Cóc vàng làm chà bông là gì năm 2024

Tin mới

  • English
  • Truyền hình
  • Đăng nhập

Tất cả chuyên mục

Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước Trụ sở: Số 228 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú - TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước

Xã hội 10:12, 06/05/2015 GMT+7

Phiêu bạt nghề bán thịt cóc

Cóc vàng làm chà bông là gì năm 2024

BP - Trên các tuyến đường, đôi khi chúng ta thường bắt gặp cặp vợ chồng đi xe máy, phía sau chở một cái lồng, bên trên đậy chiếc chậu và kèm theo tấm bảng ghi dòng chữ “Bán cóc vàng, làm chà bông, làm thịt tại nhà” phía sau. Trên xe còn gắn thêm chiếc máy phát thanh với nội dung “Cóc vàng đây, cóc làm chà bông đây”...

Cóc vàng làm chà bông là gì năm 2024
Anh Hoàng Văn Hòa làm thịt cóc

Bôn ba tìm thượng đế

Sinh ra trong gia đình có nghề làm thịt cóc ở xã Thọ An, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội, năm 10 tuổi anh Hoàng Văn Hòa đã làm thịt cóc và chế biến thành chà bông. Năm 1999, anh cùng nhiều thanh niên trong làng rời quê đi các tỉnh, thành phố bán cóc làm chà bông tại nhà. Anh Hòa chia sẻ: “Hiện nay, do tác động của con người và sự biến đổi khí hậu nên cóc vàng ngày càng khan hiếm. Để có hàng, đi đến đâu chúng tôi phải đặt điểm mua cóc tới đó. Hiện chúng tôi đã có mối hàng ở các tỉnh. Họ mua được khoảng 20-50kg cóc thì gửi xe ôtô chuyển cho chúng tôi.

Không kể mưa hay nắng, những người bán cóc rong ruổi khắp các nẻo đường để bán. Anh Hòa cho biết: “Những ngày mới hành nghề, chúng tôi phải đi xe đạp và rao bằng miệng. Có ngày đạp mấy chục cây số, rao khô cổ họng mà chẳng ai mua. Mãi sau có điều kiện mua xe máy và bộ loa phát thanh nên một ngày có thể đi xuyên từ tỉnh này qua tỉnh khác. Ngày nào hên thì bán được khoảng 2kg chà bông, ngày xui thì về không. Trong khi cóc để lâu sẽ bị gầy và chết dần”.

Vợ chồng anh Hòa không ở cố định một chỗ. Hành trang họ mang theo ngoài cóc và các dụng cụ chế biến thì trên xe luôn có 2 chiếc võng dù và vài bộ quần áo để nghỉ qua đêm. Anh Hòa nói, làm nghề này rong ruổi khắp nơi, đến bữa thì mua cơm hộp ăn và tìm quán võng nghỉ một lát rồi đi tiếp. Nhiều địa điểm đi qua không có quán nước, dân cư ít, chúng tôi phải mắc võng trong vườn cây bên đường nằm nghỉ. Buổi tối thuê phòng trọ ngủ qua đêm, sáng mai đi tiếp.

Để hiểu thêm về nghề bán cóc, chúng tôi theo chân vợ chồng anh Hòa một ngày làm người bán cóc dạo. Chúng tôi đi từ thị xã Đồng Xoài đi Bù Đốp giữa cái nắng gay gắt của mùa khô, hơi nóng bốc lên từ mặt đường làm rát mặt. Người đẫm mồ hôi, nhưng vợ chồng anh Hòa vui như được của khi có một khách ngoắc tay “cóc... cóc”. Sau một hồi trả giá, khách hàng đồng ý làm 1kg chà bông cóc với giá 2,3 triệu đồng. Quên cả mệt nhọc, vợ chồng anh bắt tay làm thịt cóc. Anh Hòa chia sẻ: Thịt cóc bổ nhưng làm không sạch rất nguy hiểm cho người ăn vì cóc có tuyến độc. Đặc biệt, trứng cóc và nhựa (mủ) cóc chứa nhiều độc nên người làm tuyệt đối không được để dính vào thịt cóc.

Cóc làm thịt xong được bóp với muối, chanh hoặc giấm, sau đó rửa sạch và hấp chín bằng hơi từ 20-30 phút. Sau khi hấp chín, thịt cóc được xay nhuyễn và cho vào chảo sao vàng. Khi xay nhỏ thịt cóc như bột thì đem sàng để loại bỏ phần xương còn sót lại. “Thịt cóc là món ăn bổ dưỡng dành cho trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng... Thông thường, chỉ những gia đình có điều kiện mới mua cho con ăn” - anh Hòa cho biết thêm.

Thức ăn bổ dưỡng

Theo cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS.TS Đỗ Tất Lợi, thịt cóc chứa 53,37% chất đạm, 12,66% chất béo và một số chất khác... Như vậy, giá trị dinh dưỡng trong thịt cóc rất cao. Vì lẽ đó mà nhiều phụ huynh sẵn sàng bỏ tiền triệu mua cóc làm chà bông để bổ sung chất dinh dưỡng cho con. Chị Lê Thị Ngọc Thương ở thôn 4, xã Đa Kia (Bù Gia Mập) cho biết: “Trước đây, con đầu của tôi bị còi xương, suy dinh dưỡng. Nghe mọi người nói ăn thịt cóc tốt nên tôi mua cho con ăn. Thấy cháu mập hẳn lên nên tôi tiếp tục mua cóc làm cho cháu thứ hai ăn”.

Khi được hỏi thời gian qua trên các phương tiện thông tin đại chúng thường đưa tin người dân tử vong do ăn thịt cóc, sao chị vẫn mua cho con ăn mà không sợ rủi ro? Chị Thương nói: “Đúng là nghe vẫn sợ, nhưng những trường hợp đó là do người dân tự làm, họ không có kinh nghiệm, khi làm không được sạch, để sót trứng hoặc làm mủ dính vào thịt nên bị ngộ độc. Tôi cũng chưa nghe có trường hợp nào chết vì ăn thịt cóc do họ làm. Với lại mình cũng tin tưởng vào tay nghề, vì họ sinh ra từ cái nôi có nghề làm thịt cóc truyền thống. Họ làm tại nhà, mình quan sát được, khi chế biến họ vẫn nêm nếm và ăn thử nên mình yên tâm cho con ăn”.

Cùng chung suy nghĩ với chị Thương, chị Nguyễn Thị Hạnh ở xã Tiến Hưng, thị xã Đồng Xoài nói: “Thịt cóc chứa nhiều can xi giúp trẻ chắc xương và hấp thu chất dinh dưỡng tốt nên tôi mua cho cháu ăn. Trước đây, 1kg cóc chà bông có giá 1,5 triệu đồng, nay tăng lên 2,3 triệu đồng. Nếu có điều kiện tôi vẫn mua cho con ăn”.

Bác sĩ Phạm Ngọc Hưng, Phó chủ tịch Hội Đông y tỉnh cho biết: Thịt cóc rất bổ dưỡng, chủ yếu dùng trị bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em. Thịt cóc kích thích trẻ hay ăn, chắc xương và hấp thu các chất dinh dưỡng tốt. Tuy nhiên, rất nguy hiểm nếu để sơ suất trong quá trình chế biến.