Công nghiệp hóa cụm công nghiệp bình nguyên bình suonw

[TN&MT] - Hàng chục chuyến xe Chiến Thắng mang tên Huy Hoàng Thiện và xe không có gắn tên hiệu chạy rầm rầm vào khu vực Cụm công nghiệp Tà Súc ở xã Vĩnh Quang, huyện Vịnh Thạnh để khai thác, vận chuyển đất trái phép. Tuy nhiên, điều đáng nói là lãnh đạo huyện và xã lại tỏ ra mơ hồ và thiếu trách nhiệm trong việc quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa được cấp phép.

Hiện trường khu vực đang khai thác đất tại Cụm công nghiệp Tà Súc

Phóng viên Báo TN&MT ghi nhận nơi hiện trường khu vực đang khai thác đất tại Cụm công nghiệp Tà Súc, có đến hàng chục chuyến xe Chiến Thắng mang tên Huy Hoàng Thiện và xe không có gắn tên hiệu chạy rầm rầm ra, vào khu vực mỏ đất nằm bên trong đường bê tông cạnh Công ty TNHH SX VTXD Gạch Tà Súc để múc và chở đất ra ngoài Ql 19.

Theo dấu chiếc xe mang tên Huy Hoàng Thiện, PV vào tận khu vực đang lấy đất thì không khỏi ngạc nhiên khi hàng ngàn mét khối đất đã bị lấy đi, vận chuyển ra ngoài. Hiện trường khai thác đất là một chiếc xe đào đang hoạt động múc đất, đưa đất lên xe Chiến Thắng chuẩn bị chở đất ra ngoài.

Cận cảnh xe đào đang lấy đất tại Cụm công nghiệp Tà Súc

Khu đất nằm ở vị trí khá thuận lợi cho việc khai thác, vận chuyển ra ngoài, chỉ cách mặt đường Ql 19 vài chục mét, cách UBND xã Vĩnh Quang vài trăm mét, bởi vậy, nguyên cả đồi đất khá cao nay bị hạ cos nền xuống thấp, chỗ bị lấy đất nham nhở, sạt lở, lầy lội vì đợt mưa những ngày qua.

Trao đổi với PV Báo TN&MT, ông Lê Văn Đẩu- Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh, cho biết: Đây là mỏ đất cũ được quy hoạch trong Cụm Công nghiệp Tà Súc, UBND tỉnh giao cho UBND huyện làm chủ đầu tư hạ tầng Cụm công nghiệp. Nhưng UBND huyện không có tiền để làm mặt bằng nên Phòng Kinh tế - Hạ tầng tham mưu cho UBND huyện, cho các doanh nghiệp vào tự giải phóng mặt bằng, lấy đất xây dựng các công trình trên địa bàn huyện để hạ mặt bằng xuống, sau này đỡ tốn kém chi phí.

Đất được chuyển lên xe Chiến Thắng mang tên Huy Hoàng Thiện

Ông Đẩu giải thích thêm: UBND tỉnh chỉ cấp phép khai thác mỏ cát, mỏ đá vật liệu xây dựng còn mỏ đất san lấp mặt bằng các công trình xây dựng, làm đường, thì không phải UBND tỉnh cấp, HĐND tỉnh quyết định thành lập mỏ đất thì cứ vậy lấy không cần cấp. Còn UBND huyện cho lấy đất sẽ thực hiện đóng thuế tài nguyên, phí môi trường, chứ đất không phải UBND tỉnh cấp. Xe Huy Hoàng Thiện lấy đất hạ cos mặt bằng giúp cho mình thì không có vấn đề gì.

Toàn cảnh khu vực lấy đất tại Cụm công nghiệp Tà Súc

Mặc dù, Cụm công nghiệp Tà Súc nằm trên địa phận xã Vĩnh Quang, việc quản lý tài nguyên khoáng sản chưa cấp phép, trách nhiệm thuộc về chính quyền địa phương sở tại, nhưng khi PV trao đổi với ông Nguyễn Phương Bắc - Chủ tịch UBND xã Vĩnh Quang thì vị chủ tịch này trả lời không biết, không nắm rõ, đó việc của UBND huyện Vĩnh Thạnh quản lý Cụm công nghiệp Tà Súc.

Đường mòn xe chở đất đi qua và ra, vào khu vực khai thác đất

Trước đây, UBND tỉnh Bình Định từng có văn bản số 5360 ngày 04/9/2018 giao Sở TN&MT hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tổ chức thực hiện quy trình và thủ tục cấp phép khai thác các mỏ đất phục vụ thi công các công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh. Riêng đối với các thủ tục xác nhận nộp các khoảng ngân sách nhà nước trước khi khai thác đất, Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với Cục Thuế tỉnh và các cơ quan liên quan thống nhất cụ thể với thời hạn nhanh nhất, thuận lợi nhất để các doanh nghiệp đủ điều kiện thực hiện.

Chiếc xe chở, vận chuyển đất ra ngoài

Đất cũng như cát, đá đều là tài nguyên quốc gia cần phải bảo vệ, quản lý tại địa phương khi chưa được phép khai thác. Khi khai thác đất đều phải được cấp phép và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính như đối với cát, đá. Không có lý nào, huyện Vĩnh Thạnh tự “đẻ” ra Luật Khoáng sản mới là chỉ cấp phép khai thác cát, đá, riêng đất không cần cấp phép và được lấy vô tội vạ, trục lợi nguồn tài nguyên đất bất chấp quy định pháp luật.

Chiều 29-11, HĐND huyện Gia Lâm tổ chức phiên họp giải trình về công tác quản lý nhà nước tại các CCN, cụm sản xuất làng nghề trên địa bàn huyện.

Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Gia Lâm Nguyễn Tiến Việt phát biểu.

Tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Gia Lâm Nguyễn Tiến Việt thông tin: Năm 2023, giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện quản lý ước tăng 10,02% so với năm 2022, trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 7.018,8 tỷ đồng, tăng 5,79%.

Toàn huyện có 8 CCN, trong đó 5/8 cụm đang hoạt động, đã lấp đầy 100%; 2/8 cụm đang triển khai là: Cụm tiểu thủ công nghiệp Đình Xuyên 7,81ha, CCN Phú Thị giai đoạn 2, diện tích 32,57ha. Riêng CCN vừa và nhỏ Lâm Giang, diện tích 26,65ha, UBND thành phố Hà Nội đang giao Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn huyện thực hiện thủ tục thu hồi đất.

Quang cảnh hội nghị.

Tại phiên giải trình, Thường trực HĐND huyện Gia Lâm nêu 5 vấn đề về công tác quản lý nhà nước tại các CCN, cụm làng nghề, thuộc trách nhiệm của UBND huyện và các đơn vị liên quan, như: Vẫn còn một số sai phạm tại CCN làng nghề Bát Tràng với 38 ô đất sử dụng sai mục đích; việc xử lý vi phạm về sử dụng đất, trật tự xây dựng tại CCN làng nghề Bát Tràng theo kiến nghị tại các kết luận Thanh tra của Sở Tài nguyên và Môi trường, của huyện còn chậm. Việc Công ty cổ phần hạ tầng 18 ký 22 hợp đồng cho 21 tổ chức, cá nhân thuê sai mục đích sử dụng đất tại 10 ô đất thuộc CCN Ninh Hiệp chưa được xử lý dứt điểm. Tại cụm sản xuất làng nghề tập trung Kiêu Kỵ còn một số trường hợp xây dựng sai phép...

Lãnh đạo Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Gia Lâm giải trình tại hội nghị về công tác quản lý, sử dụng đất đai.

Đại diện các phòng, ban, đơn vị của huyện và lãnh đạo UBND huyện Gia Lâm đã giải trình những tồn tại, khó khăn, vướng mắc phát sinh đối với công tác quản lý nhà nước tại các CCN, cụm làng nghề trên địa bàn huyện; vấn đề đầu tư, khai thác cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các CCN, cụm sản xuất làng nghề; công tác thu gom chất thải rắn, vệ sinh môi trường; công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng…

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Trương Văn Học, thời gian tới, huyện tập trung rà soát, đánh giá thực trạng, làm rõ tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước tại các CCN, cụm làng nghề... để xây dựng kế hoạch, lộ trình, giải pháp xử lý cụ thể; tuyên truyền để các chủ đầu tư, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện nghiêm quy định của Nhà nước về quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng, phòng, chống cháy nổ, vệ sinh môi trường; củng cố hồ sơ, cưỡng chế xử lý dứt điểm các vi phạm.

Đồng thời, huyện đẩy nhanh tiến độ các CCN Đình Xuyên, CCN Phú Thị giai đoạn 2 để thu hút đầu tư kết cấu hạ tầng; tiếp tục đề xuất thực hiện dự án khu công nghiệp Phù Đổng; phối hợp với các sở, ngành liên quan đề xuất việc phát triển 8 CCN mới, tích hợp vào Quy hoạch Thủ đô Hà Nội, thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050...

Chủ Đề