Công ty cổ phần đầu tư udic nguyễn văn dương năm 2024

Phan Sào Nam [sinh năm 1979], nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần VTC Online] và Nguyễn Văn Dương [sinh năm 1975], nguyên Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao CNC [gọi tắt là Công ty CNC]. Nam và Dương được xem là nhân vật “đầu não” của đường dây đánh bạc trái phép được hưởng lợi hàng nghìn tỷ đồng từ đường dây đánh bạc này.

Năm 2011, Nguyễn Văn Dương là người sáng lập và làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP đầu tư UDIC, được Phan Văn Vĩnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát giới thiệu gặp Nguyễn Thanh Hóa, Cục trưởng Cục cảnh sát phòng, chống tội phạm công nghệ cao, để bàn việc thành lập bình phong cho Cục cảnh sát phòng, chống tội phạm công nghệ cao. Sau khi thống nhất, Nguyễn Văn Dương sáng lập thêm Công ty CNC với vốn điều lệ 20 tỷ đồng, trong đó, Dương góp 90% và làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, người đại diện theo pháp luật của Công ty.

Sau khi Công ty CNC thành lập, được Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa tạo điều kiện hoạt động, chỉ đạo ký hợp đồng hợp tác với Phan Sào Nam phát triển sòng bạc trực tuyến Rikvip. Sau khi ký hợp đồng, Dương yêu cầu nhân viên thuê tên miền, quảng bá thương hiệu, xây dựng các cổng thanh toán trực tuyến.

Năm 2014, Phan Sào Nam bàn với Hoàng Thành Trung, sinh năm 1978, nguyên Giám đốc Trung tâm phần mềm, Công ty VTC công nghệ và nội dung số [đã bỏ trốn] để hợp tác phát triển kinh doanh hệ thống phần mềm đánh bạc trực tuyến bằng hình thức game bài. Đầu năm 2015, Nam biết Công ty CNC là công ty bình phong của C50, cho nên đề nghị Dương hợp tác.

Tháng 4-2015, Dương chỉ đạo Lưu Thị Hồng [sinh năm 1976, Tổng giám đốc Công ty CNC] ký hợp đồng với Phan Sào Nam để bắt đầu hoạt động. Sau khi ký hợp đồng với Công ty CNC, Phan Sào Nam chỉ đạo cấp dưới mua thiết bị, thuê chỗ đặt máy chủ... với mục đích tổ chức đánh bạc trực tuyến bằng hệ thống game bài Rikvip. Để trả thưởng cho người tham gia đánh bạc, Phan Sào Nam yêu cầu cấp dưới liên hệ mua mã thẻ điện tử [gồm thẻ viễn thông Viettel, Vinaphone, Mobifone...] của 12 công ty.

Chỉ trong thời gian ngắn, game bài Rikvip và Tip. Club do Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương đi vào hoạt động, đã phát triển được 25 đại lý cấp 1, hơn 5.800 đại lý cấp 2 và gần 43 triệu tài khoản tham gia đánh bạc. Doanh thu tổ chức đánh bạc trực tuyến đã chứng minh được là 9.853 tỷ đồng. Trong đó, Phan Sào Nam hưởng lợi 1.475 tỷ đồng; Nguyễn Văn Dương hưởng lợi 1.655 tỷ đồng; nhóm của Hoàng Thành Trung hưởng lợi hơn 1.500 tỷ đồng.

Hình thức rửa tiền của hai “ông trùm”

Với khoản tiền bất chính từ hành vi tổ chức đánh bạc trực tuyến, Phan Sào Nam đã chuyển cho người thân, bạn bè gửi tiết kiệm, đầu tư góp vốn vào các dự án, mua bất động sản. Phan Sào Nam đã chỉ đạo cấp dưới chuyển tiền cho dì ruột là bà Phan Thu Hương [sinh năm 1961, ở quận Tây Hồ, Hà Nội] hơn 236 tỷ đồng. Bà Hương sử dụng tiền mua mảnh đất gần 1.000 m2 tại quận 7, TP Hồ Chí Minh.

Tiếp đó, Phan Sào Nam chỉ đạo Ðỗ Bích Thủy [nguyên Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ phát triển đầu tư Nam Việt] rút 50 tỷ đồng gửi tiết kiệm; đầu tư góp vốn vào Công ty Vịnh Hạ Xanh Hạ Long, Công ty Ấn tượng Hạ Long, Công ty Bitpro, Công ty Fintech...

Ngoài ra, Nam gửi 3,5 triệu USD ở ngân hàng tại Singapore, gửi một người bạn ở Quảng Ninh cất giữ gần 150 tỷ đồng cùng số ngoại tệ và vàng trị giá 142 tỷ đồng; nhờ một người ở TP Hồ Chí Minh gửi tiết kiệm 101 tỷ đồng và đứng tên mua 11 căn hộ có giá trị hợp đồng gần 112 tỷ đồng, mua bốn căn hộ trị giá gần 39 tỷ đồng. Còn hơn 530 tỷ đồng Nam chuyển cho một số người khác cất giữ.

Đến nay cơ quan điều tra đang tạm giữ số tiền hơn 850 tỷ đồng, phong tỏa gần 77 tỷ đồng trong các tài khoản ngân hàng, phong tỏa 13 hợp đồng mua căn hộ trị giá hơn 139 tỷ đồng, tạm giữ năm xe ô-tô các loại...

Còn Nguyễn Văn Dương, sau khi thu lời bất chính 1.655 tỷ đồng, để hợp thức hóa hàng nghìn tỷ tiền lời bất chính từ tổ chức đánh bạc qua mạng, Dương lập các công ty "ma" để quay vòng tiền, nâng khống vốn và đầu tư vào dự án BOT và lập nhiều công ty để nâng khống vốn Công ty UDIC. Ban đầu, Dương nhờ người thân đứng tên lập ba công ty để ký giao khoán hợp đồng tổng giá trị 530 tỷ đồng.

Với thủ đoạn quay vòng tiền để nâng vốn, Dương chỉ đạo nhân viên gửi 24 tỷ vào tài khoản anh ta, rồi chuyển tiền vào Công ty UDIC và tiếp tục chuyển cho ba công ty trên. Cuối cùng, ba công ty rút tiền, chuyển vào tài khoản của Dương để bị cáo này tiếp tục quay vòng tiền.

Trong hai năm, vốn điều lệ của UDIC thể hiện tăng 1.400 tỷ nhưng thực tế không tăng đồng nào. Để rửa tiền, Dương còn có 33 lần góp 330 tỷ đồng vào BOT Bắc Giang - Lạng Sơn. Tuy nhiên, Dương chỉ góp 23 tỷ trên thực tế, số còn lại là tiền ảo do việc nộp khống vào Công ty UDIC mà có. Năm 2017, Dương bán cổ phần công ty UDIC để lấy tiền gửi tiết kiệm và mua bất động sản.

Dự án Bệnh viện Sản - Nhi Sóc Trăng do Ban Quản lý dự án các công trình xây dựng tỉnh Sóc Trăng làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 830 tỷ đồng từ vốn trái phiếu Chính phủ.

Trong quá trình thực hiện dự án, Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC - Công ty TNHH Một thành viên [gọi tắt là UDIC] đã trúng thầu gói xây lắp 41 [khoảng 150 tỷ đồng].

Ngày 30/5/2011, UDIC đã ký hợp đồng “nội bộ” với công ty thành viên là Công ty Cổ phần Đầu tư UDIC [UDIC Invest] do ông Nguyễn Văn Dương làm Chủ tịch HĐQT, để công ty này triển khai thi công gói thầu trên.

Một năm sau, UDIC Invest vẫn ì ạch thi công khiến UBND tỉnh Sóc Trăng gửi công văn yêu cầu giải trình về việc chậm tiến độ. UDIC viện ra nhiều lý do để “bao che” cho công ty thành viên là UDIC Invest.

Đến tháng 10/2014, sau khi chuyện lùm xùm về nợ nần với các nhà thầu phụ xảy ra và bị chủ đầu tư tiếp tục có công văn yêu cầu giải trình, UDIC đã có văn bản phúc đáp với nội dung: “Công ty Cổ phần đầu tư UDIC, đơn vị thành viên được chúng tôi ủy quyền [thực chất là ký hợp đồng “nội bộ”] thực hiện hợp đồng trên với chủ đầu tư”.

Ngoài ra, ông Nguyễn Minh Quang, Tổng Giám đốc UDIC cho rằng, việc lùm xùm quanh chuyện thanh toán mua bán hàng hóa của nhà thầu là do các phần tử xấu cố ý tạo nên để gây ảnh hưởng không tốt đến uy tín nhà thầu [!?]. Số tiền mà chủ đầu tư ứng trước được nhà thầu tích cực mua và tập kết vật liệu hoàn thiện tại công trường…

Do nhà thầu UDIC và UDIC Invest thi công chậm tiến độ đến 3 năm khiến dự án Bệnh viện sản nhi Sóc Trăng bị đội vốn hàng trăm tỷ đồng.

Bệnh viện 800 tỷ ở Nam Định đội vốn

Dự án Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định do UBND tỉnh Nam Định làm chủ đầu tư, với tổng mức vốn 598 tỷ đồng, được thực hiện bằng nguồn ngân sách nhà nước, nguồn vốn ODA và các nguồn vốn hợp pháp khác. Đến tháng 11/2009, vốn đầu tư DA được điều chỉnh lên 850 tỷ đồng vì lý do thời gian thực hiện dài, giá nguyên vật liệu có nhiều thay đổi. Các bên trúng thầu là Công ty cổ phần Xây dựng 504-Vinaconex [Công ty 504] và Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị [UDIC].

Cũng giống như dự án Bệnh viện sản nhi Sóc Trăng, UDIC giao cho UDIC Invest của ông Nguyễn Văn Dương thực hiện các gói thầu.

Tuy nhiên, theo Kết luận thanh tra số 8530/BKHĐT-TTr ngày 12/11/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, những bất cập trong hoạt động ứng vốn và thi công chậm tiến độ đều liên quan đến nhà thầu UDIC, với ba trong bốn gói thầu.

Gói thầu BVH1 [khoa khám bệnh và điều trị ngoại trú, hành chính, nghiệp vụ kỹ thuật] có giá trị 87,3 tỷ đồng do cả hai nhà thầu là Công ty 504 và UDIC thực hiện. Tại thời điểm thanh tra tháng 4/2014, Công ty 504 đã cơ bản hoàn thành khối lượng công việc tương ứng số tiền được giải ngân; còn UDIC dù đã được tạm ứng 26,4 tỷ đồng, tương đương 91% giá trị hợp đồng nhưng sau 5 năm triển khai mới chỉ đạt hơn 22 tỷ đồng. Ở gói thầu này, dù chậm tiến độ ba năm, nhà thầu UDIC vẫn được tỉnh Nam Định bù giá nhân công và máy thi công thêm gần bảy tỷ đồng.

Gói thầu BVH4 [khoa truyền nhiễm, nhà đại thể tang lễ và hạ tầng kỹ thuật] có giá trị 60,8 tỷ đồng. Ngay sau khi ký hợp đồng, chủ đầu tư đã tạm ứng cho UDIC 4,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến thời điểm thanh tra, nhà thầu mới chỉ thực hiện được khoảng 1,3 tỷ đồng.

Đáng chú ý, tại gói thầu BVH2 [khoa ngoại - sản, các hạng mục nhà cầu nối] có giá trị 107 tỷ đồng, chủ đầu tư đã ứng trước cho UDIC tới 87,4% giá trị hợp đồng trong khi nhà thầu không có khối lượng thực hiện. Cụ thể, từ ngày 29/12/2009 đến ngày 30/12/2010, tỉnh đã chuyển cho UDIC hơn 94 tỷ đồng, trong đó có 80 tỷ đồng là tiền ứng trước TPCP năm 2011, dù nhà thầu chưa tiến hành xây dựng một hạng mục nào.

Do chậm tiến độ nhiều năm, đến nay dự án Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định bị đội vốn hàng trăm tỷ đồng và vẫn đang bị bỏ hoang.

Chủ Đề