.
- GV: giáo viên.
- NST: Nhiễm sắc thể.
- SL: số lượng.
- THCS: Trung học cơ sở.
- TSHS: Tổng số học sinh.
- TB: Trung bình.
2. Danh mục bảng biểu
Bảng 1. Thống kê số lượng học sinh giỏi môn Sinh hoc 9 trong kì thi HSG
Tỉnh Vĩnh Phúc của các năm học gần đây.

77

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đảng và Nhà nước ta luôn quan đến vấn đề giáo dục. Nghị quyết Đại hội IX của
Đảng nhấn mạnh: [[Phát triển Giáo dục - Đào tạo là điều kiện để phát huy nguồn
lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng cường kinh tế nhanh và
bền vững]].
Chất lượng giáo dục - đào tạo là vấn đề mà toàn xã hội quan tâm. Vậy làm thế
nào để nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo, nhất là trong thời kỳ hiện nay là
vấn đề lớn đặt ra đối với toàn xã hội, nhưng chịu trách nhiệm trực tiếp nhất chính
là những người làm công tác trong ngành giáo dục ở tất cả các ngành học, bậc học;
cấp học, trong đó có bậc THCS.
Trong những năm gần đây ở mỗi nhà trường THCS vấn đề nâng cao chất lượng
giáo dục đại trà và chất lượng giáo dục mũi nhọn học sinh giỏi đã được quan tâm
nhiều hơn. Nhiều thầy cô giáo giảng dạy môn Sinh học THCS đã có nhiều tâm
huyết với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trong đó có HSG môn Sinh học 9. Tuy
nhiên kết quả đạt được vẫn chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà trường
cũng như toàn xã hội. Việc bồi dưỡng học sinh giỏi ở nhiều khi vẫn chỉ mang tính
hình thức và còn nhiều hạn chế.
Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng giảng dạy nói chung và chất lượng học
sinh giỏi môn Sinh học lớp 9 THCS nói riêng, góp phần nâng cao chất lượng học
sinh giỏi cả về số lượng và chất lượng cho nhà trường là vấn đề cần giải quyết.
Xuất phát từ những yêu cầu trên nên tôi chọn chuyên đề:
[[

Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học lớp 9 THCS]].

1.2. Mục tiêu – Phạm vị ngiên cứu
1.2.1 Mục tiêu

Đề tài nhằm nâng cao chất lượng học sinh giỏi môn sinh học 9 qua các kỳ thi
chọn học sinh giỏi vòng Huyện và vòng Tỉnh, hướng tới có nhiều học sinh đạt học
sinh giỏi vòng Tỉnh và tỉ lệ các học sinh thi đỗ vào các trường chuyên cao.
78

1.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu nội dung, chương trình sách giáo khoa môn Sinh học THCS và các
tài liệu liên quan đến hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi bậc THCS.
Nghiên cứu cơ sở lý thuyết, thực tiễn về vấn đề phát hiện và bồi dưỡng học sinh
giỏi môn Sinh học 9 THCS. Tổng hợp số kiệu thống kê, khảo sát, báo cáo,…
Nghiên cứu, thực nghiệm sư phạm đối với học sinh khối 9 trường THCS Vĩnh
Tường - Huyện Vĩnh Tường - Tỉnh Vĩnh Phúc
1.3. Mục đích nghiên cứu.
Chuyên đề này nhằm đề xuất một số giải pháp nhằm phát hiện và bồi dưỡng học
sinh giỏi môn Sinh học lớp 9 THCS, góp phần nâng cao hiệu quả của việc tổ chức
bồi dưỡng học sinh giỏi đồng thời tạo nguồn cho các cấp học tiếp theo.
1.4. Ý nghĩa thực tiễn
Những vấn đề cơ bản, những giải pháp chủ yếu của đề tài này đã được áp dụng
ngay vào thực tiễn giảng dạy tại trường THCS Vĩnh Tường – Huyện Vĩnh Tường Tỉnh Vĩnh Phúc, và đã mang lại hiệu quả tốt.
1.5 Kết cấu của chuyên đề
Chuyên đề này gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Cơ sở khoa học của việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi
môn sinh học 9 THCS
Chương 4: Kết quả việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học 9
THCS
Chương 5: Kết luận

79

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC PHÁT HIỆN, BỒI DƯỠNG HỌC SINH
GIỎI MÔN SINH HỌC 9 THCS VÀ QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở khoa học
2.1.1 Cơ sở lí luận
Trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã nêu: [[Cùng với khoa
học và công nghệ, giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân
trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài]].
Như vậy, Giáo dục - Đào tạo nói chung và bồi dưỡng “nhân tài” nói riêng là vấn
đề cấp bách, bởi hơn lúc nào hết đất nước ta đang cần những con người tài năng,
nhiệt huyết để đón đầu, tiếp thu những thành tựu khoa học mới, những công nghệ
hiện đại, những phát minh, sáng chế mới có giá trị cao để đáp ứng những yêu cầu
của đất nước nhất là trong thời kỳ hiện nay.
Đào tạo và bồi dưỡng nhân tài là nhiệm vụ cao cả của toàn xã hội, song trách
nhiệm trực tiếp là của những người làm công tác giáo dục, trong đó có bậc học
Trung học cơ sở [THCS]. Tại Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII về Giáo dục Đào tạo đã chỉ rõ: [[Trường THCS và mọi giáo viên THCS đều có nhiệm vụ phát
hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi]].
Việc phát hiện và tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi và thi học sinh giỏi là một nội
dung vô cùng quan trọng trong giáo dục – đào tạo và có ý nghĩa rất to lớn nhằm:
“Động viên, khích lệ những học sinh và những giáo viên dạy giỏi; góp phần thúc
đẩy cải tiến, nâng cao chất lượng dạy và học, chất lượng công tác quản lý, chỉ
đạo của các cấp quản lý giáo dục; đồng thời phát hiện học sinh có năng khiếu để
tiếp tục bồi dưỡng ở các cấp học cao hơn, nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước”
[Điều 1–Quy chế thi chọn học sinh giỏi, ban hành kèm theo quyết định số
3479/1997/QĐ - Bộ GD – ĐT]
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, có khả năng cung cấp cho học sinh một

80

khối lượng tri thức phong phú về các hiện tượng tự nhiên, các quy luật sinh học,
kiến thức về các dạng sinh vật sống như: Thực vật, Động vật, Vi sinh vật, Con
người, … hình thành, hoàn thiện cho học sinh những kỹ năng, kỹ xảo bộ môn hết
sức cần thiết trong cuộc sống , đặc biệt là những kỹ năng về ứng dụng kiến thức
vào thực tế đời sống, sản xuất, học tập,… là cơ sở để bồi dưỡng cho học sinh thế
giới quan khoa học và những quan điểm nhận thức đúng đắn, khả năng hình thành
cho học sinh nhân cách con người mới trong xã hội, đồng thời còn là môn khoa
học cung cấp cho đất nước những “ nhân tài” trong lĩnh vực sinh học.
Học sinh khối lớp 9 là lớp cuối cấp của nhà trường THCS, các em ở giai đoạn
này đang có nhiều sự thay đổi về mặt tâm sinh lý, cũng như có sự hoàn thiện hơn
về trí tuệ, khả năng học tập, ý thức học tập,... tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát
huy năng lực của các em, là cơ sở để nâng cao chất giảng dạy, bồi dưỡng, cũng
như qua các kỳ thi học sinh giỏi. Tuy nhiên những đặc điểm trên cũng tiềm tàng
nhiều yếu tố gây khó khăn cho chất lượng bộ môn Sinh học, nhất là chất lượng
học sinh giỏi.
Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ của mỗi giáo viên làm công tác
giảng dạy trong nhà trường THCS. Tuy nhiên hiệu quả của việc phát hiện và bồi
dưỡng học sinh giỏi qua các kỳ thi cao hay thấp lại không giống nhau ở mỗi nhà
trường, mỗi thầy cô giáo đứng bồi dưỡng đội tuyển. Điều đó khẳng định: phát hiện
và bồi dưỡng học sinh giỏi là vấn đề cần được xem xét, đánh giá, nhận định từ nhà
trường tới tổ chuyên môn, giáo viên,…
2.2. Mô hình nghiên cứu
Xuất phát từ cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn và thực trạng của vấn đề Phát hiện và
bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học lớp 9 THCS mà tôi xây dựng kế hoạch
nghiên cứu và phương pháp thực hiện.
2.2.1. Quá trình nghiên cứu.
Đề tại này được tôi thực hiện bắt đầu từ năm học 2000 – 2001 đến nay .

Năm học 2000 – 2001 là năm học đầu tiên tôi thực hiện sáng kiến này tại trường
THCS Thổ Tang, do đó còn gặp một số khó khăn nhất định trong phương pháp
81

thực hiện. Đội tuyển học sinh giỏi trong năm học đó mặc dù chỉ được tập trung
học tập trong một thời gian rất ngắn trước khi diễn ra kỳ thi vô địch để chọn học
sinh giỏi vòng trường và kỳ thi học sinh giỏi vòng huyện. Tuy nhiên, kết quả học
sinh giỏi năm học đó là khá cao trong toàn huyện: có HS đạt giải nhất Huyện và
cũng là HS đạt giải ba Tỉnh duy nhất của huyện.
Năm học 2004 – 2005, là năm thứ 2 tôi áp dụng sáng kiến này vào thực tiễn công
tác giảng dạy, phát hiện và bồi dường học sinh giỏi môn Sinh học 9. Rút kinh
nghiệm từ những điểm còn hạn chế của năm học trước, tôi đã chủ động trong việc
nghiên cứu các giải pháp, chủ động hơn về mặt thời gian, nội dung, cách tổ chức
chọn học sinh và cách thức bồi dưỡng học sinh. Chú ý đặc biệt yếu tổ chủ quan từ
học sinh, phát huy tính chủ động, sáng tạo, nghiêm túc trong các hoạt động học tập
của học sinh trong các giờ học chính khóa cũng như bồi dưỡng học sinh giỏi. Do
vậy kết quả đạt được của năm học 2004 – 2005 có sự tiến bộ rõ rệt, có sự chuyển
biến mạnh mẽ về chất lượng bộ môn cũng như chất lượng học sinh giỏi: có HS đạt
giải nhì trong kì thi HSG Huyện Vĩnh Tường và cũng là HS đạt giải nhì trong kì
thi HSG Tỉnh Vĩnh Phúc .
Năm học 2007 – 2008 là năm học thứ 3 tôi trực tiếp giảng dạy và chịu trách
nhiệm về đội tuyển học sinh giỏi môn Sinh học khối lớp 9 tại Trường THCS Vĩnh
Tường vốn đã có bề dày truyền thống trong công tác bồi dưỡng HSG và cũng là
nơi qui tụ các em HS chăm chỉ học tập. Phát huy những thuận lợi và những kết
quả đã đạt được trong năm học trước, cùng với sự tích cực nghiên cứu và hoàn
thiện chuyên đề này của bản thân, cũng như nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện
từ nhiều phía. Tôi đã áp dụng chuyên đề này ngay từ những buổi học đầu tiên của
năm học mới. Việc phát hiện và chọn học sinh giỏi được tôi thực hiện ngay sau
những bài học đầu tiên của các em học sinh khối lớp 9. Sau khi chọn được đội

tuyển tôi tiến hành ngay vào việc thực hiện các giải pháp bồi dưỡng học sinh giỏi
theo sáng kiến kinh nghiệm này và đã mang lại hiệu quả tốt hơn nhiều so với năm
học trước đó:có nhiều HS đạt giải cao của Huyện và có 16 HS đạt giải cao trong kì

82

thi HSG vòng tỉnh. Đội tuyển Sinh học được xếp thứ nhất đồng đội trong toàn
tỉnh.
Năm học 2009 – 2010 là năm học thứ 4 tôi trực tiếp giảng dạy và chịu trách
nhiệm về đội tuyển học sinh giỏi môn Sinh học khối lớp 9 tại Trường THCS Vĩnh
Tường . Cũng như năm học trước, tôi đã áp dụng chuyên đề này ngay từ những
buổi học đầu tiên của năm học mới theo sáng kiến kinh nghiệm này và đã mang lại
hiệu quả tốt hơn nhiều so với năm học trước đó. Thành tích của đội tuyển HSG
năm 2009-2010 được đánh giá là [[tốt nhất trong nhiều năm trước đó]]: có nhiều HS
đạt giải cao của Huyện và có 19 HS của trường THCS Vĩnh Tường đạt giải cao
trong kì thi HSG vòng tỉnh chiếm tỉ lệ 100%. Đội tuyển Sinh học được xếp thứ
nhất đồng đội trong toàn tỉnh ..
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.2.1. Nghiên cứu tài liệu:
Trong quá trình thực hiện, tôi đã nghiên cứu nhiều tài liệu liên quan như: Sách
giáo khoa, sách giáo viên môn sinh học từ lớp 6 đến lớp 9; tài liệu bồi dưỡng giáo
viên, bồi dưỡng học sinh giỏi; tài liệu về đổi mới nội dung chương trình và sách
giáo khoa,internet…
2.2.2.2. Điều tra sư phạm
Đối với phương pháp này tôi lấy số liệu từ danh sách kết quả thi chọn học sinh
giỏi vòng huyện và vòng Tỉnh của một số năm học [từ năm 2006 – 2007.
Sau khi có số liệu tôi tiến hành tổng hợp, phân tích đánh giá từ đó khái quát hóa
những số liệu đó để sử dụng vào mục đích nghiên cứu và thể hiện đề tài sáng kiến
này.

2.2.2.3 Thực nghiệm sư phạm
Chuyên đề này được thực hiện thông qua các giờ trên lớp, các buổi bồi dưỡng đội
tuyển học sinh giỏi, các giờ kiểm tra, khảo sát hoặc thi đối với học sinh.
Thông qua phương pháp này nhằm đánh giá mức độ hợp lý của các nội dung, giải
pháp đã được thực hiện theo sáng kiến kinh nghiệm, từ đó có sự điều chỉnh hợp lý,
cũng như kiểm chứng những vấn đề về lý thuyết khi áp dụng thực tiễn.
83

CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HIỆN VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH
GIỎI MÔN SINH HỌC 9 THCS
A. Phát hiện học sinh giỏi môn Sinh học 9
1. Tiêu chí chọn học sinh giỏi môn Sinh học.
Việc phát hiện và chọn học sinh vào đội tuyển học sinh giỏi môn Sinh học theo
tôi cần vào một số tiêu chí sau:
Thứ nhất, về kiến thức: các em được chọn vào đội tuyển cần nắm chắc kiến thức
cơ bản trong sách giáo khoa, từ đó phát triển thêm kiến thức nâng cao.
Thứ hai, về kỹ năng: có một số kỹ năng cơ bản đặc thù bộ môn tốt như: phân tích
số liệu, tổng hợp kiến thức, lập sơ đồ, làm bài tập sinh học,…
Thứ ba, về phẩm chất, năng lực tư duy: đây là một tiêu chí cực kỳ quan trọng.
Trong chọn học sinh giỏi cần dựa vào nhiều phẩm chất , năng lực tư duy của học
sinh, trên cơ sở đó xây dựng theo một số tiêu chuẩn sau:
+ Tinh : Khả năng nhạy bén trong học tập.
+ Nhanh: Phát hiện và giải quyết vấn đề nhanh chóng, sáng tạo.
+ Chắc: Khi giải quyết vấn đề, trình bày , thể hiện có sự chắc chắn, chính xác,
hiệu quả.
Thứ tư, về thái độ: các em phải thực sự yêu thích bộ môn, say mê với những nội
dung học tập của bộ môn, học tập nghiêm túc, kiên trì,…
Ngoài ra khi chọn học sinh giỏi tôi còn quan tâm đến tâm lý lứa tuổi, hoàn cảnh

gia đình của học sinh, sức khỏe của học sinh,…
2. Biện pháp thực hiện
Để thực hiện được việc phát hiện học sinh giỏi môn Sinh học 9 tôi đã thực hiện
một số giải pháp sau:
Một là, phân loại học sinh ngay từ khi mới nhận các lớp khối 8. Việc phân loại
học sinh được thực hiện bằng cách lấy số liệu thống kê cuối năm và các bài kiểm
84

tra kiến thức bộ môn của năm học trước. Sau khi có được số liệu và kết quả kiểm
tra, tôi chia học sinh trên lớp thành 3 đối tượng là: Yếu; Trung bình và Khá Giỏi
Sau khi đã phân loại được học sinh, tôi lập và thực hiện kế hoạch phát hiện và
chọn đội dự tuyển HSG đối với học sinh khá - giỏi và đồng thời tìm biện pháp
giúp đỡ học sinh yếu.
Hai là, tạo ra các tình huống có vấn đề để học sinh tự giải quyết vấn đề, hoặc có
sự hướng dẫn của giáo viên như các câu hỏi có nội dung về: giải thích, chứng
minh, tại sao, như thế nào,…từ đó phát hiện ra tố chất bộ môn của các em.
Muốn vậy tôi đã áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học nói chung đặc biệt
là phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm, sử dụng tối đa giá trị
của các Thiết bị dạy học, tổ chức các hoạt động học tập,…
Ba là, thực hiện đa dạng hoá các hình thức kiểm tra đánh giá và sát đối tượng
kiểm tra, có điểm thưởng cho học sinh. Thường xuyên đề ra các câu hỏi và các bài
tập về nhà hoặc đề thi các năm học trước cho học sinh làm rồi thu lại chấm nhằm
phát hiện những điểm sáng tạo của học sinh, đồng thời phát hiện lỗi sai của học
sinh từ đó uốn nắn, sửa chữa kịp thời.
Bốn là, lồng ghép những kiến thức thực tế trong sản xuất, đời sống, phát hiện
mới về sinh học,… vào bài giảng làm cho bài giảng sinh động và thiết thực. Nhờ
vậy mà đánh giá được mức độ yêu thích bộ môn, hứng thú học tập và ý thức học
tập học tập của học sinh.
Trên cơ sở đó tôi tiến hành chọn lựa những học sinh phù hợp với tiêu chuẩn trên

như: yêu thích môn Sinh học và học tập tích cực, có những phẩm chất, kỹ năng cơ
bản bộ môn vào đội tuyển bồi dưỡng học sinh giỏi.
3. Kết quả phát hiện và chọn đội dự tuyển HSG.
Đây là khâu đầu tiên nhưng vô cùng quan trọng quyết định đến chất lượng học
sinh giỏi. Việc phát hiện học sinh giỏi được tôi thực hiện ngay từ khi nhận và dạy
môn Sinh học khối lớp 8. Nhưng do đặc trưng của Trường THCS Vĩnh Tường là
trường trọng điểm chất lượng của Huyện Vĩnh Tường nên công tác chọn đội tuyển
85

HSG môn Sinh học gặp rất nhiều khó khăn: Đa số các em đều đăng kí vào các đội
tuyển Toán, Tiếng Anh, Vật lí, Hóa học...một số em khác không được chọn vào
những đội tuyển trên cũng không tham gia đội tuyển HSG môn Sinh học vì theo
nguyện vọng của gia đình muốn các em tập trung học 3 môn chính là: Toán, Tiếng
Anh và Văn. Vì thế, công tác phát hiện HS có năng khiếu học môn Sinh học không
mang lại hiệu quả do khách quan đem lại[ phát hiện nhưng không chọn được theo
tiêu chí đã đặt ra].
Cuối cùng, tôi vận động những em không được chọn vào các đội tuyển như mong
muốn nhưng có hứng thú với môn Sinh học, gặp và động viên cha mẹ các em đồng
ý cho con mình tham gia đội tuyển HSG môn Sinh học. Và chiến lược tôi đặt ra là
tập trung cao độ cho công tác bồi dưỡng HSG.

86

B. Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học 9 THCS
I. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học
Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi được thực hiện ngay từ đầu năm và căn cứ vào
kế hoạch chuyên môn của nhà trường. Kế hoạch chi tiết được xây dựng theo từng
tuần, từng tháng có chủ điểm cụ thể. Sau mối một nội dung cơ bản đều có các bài

kiểm tra, đánh giá hoặc thi.
Kế hoạch dạy đội tuyển :
1. Giai đoạn 1[ theo định hướng của trường]
Tuần
1

Buổi

Chuyên đề

[2buổi/tuần]
1
Tìm hiểu về di truyền học, các khái niệm về di

Số
tiết
3

2
1
2

truyền và biến dị
Lai một cặp tính trạng
Phương pháp giải bài tập về lai một cặp tính trạng
Luyện giải bài tập về lai một cặp tính trạng

3
3
3

3

1
2

Lai hai cặp tính trạng
Lai hai cặp tính trạng. Di truyền đồng trội.

3
3

4

1
2

Phương pháp giải bài tập về lai hai cặp tính trạng
Luyện giải bài tập về lai hai cặp tính trạng.

3
3

1
2

Khảo sát lần 1
Tìm hiểu chu kì tế bào- Biến đổi của NST trong

3

3

6

1
2

chu kì tế bào
Diễn biến NST trong nguyên phân
Phương pháp giải bài tập nguyên phân

3
3

7

1
2

Diễn biến NST trong giảm phân
Phát sinh giao tử và thụ tinh

3
3

1
2

Phương pháp giải bài tập về giảm phân và thụ tinh
Cơ chế xác định giới tính. Di truyền liên kết với

3
3

1
2

giới tính
Di truyền liên kết gen
Phương pháp giải bài tập di truyền liên kết với giới

3
3

2

5

8

9

tính, liên kết gen.
87

10

1
2

Khảo sát lần 3
ADN và bản chất của gen

3
3

11

1
2

Tổng hợp ARN
Tổng hợp Protein

3
3

1
2

Mối quan hệ giữa GenmARNProteinTính trạng
Phương pháp giải bài tập cơ chế di truyền ở cấp độ

3
3

13

1

2

phân tử
Đột biến Gen
Phương pháp giải bài tập về đột biến Gen

3
3

14

1
2

Đột biến NST
Phương pháp giải bài tập về đột biến NST

3
3

15

1
2

Thường biến
Luyện tập về biến dị

3
3

16

1
2

Di truyền học Người
Di truyền học Người

3
3

17

1
2

Ôn tập về các qui luật di truyền Men đen
Ôn tập về di truyền NST

3
3

18

1
2

Ôn tập về di truyền phân tử
Ôn tập về biến dị và di truyền học Người

3
3

12

2. Giai đoạn 2:[ theo kế hoạch của phòng GD – ĐT Huyện Vĩnh Tường]

II. Nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi
Sau khi chọn được đội tuyển, tôi bắt tay vào việc tổ chức hướng dẫn các em ôn
tập ngay sau những bài học đầu tiên của chương trình sinh học lớp 9.
Nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi tập trung vào 2 vấn đề cơ bản sau:
1. Về kiến thức.
Để đảm bảo chất lượng học sinh giỏi môn Sinh hoc 9, tôi tổ chức hướng dẫn và
bồi dưỡng cho học sinh theo 2 nội dung cơ bản là lý thuyết và bài tập.
a. Lý thuyết cơ bản:

88

Để chuẩn bị kiến thức lý thuyết cho bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi chủ động ôn
luyện cho học sinh không chỉ có nội dung lớp 9 mà bao gồm cả nội dung ở lớp 8.
- Trọng tâm về kiến thức lý thuyết Sinh học 8 được thể hiện ở một số vấn đề cơ
bản như:
+ Sinh lý của tuần hoàn, hô hấp, têu hóa, thần kinh,…
+ Sự tiến hoá của một số cơ quan, hệ cơ quan ở người.
+ Cơ chế tự bảo vệ cơ thể trước các loại vi rút, vi khuẩn gây bệnh.
+ Tế bào là đơn vị cấu tạo và chức năng của cơ thể sống, …
Hình thức ôn luyện nội dung kiến thức Sinh học 8 chủ yêuú là hướng dẫn và giao
bài tập về nhà cho HS tự ôn tập.

- Đến chương trình Sinh học lớp 9, nội dung chính gồm 2 phần chính là:
Phần 1 : Di truyền và Biến dị.
Phần 2: Sinh vật và môi trường.
Lượng kiến thức khá nhiều với nhiều nội dung mới, nhiều khái niệm trừu tượng,
nhiều quy luật tự nhiên, đặc biệt là các bài toán sinh học. Do vậy, tôi tìm hiểu và
đưa ra trọng tâm cần bồi dưỡng kiến thức lý thuyết Sinh học 9 cho HSG ở một số
vấn đề như:
Các qui luật di truyền của Menđen:
+ Một số khái niệm, thuật ngữ, ký hiệu trong di truyền biến dị.
+ Các quy luật di truyền, phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen, trội
hoàn toàn và trội không hoàn toàn, di truyền đồng trội,…
Cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ tế bào:
+ Đặc trưng của NST, bộ NST.
+ Bản chất, cơ chế và ý nghĩa của các quá trình sinh học cơ bản như: Nguyên
phân, Giảm phân, Thụ tinh.
+ Cơ chế NST xác định giới tính, hiện tượng di truyền liên kết với giới tính.
+ Di truyền liên kết gen,…
Cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử:

89

+ Cấu trúc, chức năng, cơ chế di truyền của ADN, ARN, Protein và mối quan hệ
giữa Gen  mARN  Protein  Tính trạng
Hiện tượng biến dị:
+ Biến dị, các loại biến dị, cơ chế di truyền biến dị, ý nghĩa của hiện tượng biến
dị…
+ Ứng dụng của hiện tượng di truyền trong chọn giống vi sinh vi sinh vật, cây
trồng và vật nuôi.
+ Giải thích một số hiện tượng di truyền biến dị.

Di truyền học Người:
+ Phương pháp nghiên cứu di truyền người.
+ Bệnh và tật di truyền ở người.
+ Di truyền học với con người.
Các cấp độ tổ chức sống trong tự nhiên:
+ Mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường.
+ Nhóm cá thể.
+ Quần thể.
+ Quần xã.
+ Hệ sinh thái…
Tác động của con người với môi trường.
b. Lí thuyết nâng cao:
- Hệ quả của các qui luật di truyền.
- Hiện tượng di truyền nhóm máu ở người.
- Di truyền quần thể.
- Vận dụng các qui luật di truyền.
- Xây dựng các công thức giải bài tập.
- Giải thích một số hiện tượng di truyền và biến dị trong tưn nhiên.
...
c. Bài tập
Nội dung bồi dưỡng cho học sinh giỏi gồm một số dạng cơ bản như:
90

- Các bài tập về các quy luật di truyền
- Bài tập về cơ sở vật chất ở cấp độ tế bào [NST]: Nguyên phân, giảm phân, thụ
tinh,…
- Bài tập về cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ phân tử: ADN, ARN, sinh tổng hợp
Prôtêin,…
- Bài tập di truyền quần thể.

- Bài tập về biến dị liên quan đến cơ sở vật chất di truyền: đột biến gen, đột biến
NST,…
- Một số bệnh và tật di truyền ở người.
- Các bài toán sinh học về quần thể, quần xã, hệ sinh thái,…
2. Về kỹ năng.
Kỹ năng trình bày, so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, lập sơ đồ sinh
học,…. Đây là một số kỹ năng quan trọng nhất của việc học tập môn Sinh học.
Việc hình thành, rèn luyện và hoàn thiện một số kỹ năng bộ môn giúp học sinh
lĩnh hội kiến thức nhanh chóng, ghi nhớ lâu bền và còn là phương tiện đặc biệt
quan trọng để phát triển năng lực tư duy nói chung và tư duy Sinh học nói riêng, là
cơ sở để học tốt môn Sinh học đông thời tạo tiền đề đề học tốt các môn học khác.
Trong quá trình học tập môn Sinh học, đặc biệt là khi ôn luyện học sinh giỏi, học
sinh thường được tiếp xúc với những vấn đề mới, những kiến thức rộng hơn, sâu
hơn so với nội dung được giảng dạy trên lớp. Đặc biệt là những bài toán Sinh học
mà các em được học tập và đó yêu cầu cao hơn, nhất là với học sinh khối lớp 9 đó
là kỹ năng giải bài tập sinh học.
3. Các dạng bài tập đặc trưng.
- Bài tập trình bày nội dung vấn đề.
- Bài tập so sánh, phân biệt các khái niệm, hiện tượng di truyền.
- Bài tập nhận biết các hiện tượng di truyền.
- Bài tập giải thích các hiện tượng tự nhiên.
- Bài tập nhận dạng các qui luật di truyền.
- Bài tập vận dụng các qui luật di truyền.
91

- Bài tập vận dụng các cơ chế di truyền ở cấp độ tế bào và cấp độ phân tử.
- Bài tập giải thích hiện tượng biến dị.
- Bài tập về hệ sinh thái.
III. Các phương pháp cơ bản, đặc trưng được sử dụng trong giải bài tập

Đối với việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học khối lớp 9 được xác định việc
bồi dưỡng về lý thuyết cần tiến hành song song với bồi dưỡng về phương pháp
giải bài tập, như vậy sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất.
1. Bồi dưỡng kiến thức lý thuyết:
Sau khi tiến hành ôn tập và bồi dưỡng cho học sinh phần Biến dị. Học sinh cần
trả lời các câu hỏi như: Phân biệt đột biến với thường biến?
Với câu hỏi này học sinh cần phải lập được bảng phân biệt sau:
Đột biến
Thường biến
- Là những biến đổi đột ngột trong vật - Là những biến đổi về kiểu hình của
chất di truyền xảy ra ở cấp độ phân tử cùng một kiểu gen dưới tác động trực
[gen, ADN] hay cấp độ tế bào [NST].

tiếp của môi trường.

- Do tác nhân gây đột biến ở môi -Xảy ra do tác động trực tiếp của môi
trường ngoài hay tác từ nhân môi trường ngoài như đất đai, khí hậu, thức
trường trong

ăn…

- Di truyền được.

- Không di truyền được.

- Phần lớn gây hại cho sinh vật

- Giúp sinh vật thích nghi trước sự biến
đổi của điều kiện mơi trường.

- Xảy ra riêng lẻ, không định hướng..

- Xảy ra đồng loạt, theo một hướng xác
định.

- Tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp cho - Không di truyền được,không phải l
quá trình tiến hoá và chọn giống --> có nguồn nguyên liệu cho chọn giống và
ý nghĩa trực tiếp cho Chọn lọc tự tiến hoá  có ý nghĩa gián tiếp cho Chọn
nhiên.
lọc tự nhiên.
2. Hướng dẫn học sinh xây dựng một số công thức giải bài tập.
a. So sánh lai một cặp tính trạng và lai hai cặp tính trạng.

92

- Trong lai một cặp tính trạng trội lặn hoàn toàn, F2 phân li thành 2 loại kiểu hình
theo tỷ lệ 3 : 1, trong khi ở lai 2 cặp tính trạng chúng phân li thành 4 loại kiểu hình
theo tỷ lệ 9 : 3 : 3 : 1.
Tỷ lệ này ứng với bình phương của biểu thức [3 + 1]
[3 + 1]2 = 9 + 3 + 3 + 1
- Một cách tương tự trong lai 3 cặp tính trạng sự phân li kiểu hình ở F2 cho 8 loại
kiểu hình ứng với:
[3 + 1]3 = 27 + 9 + 9 + 9 + 3 + 3 + 3 + 1
Từ đó có thể nêu nhận xét khái quát: Trong lai n cặp tính trạng trội lặn hoàn toàn
thì tỷ lệ phân li kiểu hình ở F2 ứng với công thức [3 + 1]n.
Công thức phân tính chung trong định luật phân ly độc lập [ trường hợp có tính
trội hoàn toàn] đối với cơ thể có n cặp gen dị hợp phân li độc lập, khi cơ thể có
kiểu gen AaBb...Nn tự thụ phấn.
Phép lai

F1
Kiểu gen

1

F2
Số kiểu
giao tử

Số kiểu

Số loại

tổ hợp

kiểu

giao tử

gen

Tỉ lệ
kiểu gen

Số loại

Tỉ lệ

kiểu

kiểu

hình

hình

[3:1]1

cặp

tính
Aa

21

21 x 21

31

[1:2:1]1

21

.............

............

............

............

............

............

tính

AaBb

22

22 x 22

32

[1:2:1]2

22

[3:1]2

trạng

............

...........

............

...........

............

............

............

AaBbCc

23

23 x 23

33

[1:2:1]3

23

[3:1]3

trạng
............
2

cặp

3 cặp
tính

trạng
.............

............... ............. ............. ............. ............. ............. ..............

93

..
Lai

n AaBbCc.

.

.

.

..

.

.

2n

2n x 2n

3n

[1:2:1]n

2n

[3:1]n

tính
..
Tổng quát hơn, nếu một cây dị hợp về n cặp alen giao phấn với cây dị hợp về m
cặp allen thì ta có:
+ Cây dị hợp về n cặp allen có 2n loại giao tử
+ Cây dị hợp về m cặp allen có 2m loại giao tử
Do đó => Tổng số hợp tử = 2n x 2m = 2n+m

3
- Tỉ lệ cây có kiểu hình trội =  
4

k +m

n

m

n+ m

n

m

n+ m

1 1
1
- Tỉ lệ thể đồng hợp toàn trội =   *   =  
2 2
2
1 1
1
- Tỉ lệ thể đồng hợp toàn lặn =   *   =  
2 2
2
b. Tìm số kiểu gen của một cơ thể.

Một cơ thể có n cặp gen nằm trên n cặp NST tương đồng, trong đó có k cặp gen
dị hợp và m=n-k cặp gen đồng hợp. Số kiểu gen có thể có của cơ thể đó tính theo
công thức:

A = Cnn−k ∗ 2 n−k = Cnm ∗ 2 m
Trong đó: A là số kiểu gen có thể có của cơ thể đó
n là số cặp gen
k là số cặp gen dị hợp
m là số cặp gen đồng hợp
c. Tính số loại giao tử.
Trong KG có 1 cặp gen dị hợp  21 loại giao tử
+ Trong KG có 2 cặp gen dị hợp  22 loại giao tử
+ Trong KG có 3 cặp gen dị hợp  23 loại giao tử
Vậy trong KG có n cặp gen dị hợp  2n loại giao tử

94

..............................................................................................................................
3. Hướng dẫn học sinh giải bài tập.
Trong chuyên đề này, tôi xin đưa ra một số phương pháp đặc trưng hướng dẫn
học sinh giải một số bài tập về bài toán lai.
a. Vận dụng các quy luật di truyền của Menđen
*] Bài toán thuận:
- Đặc điểm của bài: Là dạng bài toán đó biết tính trạng trội, tính trạng lặn, kiểu
hình của P. Từ đó xác định kiểu gen, kiểu hình của F và lập sơ đồ lai.
- Các bước cần thực hiện:
+ Bước 1: Dựa vào để bài, qui ước gen trội, gen lặn [nếu có].
+ Bước 2: Từ kiểu hình của P => xác định kiểu gen của P.
+ Bước 3: Viết sơ đồ lai và kết luận.
- Vận dụng:
Ở bò tính trạng không có sừng trội hoàn toàn so với tính trạng có sừng. Khi cho
giao phối hai giống bò thuần chủng con có sừng với con không có sừng được F 1.
Tiếp tục cho F1 tạp giao được F2.
+ Lập sơ đồ lai của P và F1.
+ Cho F1 lai phân tích thì kết quả phép lai như thế nào?
Giải
Theo đề bài ta qui ước: gen A qui định tính trạng không có sừng.
gen a qui định tính trạng có sừng.
Bò P thuần chủng không có sừng mang kiểu gen AA.
Bò P thuần chủng có sừng mang kiểu gen aa.
+ Sơ đồ lai của P:
P t/c

AA [không sừng] x

GP
F1

A
KG:
KH:

aa [có sừng]
a

Aa
100% bò không sừng
95

+ Sơ đồ lai của F1: F1 x F1.
F1

Aa [không sừng] x

GF1

1A : 1a

1A : 1a

F2 TLKG:
TLKH:

Aa [không sừng].

1AA

:

2Aa : 1aa

3[bò không có sừng] : 1 [bò có sừng].

+ Cho F1 lai phân tích.
F1 có kiểu gen Aa.
Bò mang tính trạng lặn là bò có sừng có kiểu gen aa.
 Sơ đồ lai:
F1

Aa [không sừng] x

G

1A ; 1a

FB

TLKG:

aa [có sừng].
a

1Aa

:

1aa

TLKH: 1[bò không sừng] : 1[bò có sừng]
*] Bài toán nghịch.
- Đặc điểm của bài: Là dạng toán dựa vào kết quả F để xác định kiểu gen, kiểu
hình của P và lập sơ đồ lai.
- Các bước cần thực hiện:
+ Bước 1: Xác định tương quan trội-lặn.
+ Bước 2: Qui ước gen trội, gen lặn.
+ Bước 3: Phân tích tỉ lệ phân li kiểu hình ở F để suy ra kiểu gen của P
+ Bước 4: Viết sơ đồ lai và nhận xét kết quả..
[.] Khả năng 1: Đề bài cho tỉ lệ phân li kiểu hình của phép lai.
+ Căn cứ vào tỉ lệ kiểu hình của F  xác định tính trội, lặn của kiểu gen P.
+ Viết sơ đồ lai và nhận xét kết quả.
Nếu bài chưa xác định tính trội, lặn  căn cứ vào tỉ lệ con lai để qui ước gen.
[.] Khả năng 2: Đề bài không cho tỉ lệ phân li kiểu hình của đời con.
+ Dựa vào điều kiện của bài qui ước gen [hoặc dựa vào kiểu hình của con khác với
P xác định tính trội lặn => qui ước gen].
96

+ Dựa vào kiểu hình của con mang tính trạng lặn suy ra giao tử mà con nhận từ bố
mẹ => loại kiểu gen của bố mẹ.
+ Lập sơ đồ lai để kiểm nghiệm.
- Vận dụng
Trong một gia đình bố mắt nâu, mẹ mắt nâu. Trong số các con sinh ra có con gái
mắt xanh, hãy xác định kiểu gen của bố mẹ. Lập sơ đồ lai minh hoạ?

Giải
Bố, mẹ mắt nâu, con gái mắt xanh chứng tỏ mắt xanh mang kiểu hình lặn, mắt
nâu là tính trạng trội.
Gọi gen A qui định tính trạng mắt nâu.
gen a qui định tính trạng mắt xanh.
Con gái có kiểu gen aa, sẽ nhận một giao tử a từ bố và 1 giao tử a từ mẹ =>
kiểu gen của bố, mẹ là Aa. => Bố mắt nâu, kiểu gen: Aa; Mẹ mắt nâu, kiểu gen:
Aa.
Sơ đồ lai: P

bố Aa [mắt nâu] x

mẹ Aa [mắt nâu]

1A : 1a

1A : 1a

GP
F1 TLKG:
TLKH:

1AA

:

2Aa : 1aa

3 mắt nâu : 1 mắt xanh

b. Cách nhận dạng quy luật di truyền.
Trường hợp bài toán đã xác định tỷ lệ phân ly kiểu hình ở đời con:
Dựa vào kết quả phân ly kiểu hình của đời con:
*] Trong phép lai 1cặp tính trạng:
Tìm tỉ lệ phân tích về KH ở thế hệ con đối với loại tính trạng để từ đó xác định
quy luật di truyền chi phối.
+ 3:1 là quy luật di truyền phân li tính trạng trội lặn hoàn toàn.
+ 1:2:1 là quy luật di truyền phân tích trội không hoàn toàn [xuất hiện tính trạng
trung gian do gen nằm trên NST thường hoặc giới tính.
+ 1:1 là phép lai phân tích trội lặn hoàn toàn.
+ 2:1 tỉ lệ của gen gây chết.
97

*] Trong phép lai 2 hay nhiều cặp tính trạng:
+ Tìm tỉ lệ phân tích về kiểu hình ở thế hệ con đối với mỗi loại tính trạng.
+ Nhân tỉ lệ KH riêng rẽ của loại tính trạng này với tỉ lệ KH riêng của loại tính
trạng kia.
[.]Nếu tỉ lệ kiểu hình chung bằng tích các tỉ lệ kiểu hình riêng kết luận 2 cặp gen
quy định 2 loại tính trạng đó nằm trên 2 cặp NST khác nhau, di truyền theo qui
luật phân li độc lập của Menden [trừ tỉ lệ 1:1 nhân với nhau].
[.]Nếu tỉ lệ kiểu hình chung khác tích các tỉ lệ kiểu hình riêng và số phân lớp kiểu
hình ít hơn tích số phân lớp kiểu hình của 2 cặp tính trạng thì kết luận 2 cặp gen
quy định 2 loại tính trạng đó cùng nằm trên 1 cặp NST và di truyền theo qui luật
liên kết gen hoàn toàn.
Vận dụng:
Cho lai hai thứ cà chua: quả đỏ-thân cao với quả đỏ-thân thấp thu được 37.5%
quả đỏ-thân cao: 37.5% quả đỏ -thân thấp: 12.5% quả vàng-thân cao: 12.5% quả
vàng-thân thấp. Xác định qui luật di truyền chi phối phép lai trên.Biết rằng mỗi
tính trạng do 1 gen quy định.

Giải:
+ Xét sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng ở thế hệ con:
Đỏ : Vàng = [ 37,5% + 37,5% ] đỏ : [ 12,5% + 12,5% ] vàng = 3 đỏ : 1 vàng 
tuân theo qui luật phân li tính trạng.
Cao : Thấp = [ 37,5% + 12,5% ] cao : [ 37,5 % + 12,5% ] thấp = 1 cao : 1 thấp
là phép lai phân tích.
+ Xét sự di truyền đồng thời của cả 2 cặp tính trạng, ta có:
37.5% quả đỏ-thân cao: 37.5% quả đỏ -thân thấp: 12.5% quả vàng-thân cao:
12.5% quả vàng-thân thấp = 3 đỏ-cao : 3 đỏ-thấp : 1 vàng-cao : 1 vàng-thấp
= [ 3 đỏ : 1 vàng ] [ 1 cao : 1 thấp ] .
Vậy 2 cặp gen quy định 2 tính trạng nằm trên 2 cặp NST khác nhau và di truyền
tuân theo qui luật phân li độc lập.

98

b. Tìm kiểu gen của bố mẹ
- Xét riêng kết quả đời con lai F1 của từng tính trạng
+ F1 đồng tính:
[.] Nếu bố mẹ [P] có kiểu hình khác nhau thì F 1 nghiệm đúng qui luật đồng tính
trội của Menden => tính trạng biểu hiện ở F 1 là tính trạng trội và thế hệ P đều
thuần chủng: AA x aa
[.] Nếu P cùng kiểu hình và F1 mang tính trạng trội thì 1 trong 2P có KG đồng hợp
trội AA, P còn lại có thể là AA hoặc Aa.
[.] Nếu P không rõ kiểu hình và F1 mang tính trạng trội, thì 1 trong 2P là đồng hợp
trội AA, P còn lại mang KG tùy ý: AA, Aa, aa.
+ F1 phân tính:
[.] F1 phân tính theo tỉ lệ 3:1nghiệm đúng qui luật phân li tính trạng của Menden
=> tính trạng chiếm

3
1
là tính trạng trội, tính trạng chiếm là tính trạng lặn và P
4
4

đều dị hợp Aa x Aa.
[.] Trường hợp trội không hoàn toàn thì tỉ lệ F1 là 1:2:1.
[.] Trường hợp gen gây chết ở trạng thái đồng hợp thì tỉ lệ F1 là 2:1
+ F1 phân tính theo tỉ lệ 1:1
F1 là kết quả đặc trưng của phép lai phân tích thể dị hợp => thì 1Pcó KG dị hợp
Aa, P còn lại đồng hợp aa.
+ F1 phân tính không rõ tỉ lệ:
Dựa vào cá thể mang tính trạng lặn ở F 1 là aa => P đều chứa gen lặn a, phối hợp
với kiểu hình của P suy ra KG của P.
c. Tìm số kiểu gen của một cơ thể.
Vận dụng:
Trong cơ thể có 4 cặp gen nằm trên 4 cặp NST tương đồng, cơ thể bố có 3 cặp gen
dị hợp, 1 cặp gen đồng hợp. còn mẹ thì ngược lại. Có bao nhiêu kiểu giao phối có
thể xáy ra?
Giải:
99

Chủ Đề