Đại học Tài chính - Ngân hàng Cơ sở 3

Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội đã không còn là cái tên xa lạ với quý bậc phụ huynh cũng như các bạn học sinh. Đây là một trong những cơ sở giáo dục danh giá, chuyên đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, phục vụ cho sự phát triển kinh tế – xã hội các địa phương vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Thông tin chung

  • Tên trường: Đại học Tài chính Ngân hàng [tên viết tắt: FBU – Hanoi Financial and Banking University]
  • Địa chỉ: Số 136 – 138, đường Phạm Văn Đồng, phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
  • Website: //fbu.edu.vn/
  • Facebook: //www.facebook.com/fbu.edu.vn
  • Mã tuyển sinh: FBU
  • Email tuyển sinh:
  • Số điện thoại tuyển sinh: 024 3793 1340

Giới thiệu trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội

Lịch sử phát triển

Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 2336/2010/QĐ-TTg ngày 21/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ, thuộc loại hình tư thục, chịu sự quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo và UBND Thành phố Hà Nội. Nhà trường thực hiện tuyển sinh và đào tạo đại học chính quy từ năm 2012 cho đến nay.

Mục tiêu phát triển

Phấn đấu xây dựng trường Đại học Tài chính – Ngân hàng đến năm 2050 trở thành trường đại học lớn nhất tại Việt Nam về quy mô và uy tín trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, kế toán – kiểm toán, kinh doanh, pháp luật và quản lý; trở thành một địa chỉ đáng tin cậy, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, giới doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Đội ngũ cán bộ

Trường có đội ngũ cán bộ là 110 người. Trong đó:

  • 5 Giáo sư và Phó Giáo sư
  • 37 Tiến sĩ 
  • 2 Giảng viên cao cấp, còn lại là Thạc sĩ và cử nhân giảng viên chuyên ngành tài chính – ngân hàng, Bảo hiểm.

Đây là lực lượng cán bộ khoa học đầu ngành, có trình độ cao và nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy cũng như nghiên cứu khoa học.

Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu ngày càng được hoàn thiện. Hiện nay, bên cạnh việc chuẩn bị đầu tư xây dựng cơ sở mới, trường có 12 khu giảng đường, 25 phòng làm việc. Nhà trường đã sửa chữa, mua sắm nhiều trang thiết bị phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học cùng các công trình phụ trợ đảm bảo đào tạo cho 3700 sinh viên trong năm học đầu tiên.

Thông tin tuyển sinh

Thời gian xét tuyển

Đại học Tài chính – Ngân hàng dự kiến ngày bắt đầu nhận hồ sơ dự tuyển từ ngày 1/4/2021.

Đối tượng và phạm vi tuyển sinh

Đối tượng tuyển sinh của FBU bao gồm các đối tượng đáp ứng quy định tại Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2021 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trên phạm vi toàn quốc.

Phương thức tuyển sinh

Năm 2021, FBU có 2 phương thức xét tuyển như:

  • Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021: 80% tổng chỉ tiêu.
  • Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT [Xét tuyển học bạ]: 20% tổng chỉ tiêu.

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển

Năm 2021, Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội quy định rất rõ về điểm đảm bảo chất lượng đầu vào của trường được chia làm các nhóm sau:

  • Nhóm 1: Thí sinh tốt nghiệp THPT có tổng điểm xét tuyển [ĐXT] của tổ hợp môn thi  > 15,5 điểm.
  • Nhóm 2: Thí sinh tốt nghiệp THPT phải đạt tổng điểm trung bình 3 môn theo tổ hợp xét tuyển năm lớp 10, 11, 12 [6 học kỳ] từ 18 điểm trở lên; trong đó, môn Toán > 6,0 điểm.

Lưu ý: Đối với ngành Ngôn ngữ Anh và các ngành đào tạo chất lượng cao chỉ áp dụng phương thức xét tuyển từ kết quả kỳ thi THPT. Điểm thi môn Tiếng Anh > 6,0 điểm.

Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên tuyển thẳng

Năm 2021, Nhà trường không áp dụng phương thức xét tuyển thẳng vào các ngành của trường trong đề án tuyển sinh.

Đối với khu vực ưu tiên và chính sách ưu tiên khu vực: được thực hiện theo quy định tại Quy chế Tuyển sinh đại học năm 2021 của Bộ GD&ĐT. Quý bậc phụ huynh và các bạn học sinh có thể tham khảo thêm thông tin tại trang web trường.

Năm nay Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội tuyển sinh những ngành nào?

Cũng như mọi năm, FBU đón chào những thí sinh có nguyện vọng thi tuyển vào các ngành ở trường như: Quản trị kinh doanh, Kế toán… Dưới đây là chỉ tiêu dự kiến và tổ hợp xét tuyển của từng ngành:

Điểm chuẩn trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội là bao nhiêu?

Điểm trúng tuyển vào trường theo kết quả dự thi THPTQG đối với tất cả các ngành ngang bằng nhau là 15,5 điểm và 18 điểm đối với phương thức xét học bạ. Dưới đây là bảng liệt kê chi tiết điểm trúng tuyển của các ngành năm vừa qua:

Tên ngành Tổ hợp xét tuyển

Điểm trúng tuyển

Theo KQ thi THPT Xét học bạ THPT
Tài chính – Ngân hàng A00; A01; D01 15.5 18
Kế toán A00; A01; D01 15.5 18
Kiểm toán A00; A01; D01 15.5 18
Quản trị kinh doanh A00; A01; D01 15.5 18
Kinh doanh thương mại C04 15.5 18
Luật Kinh tế C04 15.5 18
Công nghệ thông tin C04 15.5 18
Ngôn ngữ Anh A01; D01 15.5 18

Học phí Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội là bao nhiêu?

Hiện nay, FBU chỉ áp dụng duy nhất một mức học phí đối với tất cả các ngành dành cho sinh viên hệ chính quy là: 600.000 VNĐ/1 tín chỉ. Mức học phí này sẽ không thay đổi trong suốt khóa học.

Các bạn có thể tham khảo thông tin tại: Học phí trường đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội mới nhất.

Review Đánh giá Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội có tốt không?

Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội được Bộ, Ban, Ngành đánh giá rất cao về chất lượng đội ngũ giảng viên. Bên cạnh đó, Hội đồng sáng lập trường cam kết, xây dựng FBU là trường có chất lượng cao vì lợi ích cộng đồng xã hội và hướng tới chương trình đào tạo tiên tiến. Trong tương lai, trường hứa hẹn sẽ ngày càng củng cố CSVC, phát triển năng lực đội ngũ giảng viên và sinh viên, xây dựng môi trường đào tạo nhân tài lý tưởng cho nước nhà.

Vì là ngôi trường mới được thành lập được hơn 10 năm nên đại đa số các em học sinh cũng như phụ huynh còn có nhiều thắc mắc về trường. Thông tin tuyển sinh đại học 2021 của trường như thế nào? Trường Đại học Tài chính Ngân hàng đào tạo những ngành gì? Có nên đặt nguyện vọng tại Đại học Tài chính Ngân hàng? Đây đều là những câu hỏi thắc mắc của nhiều người. Vậy cùng theo dõi tiếp bài viết để hiểu rõ hơn về thông tin tuyển sinh đại học của ngôi trường “sinh sau đẻ muộn” này nhé!

I. Đôi nét về Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội

1. Giới thiệu

Trường Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 2336/2010/QĐ-TTg ngày 21/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Trường có trụ sở chính đặt tại Xã Tiền Phong – Huyện Mê Linh – Thành phố Hà Nội. Và cơ sở đào tạo 2 của trường đặt tại Số 136 – Đường Phạm Văn Đồng – Phường Xuân Đỉnh – Quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội.

Đôi nét về Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội

Trường Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội chính thức đi vào hoạt động với sứ mệnh của một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực ngành tài chính – ngân hàng có chất lượng cao theo hướng chính là Chuyên ngành – Đa cấp – Liên thông - Hội nhập và nghiên cứu khoa học kinh tế – tài chính để phục vụ cho sự phát triển của đất nước.

2. Sứ mệnh, tầm nhìn

  • Sứ mạng: Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao trong các lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, kiểm toán, kế toán, quản trị kinh doanh và kinh doanh thương mại; nghiên cứu và chuyển giao những thành tựu khoa học về quản trị, kinh doanh, để từ đó góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; tham gia vào việc hoạch định chiến lược, chính sách cho các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội.
  • Tầm nhìn: Tầm nhìn đến năm 2050, Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội khẳng định sẽ là một trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực, đa cấp, liên thông và hội nhập.

3. Cơ sở vật chất

Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội là một trong những ngôi trường hiện đại, áp dụng những phương thức quản trị mới nhất. Hệ thống cơ sở vật chất của trường vô cùng hiện đại, đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong việc học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên.

  • Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội là ngôi trường mà sinh viên điểm danh bằng vân tay.
  • Phòng học đều được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại như: quạt, điều hòa, máy chiếu, mạng wifi miễn phí, camera…
  • Hệ thống thư viện điện tử, thư viện truyền thống vô cùng rộng rãi với hơn 3000 đầu sách, đa dạng. Để từ đó hỗ trợ tốt nhất cho các sinh viên trong quá trình học tập, nghiên cứu và tham khảo các đề tài khoa học.

Cơ sở vật chất trường Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội

4. Hoạt động sinh viên

Bên cạnh việc chú trọng đào tạo chất lượng sinh viên về chuyên môn, kiến thức, trường Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội còn luôn quan tâm tới việc nâng cao kỹ năng cho sinh viên ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Với phương châm “thực học – thực hành – thực nghiệm”, nhà trường luôn thường xuyên tổ chức các buổi thực hành nghề nghiệp tại trường, đi thực tế tại các doanh nghiệp để từ đó tạo cơ hội cho sinh viên được va chạm, cọ sát với thực tế.

Ngoài ra trường còn tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, giải trí cho sinh viên. Hàng năm nhà trường tổ chức sẽ các sự kiện truyền thông, tư vấn hướng nghiệp để sinh viên có thể được tiếp xúc với các nhà tuyển dụng, được định hướng nghề nghiệp và hình thành cho mình những mục tiêu phấn đấu sau khi tốt nghiệp.

5. Đội ngũ giảng viên

Đội ngũ giảng viên cơ hữu của trường Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội gồm có 110 giảng viên, trong đó có 90% có học vị từ Thạc sỹ trở lên. Đội ngũ trên 70 giảng viên thỉnh giảng có dày dặn kinh nghiệm đến từ các trường Đại học lớn như Học viện Tài chính, Đại học thương mại, Đại học kinh tế quốc dân, Đại học Kinh tế – Đại học QGHN.

II. Bật mí chuyện chưa kể về trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội

1. Ngôi trường “sinh sau đẻ muộn”

Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội mới có hơn 10 năm hình thành và phát triển, so với các ngôi trường Đại học hàng đầu trên cả nước thì bề dày kinh nghiệm này được xem là khá khiêm tốn.

Tự nhận thấy vẫn còn “non trẻ” so với các trường khác trong khu vực và cả nước, trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội đã vạch ra những mục tiêu cơ bản và rõ ràng. Tầm nhìn đến năm 2030 trường sẽ cố gắng trở thành một trong những trường đại học tiên tiến, đạt chất lượng cao hàng đầu tại Việt Nam.

2. Chuyên ngành đào tạo và đội ngũ giáo viên vẫn còn khiêm tốn

Hiện nay, trường Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội có năm ngành đào tạo chính quy bao gồm Tài chính – Ngân hàng, kế toán, kiểm toán, quản trị kinh doanh và kinh doanh thương mại. Song song đó, trường có mở thêm hai ngành đào tạo cao đẳng là tài chính – ngân hàng và ngành kế toán.

Tính đến nay, đội ngũ giáo viên cơ hữu của trường gồm có 110 giảng viên, trong đó có 5 Giáo sư và Phó giáo sư, có 37 Tiến sĩ khoa học và Tiến sĩ và còn lại là Thạc sĩ và Cử nhân.

3. Hướng đến cơ sở vật chất “lóa mắt”

Hiện nay trường Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội có 2 cơ sở chính và tại cả 2 cơ sở thì trường đều không ngừng đầu tư cơ sở vật chất hiện đại. Trường đặc biệt quan tâm tới hạ tầng kết nối băng thông rộng, được kết nối với các thư viện trực tuyến lớn ở trong nước và thế giới.

FBU Hướng đến cơ sở vật chất “lóa mắt”

III. Bí quyết giúp chinh phục các trường tài chính ngân hàng năm 2021

Tài chính – ngân hàng là một ngành đang rất Hot trong những năm gần đây và là ngành khá rộng, bao quát toàn bộ các hoạt động liên quan đến việc giao dịch tiền tệ và kinh doanh thông qua ngân hàng. Để học tốt các kiến thức liên quan tới môn học này đồng thời có được hứng thú khi học thì các bạn học sinh cần có tư duy logic của Toán học, Vật lý, Hóa học cũng như các kiến thức về Ngoại ngữ để có thêm những cơ hội mới cho bản thân. Hầu hết các trường đại học hiện nay chủ yếu tuyển ngành tài chính ngân hàng theo các tổ hợp môn như: Toán, Lý, Hóa [A00]; Toán, Lý, Anh [A01]; Toán, Văn, Anh [D01]…

Chính vì thế, để chinh phục thành công các trường tài chính ngân hàng năm 2021 thì các bạn học sinh nên tập trung vào các môn học như: Toán, Lý, Hóa, Anh, Văn.

Bí quyết giúp chinh phục các trường tài chính ngân hàng năm 2021

Xem thêm: Học tài chính ngân hàng tại Đại học Ngân Hàng và những lợi ích

IV. Học phí Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội

Theo thông tin tuyển sinh đại học, mức học phí trường Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội năm 2021 cụ thể như sau:

  • Học phí Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội đối với đào tạo hệ thạc sĩ là 1.200.000 VNĐ/1 tín chỉ.
  • Học phí Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội đối với đào tạo Đại học chính quy là 600.000 VNĐ/1 tín chỉ.
  • Học phí Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội đối với đào tạo Đại học chất lượng cao là 1.000.000 VNĐ/1 tín chỉ.

V. Trường đại học Tài Chính Ngân Hàng Hà Nội tuyển sinh năm học 2021- 2022

Trong năm học mới 2021 - 2022 Trường Đại học Tài chính ngân hàng Hà Nội tuyển sinh một số ngành nghề: Tài chính - Ngân hàng; Kế toán tài chính và Quản trị kinh doanh; Kiểm toán; Quản trị kinh doanh; Kinh doanh thương mại; Công nghệ thông tin... 

1. Tuyển sinh và đào tạo

Theo đó, hệ đào tạo Thạc sĩ chính quy có các chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng; Kế toán tài chính và Quản trị kinh doanh.

  • Hệ đào tạo Đại học chính quy gồm: Tài chính - Ngân hàng; Kế toán tài chính; Kiểm toán; Quản trị kinh doanh; Kinh doanh thương mại; Công nghệ thông tin; Ngôn ngữ Anh và Luật kinh tế.
  • Hệ đào tạo Liên thông Đại học chính quy gồm: Tài chính - Ngân hàng và Kế toán.
  • Hệ đào tạo liên kết với Đại học Birmingham City.

2. Về đối tượng dự thi và xét tuyển 

  •  Hệ đào tạo Thạc sĩ chính qui: Thí sinh dự thi phải tốt nghiệp Đại học theo quy định của Nhà trường và của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  • Hệ đào tạo Đại học chính quy: Thí sinh dự xét tuyển phải tốt nghiệp THPT theo quy định của Nhà trường và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  • Hệ đào tạo Liên thông Đại học chính quy: Thí sinh dự thi phải tốt nghiệp cao đẳng theo quy định của Nhà trường và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tổng chỉ tiêu năm 2021 hệ đào tạo thạc sĩ chính quy các ngành là 94, hệ đào tạo chính quy các chuyên ngành là 1.000, hệ đào tạo liên thông các ngành là 100, hệ đào tạo liên kết với đại học Birmingham City là 200.

3. Phương thức thi tuyển và xét tuyển

Hệ đào tạo Thạc sĩ chính qui Nhà trường tổ chức hướng dẫn ôn tập và dự thi tại trường, tại Hà Nội.

Hệ đào tạo Liên thông Đại học chính qui Nhà trường tổ chức hướng dẫn ôn tập và dự thi tại trường, tại Hà Nội.

Hệ đào tạo Đại học chính qui Nhà trường  xét tuyển theo kết quả thi THPT 80%  tổng chỉ tiêu và xét kết quả học tập THPT [xét học bạ] 20% /tổng chỉ tiêu.

Đối với các ngành đào tạo Tài chính – Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán, Quản trị kinh doanh, Kinh doanh thương mại, Luật Kinh tế và Công nghệ thông tin

Các tổ hợp xét tuyển: A00, A01, D01, C04;

- Xét tuyển từ kết quả kỳ thi THPT quốc gia: Thí sinh tốt nghiệp THPT và điểm xét tuyển từ 15,5 điểm trở lên [bằng với điểm xét tuyển vào trường năm 2020];

- Xét tuyển từ kết quả học tập THPT [xét học bạ]: thí sinh tốt nghiệp THPT. Tổng điểm trung bình của 3 môn theo tổ hợp xét tuyển năm lớp 10, lớp 11, lớp 12 [6 học kỳ] từ 18 điểm trở lên, trong đó môn Toán không nhỏ hơn 6,0 điểm.

 Các tổ hợp xét tuyển: A01, D01;

- Chỉ xét tuyển từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia. Điểm thi môn tiếng Anh từ 6,0 điểm trở lên. Môn tiếng Anh được nhân hệ số 2.

Đối với các ngành đào tạo Chất lượng cao

- Các tổ hợp xét tuyển: A00, A01, D01, C04;

- Chỉ xét tuyển từ kết quả kỳ thi THPT quốc gia: Thí sinh tốt nghiệp THPT và điểm xét tuyển từ 15,5 điểm trở lên [bằng với điểm xét tuyển vào trường năm 2020].

Nhà trường được phép tuyển sinh trong cả nước theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Điểm ưu tiên theo khu vực và đối tượng ưu tiên được thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Nguồn: Tuổi trẻ

Xem thêm: Đại học Bách khoa Đà Nẵng và những điều thú vị cần biết

VI. Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin tuyển sinh đại học, cơ sở vật chất, mức học phí Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng với những thông tin tuyển sinh đại học ở bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội cũng như giúp bạn có thêm được một gợi ý mới trong hành trình lựa chọn ngôi trường Đại học, Cao đẳng của riêng mình!

Video liên quan

Chủ Đề