Dân số hà nội năm 2023

Uỷ ban nhân dân TP. Hà Nội vừa ban hành Chỉ thị số 11/CT-UBND về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023.

Chỉ thị số 11 nêu rõ dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2023 phải được xây dựng theo đúng chính sách, chế độ hiện hành, diễn biến phục hồi của nền kinh tế, đảm bảo thu đúng, thu đủ các nguồn thu của ngân sách nhà nước, đi đôi với nuôi dưỡng nguồn thu.

Cùng với đó, tập trung phân tích, dự báo tình hình kinh tế, tài chính thế giới và trong nước để đánh giá sát khả năng thực hiện thu ngân sách nhà nước năm 2022, dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2023.

Tính toán cụ thể các yếu tố tăng, giảm và dịch chuyển nguồn thu do thay đổi chính sách pháp luật về thu, miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, gia hạn thời gian nộp thuế, tiền thuê đất và thực hiện lộ trình cắt giảm thuế đề thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế.

Cơ quan thuế, hải quan chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính, kế hoạch và đầu tư, Uỷ ban nhân dân các quận, huyện, thị xã và các cơ quan liên quan của thành phố chấp hành nghiêm việc lập dự toán thu ngân sách; chủ động rà soát, lập dự toán tích cực, sát thực tế phát sinh, tổng hợp đầy đủ các khoản thu ngân sách mới trên địa bàn.

Đồng thời, "phân tích, đánh giá cụ thể những tác động ảnh hưởng đến dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2023 theo từng địa bàn, từng lĩnh vực thu, từng khoản thu, sắc thuế, trong đó tập trung đánh giá ảnh hưởng nguồn thu do tác động của các yếu tố khách quan về kinh tế chính trị thế giới, khu vực, tình hình biến động giá cả, thị trường, điều hành cung ứng, luân chuyển hàng hóa, sự phục hồi của kinh tế địa phương", Uỷ ban nhân dân TP. Hà Nội lưu ý.

Chính quyền Hà Nội cũng đề nghị các đơn vị tiếp tục quyết liệt thực hiện các biện pháp cải cách hành chính, hiện đại hóa công tác quản lý thu; tăng cường công tác quản lý, chống thất thu, nhất là chống thất thu thuế trong kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản.

Cùng với đó là đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra thuế, chống chuyển giá, gian lận thương mại, trốn thuế, quản lý chặt chẽ giá tính thuế; quản lý có hiệu quả các nguồn thu mới phát sinh từ các giao dịch thương mại điện tử và kinh doanh trên nền tảng số; quyết liệt xử lý nợ đọng thuế và kiểm soát chặt chẽ hoàn thuế.

"Phấn đấu dự toán thu nội địa năm 2023 không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, tiền bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cổ tức, lợi nhuận sau thuế và chênh lệch thu, chi của ngân sách nhà nước bình quân tăng khoảng 7 - 9% so với đánh giá ước thực hiện năm 2022, sau khi loại trừ các yếu tố tăng, giảm thu do thay đổi chính sách", Chỉ thị số 11 nêu rõ.

Dự toán thu tiền sử dụng đất được xây dựng trên cơ sở kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất, phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất.

Còn dự toán thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu năm 2023 phấn đấu tăng bình quân khoảng 4 - 6% so với đánh giá ước thực hiện năm 2022.

Toàn bộ số thu sắp xếp lại, xử lý tài sản công, trong đó có nhà, đất, số thu từ cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng và số thu từ khai thác quỹ đất, mặt nước, sau khi trừ đi các chi phí có liên quan, phải được lập dự toán đầy đủ và thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo đúng quy định của pháp luật.

Thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, chuyển nhượng vốn nhà nước và chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp được thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 148/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ về quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước và chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp.

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 xây dựng trong bối cảnh khó khăn và thuận lợi đan xen. Theo đó, kinh tế và thương mại toàn cầu dự báo tiếp tục phục hồi nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Giá cả nguyên vật liệu sản xuất, lạm phát có nguy cơ gia tăng. Tuy nhiên, trong nước, tình hình kinh tế vĩ mô ổn định; dịch Covid 19 cơ bản được kiểm soát; Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội tiếp tục được triển khai; niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp và người dân ngày càng tăng lên...

Kinh tế TP. Hà Nội duy trì tăng trưởng khá, tuy nhiên tiếp tục đối mặt rất nhiều khó khăn, thách thức. Tăng trưởng kinh tế chưa thực sự ổn định, bền vững; chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội ngành còn chậm. Thu hút đầu tư nước ngoài chưa tương xứng với tiềm năng của Thủ đô. Môi trường đầu tư, kinh doanh, năng lực cạnh tranh [PCI], thủ tục hành chính và dịch vụ công cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư chưa tạo ra sự vượt trội so với nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước...

Hà Nội quyết tâm phấn đấu đến năm 2023 để hai huyện Đông Anh, Gia Lâm lên quận. Ngoài ra, tính toán lộ trình sắp xếp các đơn vị hành chính sau khi các huyện lên quận.

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội về kết quả thực hiện các Đề án đầu tư, xây dựng 5 huyện thành quận, đối với kết quả thực hiện các tiêu chí, có 4 huyện [Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức và Đan Phượng] thực hiện các tiêu chí vẫn giữ nguyên so với thời điểm Ban Chỉ đạo của TP họp tháng 12/2021. Riêng huyện Đông Anh sau khi rà soát và tích cực thực hiện đạt tăng thêm 5 tiêu chí so với thời điểm Ban Chỉ đạo của TP họp tháng 12/2021.

Hà Nội phấn đấu đến năm 2023 có 2 huyện phát triển thành quận. Ảnh: VNN

Cụ thể, đối với các tiêu chí huyện thành quận [27 tiêu chí]: Huyện Đan Phượng đạt 21/27 tiêu chí, 6 tiêu chí chưa đạt; Huyện Đông Anh đạt 26/27 tiêu chí, 1 tiêu chí chưa đạt [tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật], tăng thêm 5 tiêu chí so với thời điểm báo cáo cuối năm 2021 [21/27 tiêu chí]; Huyện Gia Lâm đạt 25/27 tiêu chí, 2 tiêu chí chưa đạt; Huyện Hoài Đức đạt 22/27 tiêu chí, 5 tiêu chí chưa đạt; Huyện Thanh Trì đạt 24/27 tiêu chí, 3 tiêu chí chưa đạt.

Trên cơ sở tình hình thực hiện Đề án đến hết năm 2021, trong thời gian tới, các huyện đã xây dựng và đề xuất lộ trình hoàn thành Đề án.

Cụ thể: Huyện Đông Anh phấn đấu hoàn thành năm 2022; Huyện Gia Lâm và huyện Hoài Đức phấn đấu hoàn thành năm 2023; Huyện Thanh Trì phấn đấu hoàn thành năm 2024 và Huyện Đan Phượng phấn đấu hoàn thành năm 2025. Các huyện đã xây dựng các giải pháp cụ thể để thực hiện hoàn thành các tiêu chí còn lại.

Báo cáo kết quả thực hiện các tiêu chí Đề án đến hết năm 2021 của các huyện và đánh giá của các sở, ngành cho thấy khối lượng công việc để hoàn thành các tiêu chí chưa đạt là rất lớn. Một số tiêu chí trong Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội mới chỉ nêu ra mà chưa hướng dẫn cách tính rõ ràng, cụ thể; một số tiêu chí của ngành thống kê quy định cho tiêu chí huyện thành quận song đối chiếu theo quy định chuyên ngành không được quy định cho cấp huyện, xã do đó không có cơ sở tính toán, đánh giá.

Hiện nay, UBND TP đã có văn bản đồng ý chủ trương giao nhiệm vụ cho huyện Đông Anh và Gia Lâm lập Đề án thành lập quận và các xã thành phường, tuy nhiên, huyện Đông Anh đánh giá còn 1 tiêu chí chưa đạt là tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật. Ngoài ra, hiện nay, tiêu chí mật độ đường giao thông đô thị, huyện Đông Anh đánh giá đạt 11,5km/km2, tuy nhiên, Sở Giao thông Vận tải có ý kiến đến nay huyện đạt 9,8km/km2. Trong khi đó, huyện Gia Lâm còn 2 tiêu chí là cân đối thu, chi ngân sách và cơ sở y tế cấp đô thị.

Theo đánh giá của Sở KH&ĐT, cả 5 huyện đều đã xây dựng lộ trình và dự kiến thời gian hoàn thành [từ 2022 - 2025], tuy nhiên, việc hoàn thành Đề án của 5 huyện đến năm 2025 là khó khả thi.

Trên cơ sở tình hình thực hiện Đề án của các huyện, đánh giá của các sở chuyên ngành, Sở Kế hoạch và Đầu tư dự kiến đến năm 2025 sẽ có 2 huyện sẽ có khả năng hoàn thành Đề án là huyện Đông Anh và huyện Gia Lâm; 3 huyện còn lại: Hoài Đức, Thanh Trì, Đan Phượng, số lượng tiêu chí chưa hoàn thành còn nhiều, việc hoàn thành Đề án đến năm 2025 sẽ khó khả thi.

Từ thực tế trên, Sở KH&ĐT đề xuất Ban Chỉ đạo TP xem xét, điều chỉnh lộ trình thực hiện đề án của 5 huyện như sau: Huyện Đông Anh và Huyện Gia Lâm sẽ hoàn thành 2022-2025; 3 huyện còn lại rà soát, báo cáo Ban Chỉ đạo xem xét điều chỉnh giãn tiến độ hoàn thành Đề án.

Tính toán lộ trình sắp xếp các đơn vị hành chính sau khi các huyện lên quận

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đánh giá cao việc 5 huyện và các sở, ngành đã rất cố gắng, chủ động rà soát lại các tiêu chí để triển khai. Ban Chỉ đạo rất quyết tâm để báo cáo với Thường trực, Ban Thường vụ, HĐND TP trong phân cấp nhiệm vụ thực hiện. Một số địa phương cũng chủ động làm việc với các Bộ để ra được định hình cho việc triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới.

Nhấn mạnh một số khó khăn trong quá trình thực hiện như [Nhóm tiêu chí; quy hoạch; cơ chế chính sách; thủ tục triển khai], Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đề nghị, thời gian tới, từng Thường trực Ban Chỉ đạo tiếp tục làm việc với từng huyện, sở để có lộ trình và tới đây báo cáo với Thường vụ quyết tâm phấn đấu đến năm 2023 để hai huyện đi trước [Đông Anh, Gia Lâm] lên quận. Ngoài ra, tính toán lộ trình sắp xếp các đơn vị hành chính sau khi các huyện lên quận.

Theo nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, việc một số huyện của TP sẽ phát triển, trở thành quận là xu thế tất yếu, khách quan của quá trình phát triển kinh tế, xã hội, đô thị hoá, hiện đại hoá của thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, điều ấy không có nghĩa trong tương lai tất cả các huyện của TP Hà Nội đều trở thành quận.

Trong mấy chục năm tới, thủ đô Hà Nội vẫn có những vùng là nông nghiệp, nông thôn. Nhưng đó cũng là nông nghiệp, nông thôn văn minh, hiện đại. Khi ấy nhiều người trong chúng ta lại có mong muốn được sống trong môi trường nông nghiệp, nông thôn văn minh, hiện đại ấy. Nói như thế để mọi người không phải chỉ đua tranh, nôn nóng phấn đấu để trở thành quận.

Việc những năm tiếp theo có bao nhiêu huyện trở thành quận là tuỳ thuộc vào kết quả phấn đấu thực hiện của TP. Căn cứ vào tình hình, điều kiện hiện tại, theo tôi những mục tiêu trên là khả thi.

H.Q

Chủ Đề