Công viên trung tâm văn hoá bình dương năm 2024

TPO - Công viên Văn hóa Thanh Lễ trước đây là Công viên Thủ Dầu Một [Bình Dương] có quy mô đến 26ha đất được điều chỉnh xuống 10ha để cho doanh nghiệp “mượn” kinh doanh dịch vụ. Sau 12 năm Công ty Thanh Lễ tiếp nhận hoạt động đến nay TP Thủ Dầu Một lấy lại để phát triển công trình văn hóa.

Ngày 30/4, TP Thủ Dầu Một [Bình Dương] chính thức tiếp nhận bàn giao và làm lễ công bố tên gọi Công viên Thủ Dầu Một sau nhiều năm cho doanh nghiệp thuê đất kinh doanh dịch vụ.

Trước đó, với mục đích tạo ra khu vui chơi, nghỉ ngơi phục vụ người dân, Bình Dương xây dựng Công viên Thủ Dầu Một tọa lạc bên Đại lộ Bình Dương thuộc phường Hiệp Thành, TP. Thủ Dầu Một.

Vào năm 2010, tỉnh Bình Dương có chủ trương chấp thuận phương án đầu tư và khai thác dự án Công viên Văn hóa Thanh Lễ theo đề nghị của Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ [gọi tắt Công ty Thanh Lễ]. Cụ thể, như điều chỉnh qui mô phần công viên từ 26 ha xuống 10 ha, bao gồm 8,74 ha đất của Công viên Thủ Dầu Một cũ và 1,26 ha đất mở rộng.

Công viên Văn hóa Thanh Lễ trước đây có tên gọi là Công viên TX.Thủ Dầu Một do UBND TX.Thủ Dầu Một [nay là UBND TP.Thủ Dầu Một] quản lý, được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch phân khu chức năng tại Quyết định số 945 ngày 10/4/2000. Từ năm 2007-2018, Công viên Thủ Dầu Một do Tổng Công ty Thương mại - Xuất nhập khẩu Thanh Lễ - CTCP [gọi tắt là Công ty Thanh Lễ] quản lý.

Bình Dương tổ chức lễ công bố chính thức tên gọi Công viên Thủ Dầu Một sau khi nhận bàn giao từ Công ty Thanh Lễ

Từ cuối năm 2018 đến nay Công ty Thanh Lễ và UBND TP.Thủ Dầu Một tiến hành tiếp nhận bàn giao công viên. Hiện nay, công tác nhận bàn giao ranh mốc đất công viên Thủ Dầu Một đã thực hiện hoàn thành.

Sau khi xác định giá trị hoàn trả việc đầu tư, cải tạo các công trình trên đất theo hiện trạng công viên Thủ Dầu Một xong, UBND thành phố Thủ Dầu Một đã liên hệ Sở Tài nguyên và Môi trường để lập thủ tục pháp lý giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng khu đất công viên Thủ Dầu Một về UBND thành phố Thủ Dầu Một quản lý theo quy định.

Bí thư Tỉnh Uỷ Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, cho biết công tác quy hoạch phát triển các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao... TP. Thủ Dầu Một nói riêng và tỉnh Bình Dương nói chung rất quan trọng, xứng tầm với phát triển kinh tế của địa phương.

Theo ông Lợi, sau khi hoàn tất bàn giao, các đơn vị liên quan khẩn trương quy hoạch, tiến hành xây dựng phát triển Công viên Thủ Dầu Một thành quần thể văn hóa, trong đó có bảo tàng lịch sử địa phương, bảo tàng gốm sứ, bảo tàng sơn mài, thư viện.

Một số hình ảnh Công viên Thủ Dầu Một nhận bàn giao lại sau nhiều năm cho doanh nghiệp mượn:

Cổng chính Công viên Thủ Dầu Một

Cổng phụ Công viên Thủ Dầu Một

Nhà hàng tiệc cưới trong công viên trên phần đất doanh nghiệp mượn

Trước đó sau khi mượn đất công viên, doanh nghiệp xây dựng các công trình phục vụ hội nghị, tiệc cưới

VOV.VN - Công viên Thủ Dầu Một là công viên tự nhiên lớn nhất của thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương với diện tích khoảng 10ha nằm trên Quốc lộ 13.

Công viên được hình thành từ năm 2000 và đến năm 2007, tỉnh Bình Dương cho chủ trương xã hội hóa, giao cho Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ [viết tắt là Công ty Thanh Lễ] - doanh nghiệp Nhà nước thuộc UBND tỉnh quản lý và khai thác. Lúc này, cái tên Công viên Thủ Dầu Một được doanh nghiệp đổi thành Công viên Văn hóa Thanh Lễ.

Công viên Thủ Dầu Một nằm ở vị trí đắc địa, giáp Quốc lộ 13 [ảnh: TL]

Theo chủ trương của tỉnh Bình Dương, Công ty Thanh Lễ được khai thác, kinh doanh nhằm tạo nguồn kinh phí đầu tư cho phần công cộng. Từ chủ trương này, Công ty Thanh Lễ xây thêm nhà hàng tiệc cưới, hồ bơi, sân tennis… để người dân có nơi tập luyện thể thao, tổ chức sự kiện.

Công viên cây cỏ mọc ùm tùm [ảnh: TL]

Năm 2018, Tổng công ty Thanh Lễ cổ phần hóa và bàn giao công viên về cho UBND TP.Thủ Dầu Một tiếp tục quản lý, sử dụng và được UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận.

Theo đó, nhà nước chỉ tiếp nhận phần diện tích đất công với các hạng mục như hồ bơi, hội trường, nhà hát, còn phần đất doanh nghiệp đền bù mở rộng thuộc phần quản lí của doanh nghiệp.

Khu vui của trẻ đầy rác [ảnh: TL]

Sau một thời gian dài làm thủ tục, đến tháng 4/2022, việc bàn giao chính thức cho TP.Thủ Dầu Một quản lí được thực hiện và công viên được “trả lại” đúng tên của nó.

Từ khi được bàn giao đến nay, UBND TP.Thủ Dầu Một chưa cải tạo, dọn dẹp nên công viên nhếch nhác khiến người dân ngán ngẩm. Vấn đề này cũng đã được Đài Tiếng nói Việt Nam [VOV] phản ánh trong bài viết “Người dân Bình Dương mong công viên Thủ Dầu Một sớm được cải tạo”.

Các con đường trong công viên nhếch nhác [ảnh: TL]

Liên quan đến vấn đề này, ông Trần Bảo Lâm, Phó Chủ tịch UBND TP.Thủ Dầu Một cho biết, thành phố đã xây dựng Dự án "Chỉnh trang, cải tạo công viên Thủ Dầu Một". Dự án đã thông qua bản vẽ thiết kế kỹ thuật.

Lãnh đạo thành phố đang chỉ đạo các đơn vị có liên quan đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án theo đúng kế hoạch. Dự kiến, giữa năm 2024 sẽ hoàn thành việc cải tạo, đưa vào khai thác với nhiều tiện ích, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân trên toàn tỉnh.

Hồ bơi trong công viên ngưng hoạt động khá lâu nên xuống cấp [ảnh: TL]

Ông Lâm cho biết, trước mắt, thành phố sẽ ký hợp đồng với Công ty TNHH MTV Công trình đô thị, tổ chức cắt tỉa cây xanh, dọn vệ sinh cảnh quan công viên.

Chủ Đề