Coo trong xuất nhập khẩu là gì năm 2024

Nếu là một người hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thì chắc chắc bạn phải tìm hiểu rõ về hai loại chứng từ CO và CQ. Vậy CO CQ là gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

CO CQ là gì chính là câu hỏi được nhiều người phụ trách các loại thủ tục xuất nhập khẩu vô cùng quan tâm. Đối với những ai chuyên phụ trách về các loại thủ tục hải quan, CO và CQ là hai loại chứng từ rất quen thuộc. Chúng có những chức năng khác nhau và mang đặc tính riêng. Hai thuật ngữ này thường được gọi chung với nhau vì chúng thường dùng để nói về nguồn gốc chất lượng sản phẩm.

Xem thêm: Cách kiểm tra co cq đơn giản, hiệu quả

CO và CQ được xem là một phần vô cùng quan trọng trong bộ hồ sơ thủ tục của lô hàng. Một lô hàng có thể có 1 trong 2 loại giấy này, có cả hai hoặc không có.

1.CO CQ là gì?

CO (Certificate of Origin): là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền tại nước xuất khẩu dành cho hàng hóa được sản xuất tại nước đó.

Coo trong xuất nhập khẩu là gì năm 2024

Cùng tìm hiểu co cq là gì trong xuất nhập khẩu

CO bắt buộc phải tuân thủ theo những quy định của nước xuất khẩu và cả nước nhập khẩu. Hiện nay, có nhiều loại CO phổ biến như: miễn thuế, ưu đãi thuế, hạn ngạch…

Mục đích chính của CO là chứng minh cho việc hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, được công nhận hợp pháp về thuế quan và những quy định của pháp luật về xuất nhập khẩu của cả hai nước nhập và xuất khẩu.

Nắm được nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa qua CO sẽ giúp người sở hữu nhập khẩu xác định xem hàng có được hưởng các ưu đãi đặc biệt hay không. Ví dụ đơn giản, nếu hàng từ các nước ASEAN, có CO form D thì sẽ nhận được thuế ưu đãi đặc biệt, thấp hơn mức không có CO.

Hơn nữa, CO sẽ quyết định hàng hóa từ nước xuất khẩu có đủ tiêu chuẩn để được nhập vào nước nhập khẩu hay không. Ví dụ: thời điểm đầu năm 2014, các loại máy móc thiết bị đã qua sử dụng có nguồn gốc từ Trung Quốc sẽ không được nhập khẩu vào Việt Nam, theo quy định tại công văn số 3016/BKHCN-ĐTG ra ngày 24/9/2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ.

CQ (Certificate of Quality): là giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa để đánh giá mức độ phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc các tiêu chuẩn quốc tế.

Mục đích chính của CQ là chứng minh hàng hóa bán đi đạt chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố kèm theo hàng hoá, giúp người bán thể hiện cam kết của mình đối với người mua về chất lượng của hàng hóa.

CQ là chứng từ không bắt buộc trong hồ sơ hải quan. Tuy nhiên, đối với một số mặt hàng nhập khẩu đặc biệt, khi làm thủ tục kiểm tra chất lượng Nhà nước (ví dụ như đăng kiểm xe máy chuyên dùng) thì phải nộp CQ trong hồ sơ đăng ký.

Phát hành CQ cho sản phẩm phải xin phép cơ quan chức năng. Mặc dù đơn vị sản xuất có quyền công bố tiêu chuẩn áp dụng cho hàng hóa của mình hoặc cấp giấy chứng nhận xuất xưởng (sản xuất theo tiêu chuẩn nào, vào ngày tháng năm nào, không phải là hàng giả, doanh nghiệp chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa..) nhưng giấy CQ phải do cơ quan độc lập có chức năng và đủ quyền cấp cho hàng hóa đó.

2.CO CQ là gì mà phải được giám định chất lượng hàng hóa với đơn vị giám định độc lập?

Khi đã hiểu được CO CQ là gì thì vấn đề làm sao để có được hai loại giấy tờ này chính là thắc mắc của nhiều người. Như đã nói, CO, CQ phải do cơ quan chức năng đủ thẩm quyền phát hành và không nhất thiết bắt buộc phải có CO, CQ trong bộ hồ sơ hải quan. Việc cung cấp giấy tờ này phụ thuộc vào việc các cơ sở mua hàng hóa có yêu cầu hay không.

Coo trong xuất nhập khẩu là gì năm 2024

Về nguyên tắc có CO, CQ là đã đầy đủ thủ tục theo thông lệ quốc tế. Tuy nhiên đối với một số mặt hàng, khi có yêu cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền (hải quan, bộ thương mại...) thì cơ sở mua hàng hóa phải trình giám định độc lập bắt buộc để đảm bảo không vận chuyển sản phẩm sai quy định (rác thải, xăng dầu...).

Về khả năng giám định, nếu trong nước không có đủ năng lực để làm việc này thì có thể thuê tổ chức giám định nước ngoài. Ví dụ, các mặt hàng như máy bay, máy MRI, máy chụp CT, thiết bị sản xuất điện hạt nhân… thì những cơ quan trong nước không đủ khả năng giám định. Vì vậy, bắt buộc người yêu cầu giám định phải thuê cơ quan giám định nước ngoài chuyên về lĩnh vực đó (Pháp, Mỹ, Nga…).

CO CQ chính là thước đo giá trị chất lượng hàng hóa của bạn so với những mặt hàng tương tự. Chắc chắn, khách hàng sẽ ưu tiên lựa chọn những sản phẩm được kiểm định tốt với CO CQ đầy đủ. Đây cũng là tiền đề tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trên bước đường dài về sau. Tuy nhiên, ở một số mặt hàng thời vụ thì doanh nghiệp cũng nên cân nhắc về độ cần thiết của những loại giấy tờ này.

Với những chia sẻ trên, hy vọng sẽ giải đáp phần nào những thắc mắc của bạn về CO CQ là gì. Liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn và giải đáp chi tiết.

Nội dung bài viết được cố vấn chuyên môn bởi ThS. Phan Thị Thương Thương - Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh, Assistant Logistics Manager Công ty TNHH TATA Coffee Việt Nam, giảng viên Khóa học Xuất nhập khẩu, Khóa học Khai báo Hải quan & Báo Cáo Quyết toán Hải quan Chuyên sâu tại Lê Ánh.

C/O là chứng từ phổ biến trong xuất nhập khẩu hàng hóa, và là chứng từ quan trọng để xác định xuất xứ hàng hóa từ đó doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể được hưởng chính sách ưu đãi thuế nếu mặt hàng đó nằm trong danh mục hàng hóa được ưu đãi theo thỏa thuận thương mại giữa 2 quốc gia xuất – nhập khẩu.

Vậy CO có những đặc điểm gì, và làm cách nào để được cấp CO? Toàn bộ những nội dung cốt lõi nhất về CO sẽ được trình bày trong bài viết dưới đây.

\>>>>> Xem thêm: Quy trình nhập khẩu lô hàng bằng đường biển

1. KHÁI NIỆM C/O

Giấy chứng nhận xuất xứ C/O là chứng từ do nhà sản xuất hoặc do cơ quan có thẩm quyền thường là Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt nam (VCCI) cấp để xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác hàng hóa.

2. CƠ QUAN TỔ CHỨC HAY CÁ NHÂN NÀO ĐƯỢC QUYỀN CẤP C/O?

Ở Việt Nam cơ quan có thẩm quyền cấp C/O là:

Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Phòng quản lý XNK tại các tỉnh, thành phố.

Ví dụ: Phòng Quản lý XNK Hà Nội - Địa chỉ : 91 Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội. Điện Thoại : (04) 8252057 Email: [email protected].

  • Địa chỉ cấp C/O của các tỉnh thành tham khảo tại wed: https://www.ecosys.gov.vn

3. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC CẤP C/O

  • Ưu đãi thuế quan: Xác định được xuất xứ của hàng hóa để phân biệt đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi và áp dụng chế độ ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại đã được ký kết giữa các quốc
  • Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá : Trong các trường hợp khi hàng hóa của một nước được phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất xứ khiến các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả
  • Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch : Việc xác định xuất xứ khiến việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại đối với một nước hoặc đối với một khu vực dễ dàng hơn. Trên cơ sở đó các cơ quan thương mại mới có thể duy trì hệ thống hạn ngạch.
  • Xúc tiến thương mại.

4. ĐẶC ĐIỂM CỦA C/O

Xuất phát từ mục đích của Giấy chứng nhận xuất xứ nêu trên mà Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) có đặc điểm:

  • C/O được cấp cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu cụ thể: tức là C/O chỉ được cấp cho hàng hoá tham gia vào lưu thông quốc tế và đã được đặc định xuất khẩu tới nước nhập khẩu, khi đã có các thông tin về người gửi hàng, người nhận hàng, thông tin về đóng gói hàng hoá, số lượng, trọng lượng, trị giá, nơi xếp hàng, nơi dỡ hàng, thậm chí thông tin về phương tiện vận tải. Xét theo thông lệ quốc tế, C/O có thể được cấp trước hoặc sau ngày giao hàng (ngày xếp hàng lên tàu) nhưng việc cấp trước này vẫn phải phản ánh được lô hàng xuất khẩu cụ thể. Trường hợp cấp trước thường xảy ra khi lô hàng đang trong quá trình làm thủ tục hải quan để xuất khẩu hoặc đã làm thủ tục hải quan, chờ xuất khẩu.
  • C/O chứng nhận xuất xứ hàng hóa được xác định theo một qui tắc xuất xứ cụ thể và Qui tắc này phải được nước nhập khẩu chấp nhận và thừa nhận: C/O chỉ có ý nghĩa khi được cấp theo một qui tắc xuất xứ cụ thể mà nước nhập khẩu chấp nhận. Qui tắc xuất xứ áp dụng có thể là các qui tắc xuất xứ của nước nhập khẩu hoặc của nước cấp C/O (nếu nước nhập khẩu không có yêu cầu nào khác). C/O được cấp theo qui tắc xuất xứ nào thì được hưởng các ưu đãi tương ứng (nếu có) khi nhập khẩu vào nước nhập khẩu dành cho các ưu đãi đó. Để phản ánh C/O được cấp theo qui tắc xuất xứ nào thì thông thường các C/O được qui định về tên hay loại mẫu cụ thể.

»» Tham khảo: Lộ Trình Học Xuất Nhập Khẩu Cho Người Mới Bắt Đầu

5. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA C/O

Xuất phát từ mục đích, đặc điểm của C/O mà nội dung cơ bản của C/O phải thể hiện được các nội dung sau đây:

  • Loại mẫu C/O: nhằm thể hiện C/O được cấp theo một Qui tắc xuất xứ cụ thể tương ứng
  • Tên, địa chỉ người xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Tiêu chí về vận tải (tên phương tiện vận tải, cảng, địa điểm xếp hàng/ dỡ hàng, vận tải đơn…)
  • Tiêu chí về hàng hoá (tên hàng, bao bì, nhãn mác đóng gói hàng hoá, trọng lượng, số lượng, giá trị…)
  • Tiêu chí về xuất xứ hàng hoá (tiêu chí xác định xuất xứ, nước xuất xứ hàng hoá)
  • Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nước cấp xuất khẩu. PHÂN LOẠI C/O.

Thông thường C/O được phân loại theo 2 cách sau đây:

  • C/O cấp trực tiếp: C/O cấp trực tiếp bởi nước xuất xứ, trong đó nước xuất xứ cũng có thể là nước xuất khẩu.
  • C/O giáp lưng (back to back C/O): C/O cấp gián tiếp bởi nước xuất khẩu không phải là nước xuất xứ. Nước xuất khẩu trong trường hợp này gọi là nước lai xứ

Lưu ý:

Về nguyên tắc, các nước chỉ cấp Giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa có xuất xứ của quốc gia mình. Tuy nhiên thực tiễn thương mại cho thấy hàng hóa không chỉ được xuất khẩu trực tiếp tới nước nhập khẩu cuối cùng (nơi tiêu thụ hàng hóa) mà có thể được xuất khẩu qua các nước trung gian. Việc xuất hiện các nước trung gian có nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể theo mạng lưới phân phối của nhà sản xuất, hoặc do hàng hóa được mua đi bán lại qua các nước trung gian,… Để tạo thuận lợi cho các họat động này, một số nước có qui định hàng nhập khẩu vào nước mình khi xuất khẩu có thể được cấp C/O giáp lưng trên cơ sở C/O gốc của nước xuất xứ.

Theo qui chế cấp C/O ưu đãi hiện hành của Việt nam: có một số C/O ưu đãi đặc biệt được cấp dưới dạng C/O giáp lưng. Khi gặp các C/O giáp lưng cấp theo qui tắc xuất xứ ưu đãi này, cần kiểm tra chặt chẽ về các điều kiện qui định về vận chuyển trực tiếp.

6. CÁC MẪU C/O HIỆN ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM

C/O cấp theo qui tắc xuất xứ không ưu đãi:

  • C/O mẫu B (cấp cho hàng XK)
  • C/O cho hàng cà phê (theo qui định của Tổ chức cà phê thế giới)...

C/O cấp theo qui tắc xuất xứ ưu đãi:

  • C/O mẫu A (cấp cho hàng XK đi các nước cho hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP)
    Coo trong xuất nhập khẩu là gì năm 2024

C/O form A

  • C/O mẫu D (thực hiện Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung CEPT giữa các nước ASEAN);
  • C/O mẫu E (ASEAN – Trung quốc);
  • C/O mẫu AK (ASEAN – Hàn quốc);
  • C/O mẫu S (VN-Lào; VN-Campuchia)
  • C/O hàng dệt thủ công mỹ nghệ (VN-EU)…

Lưu ý:

Tuy nhiên việc sử dụng C/O nào cho từng lô hàng cụ thể và thủ tục cấp C/O ra sao cũng như các giấy tờ cần thiết cho việc xin cấp C/O thì còn tương đối phức tạp và đã có không ít trường hợp không thể xin được C/O.

»» Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Online - Tương Tác Trực Tiếp Cùng Chuyên Gia XNK Trên 10 Năm Kinh Nghiệm

7. QUY TRÌNH CẤP C/O TẠI VIỆT NAM

Bước 1: Đối với doanh nghiệp (DN) lần đầu xin C/O, trước khi chuẩn bị các chứng từ C/O, phải điền đầy đủ Bộ Hồ sơ Thương nhân gồm 3 trang (hoặc xin tại Bộ phận C/O - Nếu xin C/O tại Chi nhánh VCCI HCM) và nộp lại cho Bộ phận C/O, VCCI cùng với 1 bản sao của Giấy phép Đăng ký kinh doanh và 1 bản sao của Giấy Đăng ký Mã số thuế của DN.

Bước 2: Sau khi nộp các giấy tờ trên cho VCCI, doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ Bộ Hồ sơ xin cấp C/O như sau:

(1) Đơn xin cấp C/O: Điền đầy đủ các ô trên đơn và có dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của doanh nghiệp.

(2) Mẫu C/O (A, B, Mexico, Venezuela,…): Người xuất khẩu chỉ được đề nghị cấp một loại Mẫu C/O cho mỗi lô hàng xuất khẩu, trừ Mẫu C/O cà phê có thể đề nghị cấp thêm Mẫu A hoặc Mẫu B (Tùy loại mặt hàng và nước xuất khẩu, cán bộ C/O sẽ tư vấn cho DN mua mẫu C/O nào).

  • C/O đã được khai gồm có 1 bản gốc và ít nhất 2 bản sao C/O để Tổ chức cấp C/O và Người xuất khẩu mỗi bên lưu một bản.

Lưu ý:

Doanh nghiệp phải đánh máy đầy đủ các ô trên Form bằng tiếng Anh, bản chính và bản sao C/O phải có dấu đỏ và chữ ký người có thẩm quyền ký của DN.

(3)Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại): 1 bản gốc do DN phát hành.

(4) Tờ khai Hải quan hàng xuất khẩu: đã hoàn thành thủ tục hải quan (1 bản sao có dấu đỏ, chữ ký người có thẩm quyền ký của DN, và dấu “Sao y bản chính”), trừ các trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo tờ khai hải quan xuất khẩu theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp có lý do chính đáng, Người xuất khẩu có thể nộp sau chứng từ này.

Nếu xét thấy cần thiết, Tổ chức cấp C/O có thể yêu cầu Người xuất khẩu cung cấp thêm các chứng từ liên quan đến sản phẩm xuất khẩu như:

(5) Packing List: 1 bản gốc của DN

(6) Bill of Lading (Vận đơn): 1 bản sao có dấu đỏ, chữ ký người có thẩm quyền ký của DN và dấu “Sao y bản chính”

(7) Tờ khai Hải quan hàng nhập (1 bản sao): nếu DN nhập các nguyên, phụ liệu từ nước ngoài;

hoặc Hoá đơn gía trị gia tăng mua bán nguyên phụ liệu trong nước: nếu DN mua các nguyên vật liệu trong nước.

(8) Bảng giải trình Quy trình sản xuất: Đối với DN lần đầu xin C/O hay mặt hàng lần đầu xin C/O phải được DN giải trình các bước sản xuất thành sản phẩm cuối cùng.

Bên cạnh đó, tùy từng mặt hàng và nước xuất khẩu, cán bộ C/O sẽ hướng dẫn DN giải trình theo như các mẫu .

(9) DN xin C/O các mặt hàng Nông sản XK Đài Loan, DN phải thông báo trước 07 ngày làm việc về thời gian thu mua, địa điểm cụ thể để VCCI tiến hành đi kiểm

(10) Các giấy tờ khác: như Giấy phép xuất khẩu; Hợp đồng mua bán; Mẫu nguyên, phụ liệu hoặc sản phẩm xuất khẩu; hoặc các chứng từ khác để chứng minh xuất xứ của sản phẩm. Tuỳ từng mặt hàng và nước xuất khẩu, cán bộ C/O sẽ tư vấn các bước giải trình tiếp

Trên đây là những thông tin liên quan đến giấy chứng nhận xuất xứ C/O, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn khi làm và học xuất nhập khẩu. Để nhận được những chia sẻ, sự tư vấn về xuất nhập khẩu của các chuyên gia hàng đầu tại XNK Lê Ánh, bạn hãy để lại thông tin bên dưới hoặc tham gia các khóa học xuất nhập khẩu thực tế tại Lê Ánh.