Code xuất khẩu thủy sản là gì

Để xuất khẩu được một lô hàng thủy sản ra nước ngoài không phải đơn giản, cần phải đạt rất nhiều tiêu chuẩn. Vấn đề đầu tiên cần quan tâm là Cơ Sở xuất khẩu thủy sản phải được công nhận và được cấp mã số xuất khẩu, đây cũng như là chiếc vé được cấp từ Cục quản lý chất lượng thủy sản cấp để có thể xuất khẩu vào nước bạn một cách chính thống. Sau khi có mã Code rồi thì khi xuất khẩu lô hàng cần làm Health Certificate là được.

Code xuất khẩu thủy sản là gì
thủ tục xuất khẩu thủy sản

CẤP MÃ SỐ CODE (MÃ SỐ XUẤT KHẨU)

Cơ sở sản xuất phải đáp ứng các điều kiện:

Nhà xưởng, trang thiết bị, con người phục vụ cho hoạt động sản xuất: phải đáp ứng theo Quy chuẩn QCVN 02 - 01:2009/BNNPTNT.

Chương trình quản lý chất lượng: đáp ứng theo Quy chuẩn QCVN 02 - 02:2009/BNNPTNT.

+ Phải xây dựng chương trình quán lý chất lượng theo HACCP cho các sản phẩm dự kiến xuất khẩu vào Trung Quốc.

+ Xây dựng thủ tục truy xuất và thu hồi sản phẩm: đáp ứng theo Thông tư 03/2011/TT-BNNPTNT;

+ Ghi nhãn hàng hóa: đáp ứng theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 cùa Chính phủ về nhãn hàng hóa và theo yêu cầu cua thị trường nhập khẩu. Các sản phẩm nhập khẩu biên mậu nhận biết trên bao bì đóng gói phải in ấn chắc chắn (không bao gồm hải sản ướp đá lạnh). Nội dung nhãn sán phẩm phải bao gồm:

- Tên thương mại và tên khoa học.

- Quy cách, ngày sản xuất, số lô,.

- Điều kiện bảo quản, phương thức sản xuất (đánh bắt biển/nuôi trồng), Vùng sản xuất.

- Tên và mã số doanh nghiệp chế biến sản xuất, đích đến là nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.

Cùng một lô hàng nhãn mác có kích thước phông chữ, màu sắc và vị trí trên bao bì phải giống nhau.

Ghi nhãn hàng hoá phải được hoàn tất trước khi công xưởng đóng gói, không được phép in tạm thời, dán tem, đóng bao hay các phương thức khác.

Code xuất khẩu thủy sản là gì
thủ tục xuất khẩu thủy sản

HOÀN THIỆN BỘ CHỨNG TỪ LÀM HẢI QUAN BAO GỒM

  • INVOICE
  • PACKING LIST
  • BILL OF LADING
  • CERTIFICATE OF ORIGIN
  • HEALTH CERTIFICATE (Thị trường Châu Âu là VETERINARY CERTIFICATE)
  • ANALYSIS CERTIFICATE (test vi sinh, kháng sinh)
    Code xuất khẩu thủy sản là gì
    thủ tục xuất khẩu thủy sản

Thực tế có những giấy hải quan không cần lấy, mà ở đây người nhập khẩu là người cần. nhưng trên đây thường là bộ chứng từ đầy đủ cho một lô hàng thủy sản xuất khẩu.

Hiện tại thì bên mình (EVERGREEN) đang có giá cước xuất khẩu hàng lạnh, hàng thủy sản đi các nước rất rất tốt và đang hỗ trợ cho rất nhiều doanh nghiệp ở Miền tây, vì vậy bạn cần giá cước hàng thủy sản tốt thì liên hệ cho mình nhé !!! EU (Liên minh Châu Âu) là một trong những thị trường lớn nhất trên toàn thế giới, theo nhận định đây là thị trường mục tiêu cho mặt hàng thủy sản của Việt Nam trong thời gian tới. Đặt biệt sau khi ký hiệp định EVFTA Hiệp định thương mại tự do với EU cơ hội xuất khẩu thủy sản sang thị trường này càng mở rộng.

Vậy các yêu cầu và quy định của EU về xuất khẩu thủy sản là gì? Có những yêu cầu nào là bắt buộc, hãy cùng Chất Lượng Việt tìm hiểu nhé!

Code xuất khẩu thủy sản là gì

1. Quốc gia và cơ sở chế biến phải được công nhận

Để xuất khẩu được thủy hải sản sang Châu Âu, nước xuất khẩu cần được các cơ quan có thẩm quyền của Châu Âu công nhận. Vì lý do này, nước xuất khẩu cần có quy định và năng lực để đảm bảo rằng thủy hải sản sản xuất tại quốc gia mình sẽ đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm của Châu Âu và không gây ra mối đe dọa cho người tiêu dùng Châu Âu.

Các quy định của EU về vệ sinh thực phẩm bao gồm tất cả các giai đoạn sản xuất, chế biến, phân phối và đưa ra thị trường. Các quy tắc vệ sinh của EU bao gồm:

  • Người kinh doanh thực phẩm chịu trách nhiệm chính về an toàn thực phẩm.
  • Đảm bảo an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi thực phẩm, bắt đầu tư công đoạn sản xuất.
  • Thực hiện các quy trình dựa trên nguyên tắc phân tích mối nguy và các điểm kiểm soát tới hạn (HACCP).
  • Áp dụng các yêu cầu vệ sinh cơ bản, có thể được quy định thêm đối với một số loại thực phẩm.

2. Không vượt quá mức dư lượng tối đa (MRL)

Liên minh Châu Âu đặt ra quy định nghiêm ngặt và phức tạp về mức dự lượng tối đa (MRL) đối với thủy hải sản. Các mức này được nêu cụ thể trong các văn bản quy định khác nhau. Với mỗi lô hàng thủy hải sản, nhà xuất khẩu phải chứng minh sản phẩm không vượt quá mức dư lượng tối đa liên quan bằng cách cung cấp giấy chứng nhận sức khỏe do phòng thí nghiệm được công nhận cấp.

Code xuất khẩu thủy sản là gì

Các quy định cần lưu ý khi xuất khẩu thủy sản sang EU bao gồm:

  • Quy định (EC) số 470/2009 đưa ra quy trình thiết lập MRLs đối với dư lượng các hoạt chất dược lý trong thực phẩm có nguồn gốc động vật, chẳng hạn như thuốc kháng sinh.
  • Quy định (EC) số 396/2005 thiết lập MRL của EU đối với thuốc trừ sâu.
  • Quy định (EC) số 1881/2006 quy định MRLs đối với một số chất gây ô nhiễm môi trường như kim loại nặng, kể cả thủy ngân.

Các quy định của EU về vấn đề này vốn đã rất phức tạp, lại thường xuyên thay đổi khi các nhà chức trách Châu Âu bắt đầu giám sát nghiêm ngặt hơn 1 dư lượng nhất định nào đó. Những thay đổi sẽ có tác động lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu, do đó doanh nghiệp cần cập nhật thường xuyên để chuẩn bị tốt nhất có thể khi các thay đổi trong các quy định được thực hiện.

3. Các quy định về ghi nhãn phải được tuân thủ nghiêm ngặt

Các quy định của EU quy định về ghi nhãn rất rõ ràng. Tuy nhiên, có thể có sự khác biệt nhỏ giữa việc ghi nhãn sản phẩm thủy hải sản chưa chế biến và sản phẩm đã qua chế biến, và giữa việc ghi nhãn cho thủy hải sản đánh bắt tự nhiên và thủy hải sản được nuôi trồng. Nhìn chung, các thông tin sau đây cần được dán nhãn trên tất cả các sản phẩm thủy sản:

  • Tên của sản phẩm, bao gồm tên thương mại và tên khoa học.
  • Danh sách thành phần, được thêm vào nhãn bên ngoài thùng carton.
  • Phương pháp sản xuất.
  • Xuất xứ.
  • Khối lượng tịnh.
  • Hạn sử dụng, bao gồm ngày, tháng và năm, theo thứ đó và đứng trước các từ “tốt nhất trước” hoặc “sử dụng trước”.
  • Người bán ở EU – tên và địa chỉ của người sản xuất, đóng gói hoặc người bán được thành lập ở EU.
  • Bao bì phải có số phê duyệt của EU.
  • Bao bì cũng phải có “số lô”, là số được cấp cho các sản phẩm cùng 1 lô từ cùng 1 nhà xuất khẩu.
  • Dinh dưỡng – thành phần và giá trị dinh dưỡng phải được đề cập đến.

Với các sản phẩm đóng gói sẵn cần bổ sung thêm 1 số thông tin, bao gồm:

  • Danh sách các thành phần, được thêm vào nhãn bao bì của người tiêu dùng.
  • Số lượng các thành phần (tính theo % của tổng khối lượng tịnh).
  • Khối lượng tịnh.
  • Tên doanh nghiệp và địa chỉ.
  • Nước xuất xứ hoặc nơi xuất xứ.
  • Hướng dẫn sử dụng.
  • Khai báo dinh dưỡng.
  • Ngày cấp đông đầu tiên (được coi là ngày cấp đông phù hợp cần phải được thỏa thuận với người mua).
  • Protein được bổ sung có nguồn gốc khác nhau.
  • Dấu hiệu nhận biết.
  • Nước được bổ sung phải được ghi như 1 thành phần.

4. Thủy hải sản có nguồn gốc hợp pháp

Quy định EU về ngăn chặn, loại bỏ đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không được kiểm soát (IUU) có hiệu lực từ ngày 01/01/2010. Theo Liên minh Châu Âu, đánh bắt IUU là bất kỳ hoạt động đánh bắt nào nằm trong khu vực cấm, sử dụng các phương pháp bất hợp pháp hoặc không được báo cáo. Đánh bắt IUU có tác động tiêu cực đến việc quản lý bền vững nguồn các toàn cầu (và địa phương), và tạo ra sự canh tranh không lành mạnh với những loài đánh bắt hợp pháp và có trách nhiệm.

EU yêu cầu chứng minh thủy hải sản không khai thác IUU. Các sản phẩm cá tự nhiên cần kèm theo giấy chứng nhận khai thác đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Giấy chứng nhận khai thác phải chứa tất cả các thông tin quy định trong mẫu theo quy định của EU. Nhà xuất khẩu có thể xin giấy chứng nhận khai thác đối với thủy hải sản được mua từ các tàu đã được đăng ký và cấp phép bởi các cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất khẩu.

Một số quốc gia như Việt Nam, Thái Lan và Ecuador phải đối mặt với các thẻ vàng yêu cầu các cơ quan chức năng của các quốc gia có hành động chống lại việc đánh bắt IUU. Nếu chính phủ không hành động, các nhà chức trách Châu Âu có thể phạt thẻ đỏ, đồng nghĩa với lệnh cấm nhập khẩu thủy hải sản của Châu Âu có nguồn gốc của những quốc gia này.

5. Kiểm tra hàng hải sản tại cửa khẩu

Sau khi vận chuyển, các lô hàng nhập khẩu phải vào EU thông quan một Trạm kiểm tra biên giới đã được phê duyệt. Tần suất kiểm tra thực tế phụ thuộc vào hồ sơ rủi ro của sản phẩm và vào kết quả của các lần kiểm tra trước đó. Các lô hàng bị phát hiện không tuân thủ luật pháp của EU sẽ bị tiêu hủy hoặc trong những điều kiện nhất định, được gửi lại trong vòng 60 ngày. Ngoài ra, công ty xuất khẩu có thể bị phong tỏa và cơ quan có thẩm quyền có thể phải đối mặt với hình thức kỷ luật.

Nếu sản phẩm thủy sản của bạn phải quá cảnh qua EU để đến Vương quốc Anh, thì sản phẩm đó phải vào lãnh thổ EU thông qua Trạm kiểm soát biên giới và mỗi chuyến hàng sẽ cần phải có Chứng từ nhập cảnh sức khỏe chung (Common Health Entry Document). Các nhà nhập khẩu sẽ cần thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền của Vương quốc Anh bằng cách sử dụng hệ thống thông báo nhập khẩu mới (IPAFFS: Nhập khẩu sản phẩm, động vật, hệ thống thực phẩm và thức ăn chăn nuôi), sẽ thay thế TRACES, nền tảng trực tuyến của EU.

Các quy định, yêu cầu bổ sung

1. Chứng nhận an toàn thực phẩm

Các quy định về an toàn thực phẩm của Ủy ban Châu Âu được coi là một trong những tiêu chuẩn pháp lý nghiêm ngặt nhất về an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, hầu hết người mua Châu Âu sẽ có các yêu cầu bổ sung về an toàn thực phẩm. Nhà nhập khẩu Châu Âu sẽ yêu cầu cơ sở của người xuất khẩu phải được chứng nhận bởi bên thứ 3. Các tiêu chuẩn được yêu cầu phổ biến nhất là Hiệp hội bán lẻ Anh (BRC) và Tiêu chuẩn bổi bật quốc tế (IFS).

2. Chứng nhận tuân thủ xã hội

Các siêu thị ở Châu Âu thường yêu cầu nhà cung cấp của họ phải được chứng nhận về tuân thủ xã hội bởi một bên thứ ba. Cũng giống như chứng nhận an toàn thực phẩm, chứng nhận tuân thủ xã hội chủ yếu liên quan đến các cơ sở chế biến. Các chứng chỉ này liên quan đến quyền, sức khỏe và thu nhập của những người làm việc trong cơ sở của người xuất khẩu.

Ở Châu Âu, các chương trình công nhận tuân thủ xã hội của bên thứ ba được chấp nhận rãi nhất là Tiêu chuẩn SA8000 của Quốc tế về trách nhiệm xã hội (SAI) và Sáng kiến tuân thủ xã hội của doanh nghiệp (BSCI).

3. Chứng nhận bền vững

Bất kể là tàu đánh cá hay trang trại cá, ngày càng có nhiều người mua ở Châu Âu yêu cầu các cơ sở sản xuất chính của người xuất khẩu phải được chứng nhận.

Chương trình chứng nhận bền vững được chấp nhận phổ biến nhất ở Châu Âu cho hải sản đánh bắt tự nhiên là của Hội đồng quản lý hàng hải (MSC). Kế hoạch bền vững được chấp nhận phổ biến nhất đối với thủy sản nuôi trồng là của Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản (ASC). Sự chấp nhận của thị trường đối với các chương trình bền vững có thể thay đổi khi có thêm nhiều nhà bán lẻ và các nhà phân phối khác cam kết chỉ cung cấp thủy sản có chứng nhận nguồn gốc từ các chương trình đã được tiêu chuẩn bởi Sáng kiến thủy sản bền vững toàn cầu (GSSI).