Đại từ Mấy bao nhiêu dùng để làm gì

Đại từ trong Tiếng Việt là gì? Phân loại và ví dụ

Tìm hiểu bài học đại từ là gì? Khái niệm, tác dụng và các ví dụ về đại từ.Những kiến thức cơ bản cần thiết để hiểu về bài học.Một số kiến thức bên dưới chỉ có giá trị tham khảo, mong nhận được sự đóng góp ý kiến của giáo viên và các bạn học sinh.

Khái niệm đại từ

Đại từ là gì?

Đại từ là các từ ngữ được dùng để xưng hô haydùng để thay thế các danh từ, động từ, tính từ hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ trong câu, với mục đích tránh lặp lại các từ ngữ nhiều lần.

Phân loại đại từ

– Đại từ nhân xưng [dùng để xưng hô], dùng chỉ ngôi, đại diện hay thay thế cho danh từ. Gồm có 3 ngôi:

+ Trong ngôi thứ nhất [chỉ người nói]: tôi, ta, tớ, chúng tôi, chúng ta,…

+ Trong ngôi thứ hai [chỉ người nghe]: cậu, các cậu, …

+ Trong ngôi thứ ba [chỉ người không có trong giao tiếp nhưng được nhắc đến trong giao tiếp]: họ, hắn, bọn nó, chúng nó,…

Ngoài các đại từ nhân xưng phổ biến còn có các danh từ làm từ xưng hô ví dụ nhưtrong quan hệ gia đình như ông, bà, anh, chị, em, con, cháu,… trong các nghề nghiệp hoặc chức vụ riêng như bộ trưởng, thầy giáo, luật sư,…

– Đại từ sử dụng với mục đích hỏi [nghi vấn]. Nhưhỏi về người, vật [là ai, cái gì,…],hỏi về nơi chốn, hỏi về thời gian, hỏi về tính chất sự vật, hỏi về số lượng…

– Đại từ thay thế các từ khác nhằm tránh việc lặp từ hoặc không muốn đề cập trực tiếp.

Căn cứ vào chức năng thay thế sẽ chia thành:

– Đại từ thay thế cho danh từ. Ví dụ như: chúng tôi, chúng mày, họ, chúng,…

– Đại từ thay thế động từ, tính từ. Ví dụ: thế, vậy, như thế, như vậy…

– Đại từ thay thế cho số từ. Ví dụ bao, bao nhiêu…

Theo SGK lớp 7, đại từ sẽ chia làm 2 loại:

– Đại từ để trỏ: trỏ từ, trỏ sự vật [đại từ xưng hô] [tôi, tao, ]. Trỏ số lượng. Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc.

– Đại từ để hỏi: hỏi về người, sự vật. Hỏi về số lượng. Hỏihoạt động, tính chất, sự việc.

Vai trò trong câu

Các đại từ trong câu vừa có thể là chủ ngữ, vị ngữ, hoặc phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ.

Đại từ cũng có thể trở thành thành phần chính trong câu , đại từ không làm nhiệm vụ định danh. Phần lớn các đại từ có chức năng trỏ và mục đích thay thế .

Ví dụ đại từ

Đại từ để trỏ người sự vật: Nó đã về chưa ?

Đại từ để trỏ số lượng: Chúng ta nên làm việc nghiêm túc.

Đại từ để hỏi số lượng: Có bao nhiêu sinh viên tham gia đại hội ?

Đại từ để hỏi hoạt động tính chất sự việc: Diễn biến câu chuyện ra sao ?

Xem thêm >>> Đại từ trong Tiếng Việt: Khái niệm – Cách phân loại và Một vài Ví dụ

Bài tập đại từ

Một số bài tập đại từ không có trong SGK, mời các bạn học sinh theo dõi và thực hành.

Bài 1:

Xác định đại từ “tôi” trong câu đảm nhiệm chức năng ngữ pháp gì?

a] Tôi đang học bài ở nhà thì bạn Phong đến.

b] Người được lớp học biểu dương là tôi.

c] Cả nhà đều yêu mến tôi.

d] Anh chị tôi học rất giỏi.

e] Trong lòng tôi, cảm xúc khó tả bỗng trào dâng.

Bài 2:

Tìm đại từ xuất hiện trong câu:

Trong giờ ra chơi, Bình hỏi An

– An ơi, hôm qua bạn được mấy điểm môn Tiếng Anh ? [câu 1]

– Tớ đạt điểm 10, còn cậu mấy điểm ?- Bình nói [câu 2]

– Tớ cũng thế. [câu 3]

Bài 3:

Thay thế từ hoặc cụm từ bằng đại từ thích hợp trong các câu bên dưới,.

a] Một con sói đang khát nước, con sói tìm thấy một cái lọ.

b] Nam đi qua cây cầu, Nam vô ý đánh rơi một chiếc dép.

c]

– Bắc ơi! Hôm nay cậu được mấy điểm môn toán?

– Tớ được 10 điểm. Còn cậu được mấy điểm?

– Tớ cũng đạt 10 điểm.

Lời giải:

Bài 1:

a] Tôi là Chủ ngữ trong câu: Tôi đang học bài ở nhà thì bạn Phong đến.

b] Tôi là vị ngữ trong câu:Người được lớp học biểu dương là tôi.

c] Tôi là Bổ ngữtrong câu:Cả nhà đều yêu mến tôi.

d] Tôi là Định ngữ trong câu:Anh chị tôi học rất giỏi.

e] Tôi là Trạng ngữ trong câu:Trong lòng tôi, cảm xúc khó tả bỗng trào dâng.

Bài 2:

– Trong câu 1 từ bạn thay thế cho từ An.

– Trong câu 2 “tớ” thay thế cho An, “cậu’ thay thế cho Bình.

– Trong câu 3 “tớ” thay thế cho An, còn “thế” thay thế cho đạt điểm 10,

Câu 3:

a] Thay từ con sói trong đoạn thứ 2 bằng từ “nó”. =>Một con sói đang khát nước, nó tìm thấy một cái lọ.

b] Thay từNam trong vế 2 thành từ cậu hoặc anh =>Nam đi qua cây cầu, cậu/anh vô ý đánh rơi một chiếc dép.

c]Thay cụm từ “được mấy điểm” bằng “thì sao”; cụm từ “được 10 điểm” phía dưới thành “cũng vậy”.

=>– Bắc ơi! Hôm nay cậu được mấy điểm môn toán?

– Tớ được 10 điểm. Còn cậu “thì sao”?

– Tớ “cũng vậy”.

Chúng tôi vừa cung cấp thông tin về khái niệm đại từ là gì trong tiếng việt, phân loại, các ví dụ minh họa và bài tập thực hành về đại từ. Chắc chắn qua bài học này sẽ giúp các em học sinh dễ hiểu bài hơn. Chúc các bạn học sinh học tốt môn văn.

Phía dưới còn rất nhiều thuật ngữ cần thiết trong môn ngữ văn. Các bạn nhớ đón xem.

Thuật Ngữ -
  • Từ đồng âm là gì? Từ đồng nghĩa là gì? Ví dụ minh họa

  • Từ láy – từ ghép là gì? Một số ví dụ minh họa

  • Câu đặc biệt là gì, câu rút gọn là gì? Nêu ví dụ

  • Hành động nói là gì? Ví dụ tham khảo

  • Khái niệm, cách dùng, ví dụ về dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy

  • Liệt kê là gì ? Các kiểu liệt kê và một số ví dụ

  • Câu trần thuật đơn là gì? Ví dụ các kiểu câu

Skip to content

Đại từ là một loại từ quan trọng trong Tiếng Việt và không thể thiếu trong đời sống thường ngày. Hãy cùng tìm hiểu đại từ là gì, phân loại và tác dụng của đại từ ngay bạn nhé.

Đại từ là gì

Đại từ là một dạng từ có tác dụng thay thế cho một danh từ, động từ hay tính từ… để chỉ một sự vật, sự việc trong trường hợp cụ thể, có hoặc không có từ hạn định. Đại từ [ĐT] thường rất dễ bị nhầm lẫn với danh từ nếu người đọc, người nghe không hiểu rõ câu và cú pháp. Cũng vì thế mà bạn cần nắm vững các kiến thức để không bị sai trong quá trình học tập, vận dụng.

đại từ là gì

Đại từ còn có thể làm chủ ngữ, vị ngữ hay phụ ngữ của các danh từ, động từ, tính từ trong Tiếng Việt.

Đại từ có mấy loại

Về cơ bản, ĐT trong Tiếng Việt được chia thành 3 loại như sau:

Đại từ nhân xưng

Là ĐT dùng để chỉ ngôi thứ, có tác dụng thay thế danh từ, có tác dụng chỉ mình hoặc người khác trong quá trình giao tiếp. Đại từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất dùng để chỉ người nói, ngôi thứ 2 dùng để chỉ người nghe. Ngôi thứ 3 dùng để chỉ người được ngôi thứ nhất và ngôi thứ 2 nói đến trong khi giao tiếp.

Ví dụ ĐT ngôi thứ nhất: tôi, chúng tôi, tớ,… Ngôi thứ hai: bạn, các bạn, các anh, các bác,…Ngôi thứ ba: chúng nó, bọn nó,…

Đại từ nghi vấn

Bao nhiêu? Ai? Nào?..

Xem thêm trạng từ nghi vấn trong tiếng Anh

Đại từ có tác dụng thay thế các từ đã dùng

Thế, vậy,…

Danh từ chỉ người làm đại từ xưng hô

danh từ chỉ người làm đại từ xưng hô

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng danh từ làm ĐT xưng hô. Trong đó, 2 loại chính là ĐT chỉ các quan hệ xã hội và ĐT chỉ chức vụ.

Đại từ chỉ quan hệ xã hội: các mối quan hệ trong xã hội và mối quan hệ gia đình thường sử dụng danh từ làm đại từ để xưng hô. Ví dụ như: cha, anh, mẹ, chị, em, chú, dì…

Đại từ chỉ chức vụ: là những chức danh trong cơ quan nhà nước, công ty, tổ chức,…Ví dụ như chủ tịch, trợ lý, giám đốc, trưởng phòng,…

Xem thêm quan hệ từ là gì

Đại từ để trỏ và đại từ để hỏi

Đại từ để trỏ và đại từ để hỏi

Đại từ để trỏ

Đại từ để trỏ người, sự vật

Tôi, chúng tôi, tớ, chúng tớ, cậu, các cậu, họ, bọn họ,…

Đại từ để trỏ số lượng

Bao nhiêu, bấy nhiêu,…

Xem thêm trạng từ chỉ số lượng trong tiếng Anh

Đại từ để trỏ hoạt động, tính chất, sự việc

Vậy, thế,…

Đại từ để hỏi

Đại từ để hỏi về người sự vật

Ai, gì,…

Đại từ dùng để hỏi về số lượng

Bao nhiêu, mấy,…

Đại từ hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc

Sao, thế nào,…

Ví dụ về đại từ trong tiếng Việt

  • ĐT dùng để chỉ người, sự vật: Nó đã xuất hiện chưa? [ Nó là ĐT].
  • ĐT dùng để hỏi số lượng: Số người đang có mặt tại hội trường là bao nhiêu? [ Bao nhiêu là ĐT].
  • ĐT dùng để hỏi người và sự vật: Ai là người đạt được danh hiệu thủ khoa trong kỳ thi này? [ Ai là ĐT].
  • ĐT dùng để xưng hô: Chúng tôi vừa đi Đà Lạt về vào sáng nay. [ Chúng tôi là ĐT].
  • ĐT dùng chức danh để xưng hô: Lần này, Trợ Lý đã làm việc vất vả rồi. [ Trợ Lý là ĐT].
  • ĐT dùng để thay thế: Bọn chúng đã tính toán cẩn thận trước khi thực hiện. [ Bọn chúng là ĐT].

Xem thêm tài liệu văn học khác của AMA

So sánh đại từ nhân xưng trong tiếng Việt và tiếng Anh

Tiếng Việt Tiếng Anh
Tôi, tớ, mình,… I
Cậu, bạn, các cậu, các bạn You
Ba, mẹ, anh, chị, em, dì, dượng, cậu, mợ You
Anh ấy, ông ấy He
Chị ấy, bà ấy She

Có thể thấy, ĐT dùng để xưng hô trong Tiếng Việt rất đa dạng, phong phú. So với Tiếng Anh thì ĐT trong Tiếng Việt tinh tế và nhiều màu sắc biểu cảm hơn.

Tham khảo cách viết họ tên trong tiếng Anh

Đại từ tiếng Anh là gì

Đại từ tiếng Anh là Pronouns

Bài tập đại từ tiếng Việt

Bài 1: Xác định chức năng của ĐT “tôi” trong những câu sau đây:

  1. a] Tôi rất chăm chỉ học bài. → Chủ ngữ.
  2. b] Người lớn nhất vào lúc đó là tôi. → Vị ngữ.
  3. c] Anh chị tôi rất thích chơi cờ. → Định ngữ.
  4. d] Cậu ấy không thích tôi. → Bổ ngữ.

Bài 2: Xác định ĐT trong những câu dưới đây:

  1. a] Con mèo hiện nay đang bị bệnh, trông nó thật là đáng thương. → Đại từ “nó” thay thế cho từ “Con mèo”.
  2. b] Long và Trân là vợ chồng, họ rất hợp nhau. → Đại từ “ Họ” thay thế cho từ “Long và Trân”.
  3. c] Duyên ơi! Cậu đi đâu vậy? → Đại từ “cậu” thay thế cho từ “Duyên”.

Bài 3: Cho những câu:

  1. a] Trang học rất nghiêm túc, Trang là tấm gương cho cả lớp học hỏi.
  2. b] Con chó có bộ lông màu vàng, trông con chó rất bình thường.
  3. c] Đám bạn tôi rất tinh nghịch, ở cạnh đám bạn tôi thấy rất mệt mỏi.
  4. d] – Nhà cậu ở đâu?
  • Tớ ở Thành Phố Thủ Đức, nhà cậu ở đâu?
  • Tớ cũng ở Thành Phố Thủ Đức.

Thay thế các từ trên bằng ĐT để không lặp tự.

Cách làm:

  1. a] Trang học rất nghiêm túc, bạn ấy là tấm gương cho cả lớp học hỏi.
  2. b] Con chó có bộ lông màu vàng, trông nó rất bình thường.
  3. c] Đám bạn tôi rất tinh nghịch, ở cạnh họ tôi thấy rất mệt mỏi.
  4. d] – Nhà cậu ở đâu?
  • Tớ ở Thành Phố Thủ Đức, còn cậu thì sao?
  • Tôi cũng vậy.

Trên đây, chúng ta đã cùng tìm hiểu về đại từ là gì? Các loại ĐT, cách dùng, công dụng, sự đa dạng của chúng. Mong rằng AMA có thể gửi đến bạn những kiến thức hữu ích nhất.

AMA là thương hiệu vững chắc về đào tạo tiếng Anh theo phong cách Mỹ với mô hình học tập ưu việt và độc quyền, cùng đội ngũ giáo viên bản xứ 100%

Video liên quan

Chủ Đề