Đánh giá báo cáo kinh tế kỹ thuật

Nội dung Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng lần đầu tiên được ghi nhận tại Luật Xây dựng 2003 và nội dung này tiếp tục được sửa đổi, bổ sung theo hướng hoàn thiện qua các Luật Xây dựng sau này.

Đầu tư xây dựng là việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân. Xuất phát từ bản chất, tính phức tạp và các đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư xây dựng nên các dự án đầu tư xây dựng cần có sự nghiên cứu để đưa ra giải pháp khả thi nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu của chủ đầu tư và đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước.

Chính vì vậy Luật Xây dựng quy định các chủ đầu tư phải lập kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. Đây là tài liệu trình bày các nội dung về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theo phương án thiết kế bản vẽ thi công xây dựng công trình quy mô nhỏ, làm cơ sở xem xét, quyết định đầu tư xây dựng.

1. Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 56 Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi bổ sung tại khoản 13 Luật số 62/2020/QH14 thì thẩm quyền thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng là của người quyết định đầu tư, cụ thể: "Người quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, giao cơ quan chuyên môn trực thuộc hoặc tổ chức, cá nhân có chuyên môn phù hợp với tính chất, nội dung của dự án khi không có cơ quan chuyên môn trực thuộc (sau đây gọi là cơ quan chủ trì thẩm định) thực hiện thẩm định các nội dung quy định tại Điều 57 của Luật này".

2. Tại khoản 4 Điều 109 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 được sửa đổi tại điểm a khoản 35 Điều 12 Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/06/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng quy định: "Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý nhà nước về những nội dung thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này trên địa bàn hành chính của mình theo phân cấp; ban hành quy trình thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng các dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư…".

3. Công dân căn cứ quy định nêu trên, liên hệ với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương để được hướng dẫn thực hiện đảm bảo phù hợp với quy định phân cấp quản lý tại địa phương.

Đơn vị của ông Nguyễn Anh Tuyên (Bình Định) thực hiện nhiệm vụ thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng các dự án do UBND huyện làm chủ đầu tư.

Theo Khoản 14 Điều 1 Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 sửa đổi bổ sung Điều 57 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 thì trong nội dung thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ thuật có nội dung là thẩm định "việc lập tổng mức đầu tư, xác định giá trị tổng mức đầu tư xây dựng công trình".

Ông Tuyên hỏi, khi thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ thuật có cần phải thẩm định tính đúng đắn về khối lượng của dự toán để đưa ra giá trị tổng mức đầu tư xây dựng công trình hay không? Nếu cần phải thẩm định dự toán thì cơ quan thực hiện công tác thẩm định có được thu phí thẩm định dự toán hay không?

Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 7 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 9/2/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, đối với dự án chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, người quyết định đầu tư thẩm định các nội dung quy định tại Khoản 3, 4 Điều 13 Nghị định này.

Theo đó, khi thẩm định cần phải đánh giá sự phù hợp, đầy đủ của việc xác định khối lượng công tác xây dựng, chủng loại, số lượng thiết bị tính toán trong dự toán xây dựng công trình (tổng mức đầu tư xây dựng) so với thiết kế và xác định giá trị dự toán xây dựng công trình (tổng mức đầu tư xây dựng) bảo đảm tính đúng, tính đủ theo quy định.

Phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng, phí thẩm định dự toán xây dựng thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.

Việc thực hiện dịch vụ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật bao gồm tất cả các nội dung: gồm thuyết minh về sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng, địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng đất, quy mô, công suất, cấp công trình, giải pháp thi công xây dựng, an toàn xây dựng, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng và bảo vệ môi trường, bố trí kinh phí thực hiện, thời gian xây dựng, hiệu quả đầu tư xây dựng công trình theo đúng các mẫu quy định của pháp luật hiện hành.

Giai đoạn cần lập báo cáo kinh tế kỹ thuật

Trong xây dựng công trình được chia làm 3 giai đoạn gồm: giai đoạn chuẩn bị đầu tư, gian đoạn thực hiện đầu tư, giai đoạn kết thúc và đưa công trình vào khai thác và sử dụng.

Thì quá trình tư vấn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng này được thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án, đây được coi là giai đoạn ban đầu của dự án.

Đối với các đơn vị Chủ đầu tư trong và ngoài nước chưa có kinh nghiệm thực hiện các dự án đầu tư xây dựng thì việc lập báo cáo kinh tế kỹ thuật là vấn đề đòi hỏi phải trình độ chuyên môn, từ khâu khảo sát hiện trường, tiến hành đánh giá tác động, phân tích hiệu quả đến việc lập bản vẽ thi công, dự toán. Chính vì thế dịch vụ tư vấn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng – RichLand ra đời tiến hành thực hiện mọi thủ tục để hoàn thành tất cả các yêu cầu trong khâu lập báo cáo kinh tế kỹ thuật.

Dịch vụ tư vấn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình

– Dịch vụ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật dự án trường học;

– Dịch vụ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật nhà máy sản xuất;

– Dịch vụ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật bệnh viện, trung tâm y tế;

– Dịch vụ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật khu du lịch sinh thái;

– Dịch vụ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật trung tâm thương mại, tổ hợp văn phòng.

Với kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình, tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng RichLand luôn sẵn sàng phục vụ Quý Chủ đầu tư có nhu cầu. Với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, trong lĩnh vực dự toán, thiết kế thi công, chuyên viên lĩnh vực kinh tế sẽ chắc chắn sẽ đáp ứng được yêu cầu của quý chủ đầu tư.

Chi phí thực hiện dịch vụ tư vấn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình

Chi phí thực hiện dịch vụ lập báo cáo kinh tế kỹ kỹ thuật tùy thuộc vào quy mô, địa điểm thực hiện dự án. Với các công trình trong và nhà nguồn ngân sách nhà nước thì chi phí được tính dựa theo phần trăm công trình theo các thông tư nghị định đã ban hành hiện nay của cơ quan có thẩm quyền. Trên hết là đảm bảo tối thiểu hóa chi phí khi thực hiện dịch vụ đối với các dự án tư nhân theo các hình thức khác nhau.

Các công trình chỉ cần lập báo cáo kinh tế kỹ thuật

Đối với một số công trình sau thì Quý chủ đầu tư không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình mà chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình để trình người quyết định đầu tư phê duyệt:

  • Công trình xây dựng cho mục đích tôn giáo;
  • Các công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất),phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng; trừ trường hợp người quyết định đầu tư thấy cần thiết và yêu cầu.

Quy trình lập báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng

Thuyết minh báo cáo kinh tế kỹ thuật xât dựng công trình

  • Sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng công trình; địa điểm xây dựng; quy mô, công suất; cấp công trình; nguồn kinh phí xây dựng công trình; thời hạn xây dựng; hiệu quả công trình; phòng chống cháy, nổ; bản vẽ thiết kế thi công và dự toán công trình.

Nội dung thuyết minh báo cáo kinh tế kỹ thuật

CĂN CỨ ĐỂ TƯ VẤN LẬP BÁO CÁO KINH TẾ KỸ THUẬT
  • Văn bản phê duyệt chủ trương đầu tư.
  • Danh mục các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng.
  • Tài liệu về điều kiện tự nhiên, khảo sát xây dựng phục vụ cho thiết kế.
  • Hồ sơ đánh giá hiện trạng chất lượng công trình(đối với công trình sửa chữa, cải tạo).
THUYẾT MINH THIẾT KẾ XÂY DỰNG
  • Giải pháp thiết kế kèm các số liệu kết quả tính toán dùng để thiết kế: Biện pháp gia cố hoặc xử lý nền – móng, thiết kế kết cấu chịu lực chính của công trình, an toàn phòng chống cháy nổ và thoát hiểm, hệ thống kỹ thuật công trình, công trình hạ tầng kỹ thuật,…;

Hồ sơ thuyết minh bản vẽ thi công

  • Mặt bằng hiện trạng và vị trí hướng tuyến công trình trên quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt;
  • Tổng mặt bằng (xác định vị trí xây dựng, diện tích xây dựng, chỉ giới xây dựng, cao độ xây dựng…);
  • Thiết kế công trình: Các mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt của các hạng mục và toàn bộ công trình; các bản vẽ thiết kế công nghệ, thiết kế biện pháp thi công có liên quan đến thiết kế xây dựng;
  • Gia cố xử lý nền – móng, kết cấu chịu lực chính, hệ thống kỹ thuật công trình, công trình hạ tầng kỹ thuật…;
  • Thiết kế chi tiết các liên kết chính, liên kết quan trọng của kết cấu chịu lực chính và các cấu tạo bắt buộc (cấu tạo để an toàn khi sử dụng – vận hành – khai thác, cấu tạo để kháng chấn, cấu tạo để chống ăn mòn, xâm thực);
  • Thiết kế phòng chống cháy nổ, thoát hiểm đã được cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy thẩm duyệt (nếu có);

Đội ngũ lập tư vấn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật của công ty luôn nắm vững và cập nhật thường xuyên các quy chuẩn và tiêu chuẩn hiện hành, để đảm bảo sản phẩm tư vấn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật của công ty luôn phù hợp pháp luật, giúp Chủ đầu tư yên tâm về pháp lý cũng như hiệu quả kinh tế mà BCKTKT mang lại.

Thẩm quyền thẩm định Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình

Như vậy, thẩm quyền phê duyệt hồ sơ tư vấn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng và thiết kế bản vẽ thi công tương tự như thẩm quyền phê duyệt thiết kế cơ sở đối với các dự án sử dụng vốn khác, tức là sẽ được phê duyệt bởi Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng và Sở xây dựng cấp tỉnh.

  • Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước: Theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng có chức năng quản lý xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì thẩm định dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư.
  • Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách: Theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng có chức năng quản lý xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì thẩm định thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng (trừ phần thiết kế công nghệ) đối với dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư;

Thời gian trả hồ sơ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật

– Đối với các hồ sơ tư vấn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật trình thẩm định không đảm bảo điều kiện thẩm định theo quy định, cơ quan chuyên môn về xây dựng có văn bản gửi người đề nghị thẩm định nêu rõ lý do và từ chối thực hiện thẩm định.

– Trường hợp cơ quan chuyên môn về xây dựng không đủ điều kiện thực hiện công tác thẩm định, trong vòng 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về xây dựng có văn bản yêu cầu chủ đầu tư lựa chọn trực tiếp tổ chức có năng lực phù hợp theo quy định để ký hợp đồng thẩm tra phục vụ công tác thẩm định.

Thời gian thực hiện thẩm tra không vượt quá 10 (mười) ngày đối với dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật. Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi kết quả thẩm tra, hồ sơ thiết kế đã đóng dấu thẩm tra cho cơ quan chuyên môn về xây dựng để làm cơ sở thẩm định. Trường hợp cần gia hạn thời gian thực hiện thẩm tra thì chủ đầu tư phải có văn bản thông báo đến cơ quan thẩm định để giải trình lý do và đề xuất gia hạn thời gian thực hiện.

Thành phần hồ sơ tư vấn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật

  • Tờ trình thẩm định theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục II của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP;
  • Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình (đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công);
  • Văn bản phê duyệt danh mục tiêu chuẩn nước ngoài (nếu có);
  • Văn bản thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy, báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
  • Báo cáo tổng hợp của chủ đầu tư;
  • Hồ sơ khảo sát xây dựng; tất cả được đội ngũ tư vấn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật xât dựng thực hiện hoàn toàn.
  • Hồ sơ thiết kế thiết kế bản vẽ thi công bao gồm thuyết minh và bản vẽ;
  • Dự toán xây dựng công trình đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách.
  • Hồ sơ năng lực của các nhà thầu:

+ Thông tin năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình;

+ Giấy phép nhà thầu nước ngoài (nếu có);

+ Chứng chỉ hành nghề của các chức danh chủ nhiệm khảo sát, chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế của nhà thầu thiết kế (bản sao có chứng thực);

Báo cáo kinh tế kỹ thuật do ai thẩm định?

Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 56 Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi bổ sung tại khoản 13 Luật số 62/2020/QH14 thì thẩm quyền thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng là của người quyết định đầu tư, cụ thể: "Người quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư ...

Giá trị bao nhiêu thì lập báo cáo kinh tế kỹ thuật?

Về việc bạn xây dựng nhà hàng bằng vốn tư nhân, nếu tổng mức đầu tư của bạn dưới 15 tỷ đồng thì bạn chỉ phải lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, trên 15 tỷ đồng thì bạn phải lập báo cáo khả thi. .

Thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật bao nhiêu ngày?

35 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của Chủ đầu tư, trong đó gồm: 30 ngày thực hiện việc thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật và 05 ngày phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật. Tổ chức. Hồ sơ được nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng là gì?

Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng là tài liệu trình bày các nội dung về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theo phương án thiết kế bản vẽ thi công xây dựng công trình quy mô nhỏ, làm cơ sở xem xét, quyết định đầu tư xây dựng.