Công chứng bằng cấp ở đâu

Trong cuộc sống, rất nhiều trường hợp cần sử dụng đến giấy tờ đã được công chứng, chứng thực. Vậy công chứng giấy tờ ở đâu? Nếu thực hiện thì phí, lệ phí tính thế nào?

  • Công chứng giấy tờ là gì?
  • Công chứng giấy tờ ở đâu?
  • Vì dịch Covid, công chứng giấy tờ ở đâu? Làm online được không?
  • Công chứng giấy tờ bao nhiêu tiền?
  • Công chứng giấy tờ ở UBND xã có được xuất hóa đơn không?

Câu hỏi: Cho tôi hỏi, hiện tôi muốn công chứng giấy tờ để đi xin việc nhưng không biết thực hiện ở đâu? Có thể giải đáp chi tiết vấn đề này cho tôi không ạ. Và cho tôi hỏi, phí để công chứng giấy tờ hết bao nhiêu tiền? Hiện nay, tình hình dịch bệnh cũng phức tạp, tôi có làm online được không?

Trả lời:

Công chứng giấy tờ là gì?

Hiện nay, nhiều người sử dụng khái niệm công chứng giấy tờ. Tuy nhiên, thực tế, theo quy định của pháp luật, cụ thể là theo giải thích tại Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, giấy tờ thường được chứng thực. Cụ thể:

Chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.

Trong khi đó, công chứng theo giải thích của khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014 là:

Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản [sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch], tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt [sau đây gọi là bản dịch] mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Căn cứ quy định này, giấy tờ thường được thực hiện chứng thực và chỉ có hợp đồng, giao dịch sẽ được công chứng bởi tổ chức hành nghề công chứng.

Như vậy, có thể hiểu, công chứng giấy tờ  không phải khái niệm đúng mà chỉ là cách nhiều người dùng để gọi chứng thực giấy tờ - việc cơ quan có thẩm quyền chứng thực một văn bản, giấy tờ có nội dung, hình thức đúng với bản chính.


Công chứng giấy tờ ở đâu?

Như phân tích ở trên, công chứng giấy tờ chính xác được gọi là chứng thực giấy tờ. Và cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc chứng thực giấy tờ được quy định cụ thể tại Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP gồm:

- Phòng Tư pháp huyện: Chứng thực bản sao do cơ quan của Việt Nam, nước ngoài, Việt Nam liên kết với nước ngoài cấp hoặc chứng nhận. Trong trường hợp này, người ký chứng thực là Trưởng phòng, Phó trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.

- Ủy ban nhân dân [UBND] cấp xã: Chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận. Người ký trong trường hợp này là Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã.

- Cơ quan đại diện: Chứng thực bản sao do cơ quan của Việt Nam, nước ngoài, Việt Nam liên kết với nước ngoài cấp hoặc chứng nhận. Người ký là viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự.

- Phòng/Văn phòng công chứng: Chứng thực bản sao do cơ quan của Việt Nam, nước ngoài, Việt Nam liên kết với nước ngoài cấp hoặc chứng nhận. Việc ký do Công chứng viên tại tổ chức hành nghề công chứng thực hiện.

Đặc biệt, việc chứng thực giấy tờ không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu [theo khoản 5 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP].

Như vậy, khi có nhu cầu chứng thực giấy tờ [thường được gọi là công chứng giấy tờ], người yêu cầu có thể đến Phòng Tư pháp cấp huyện, UBND cấp xã, Phòng/Văn phòng công chứng hoặc cơ quan đại diện ở bất cứ đâu để thực hiện.


Công chứng giấy tờ ở đâu? Hết bao nhiêu tiền? [Ảnh minh họa]

Vì dịch Covid, công chứng giấy tờ ở đâu? Làm online được không?

Khoản 1 Điều 10 Nghị định 23/2015/NĐ-CP nêu rõ:

Việc chứng thực được thực hiện tại trụ sở cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực, trừ trường hợp chứng thực di chúc, chứng thực hợp đồng, giao dịch, chứng thực chữ ký mà người yêu cầu chứng thực thuộc diện già yếu, không thể đi lại được, đang bị tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác.

Đồng thời, theo quy định tại Quyết định số 1329/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp, việc thực hiện chứng thực giấy tờ phải nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền. Do đó, vì dịch, nếu muốn chứng thực hồ sơ, giấy tờ thì người yêu cầu vẫn phải nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở cơ quan có thẩm quyền.

Cần lưu ý rằng, dưới tác động của dịch Covid-19, dù các địa phương có thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ thì cơ quan Nhà nước như Phòng Tư pháp cấp huyện, UBND cấp xã hoặc Phòng/Văn phòng công chứng vẫn là những cơ quan được phép hoạt động.

Do đó, nếu có nhu cầu, người cần chứng thực giấy tờ hoàn toàn có thể đến trụ sở của các cơ quan này để chứng thực.

Công chứng giấy tờ bao nhiêu tiền?

Chứng thực tại UBND cấp xã, phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện, Phòng/Văn phòng công chứng:

Phí chứng thực bản sao từ bản chính được nêu tại Điều 4 Thông tư 226/2016/TT-BTC là 2.000 đồng/trang. Từ trang thứ ba trở đi thì thu 1.000 đồng/trang và mức thu tối đa không quá 200.000 đồng/bản.

Mức phí chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận tại UBND cấp xã và Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện được quy định như sau:

Công chứng, chứng thực giấy tờ ở đâu? [Ảnh minh họa]

1. Phân biệt công chứng và chứng thực

- Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản [sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch], tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt [sau đây gọi là bản dịch] mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

[Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014]

- Chứng thực bao gồm các trường hợp sau:

+ Chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.

+ Chứng thực chữ ký là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.

+ Chứng thực hợp đồng, giao dịch là việc cơ quan có thẩm quyền chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

[Khoản 2, 3, 4 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP]

2. Công chứng, chứng thực ở đâu?

2.1. Công chứng hợp đồng, giao dịch ở đâu?

Điều 44 Luật Công chứng 2014 quy định:

Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ các trường hợp sau có thể công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng:

+ Người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được;

+ Người yêu cầu công chứng đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù;

+ Người yêu cầu công chứng có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.

Theo quy định tại Chương III Luật Công chứng 2014 thì tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng.

Như vậy, người yêu cầu có thể công chứng hợp đồng, giao dịch tại Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng hoặc bên ngoài trụ sở của Phòng chông chứng, Văn phòng công chứng nếu rơi vào các trường hợp như trên.

2.2. Chứng thực giấy tờ, tài liệu ở đâu?

Tùy vào loại giấy tờ, tài liệu cần chứng thực mà cơ quan tiến hành chứng thực sẽ khác nhau, cụ thể:

- Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền và trách nhiệm:

+ Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;

+ Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;

+ Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;

+ Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;

+ Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản.

- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có thẩm quyền và trách nhiệm:

+ Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;

+ Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;

+ Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;

+ Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;

+ Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;

+ Chứng thực di chúc;

+ Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;

+ Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ khoản 2 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP.

- Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc sau:

+ Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;

+ Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;

+ Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;

- Công chứng viên có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc sau:

+ Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;

+ Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch.

Như vậy, tùy thuộc vào loại giấy tờ, tài liệu,... mà người yêu cầu chứng thực giấy tờ, tài liệu,... có thể đến Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài; Phòng công chứng, Văn phòng công chứng để chứng thực.

[Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP]

Diễm My

Video liên quan

Chủ Đề