Có nên cho mượn số tài khoản ngân hàng không

Cho người khác mượn thẻ ATM sau đó người mượn có hành vi lừa đảo thì chủ thẻ có trách nhiệm gì không ?, Như vậy theo quy định trên thì trách nhiệm đồng phạm

Cho người khác mượn thẻ ATM sau đó người mượn có hành vi lừa đảo thì chủ thẻ có trách nhiệm gì không?

Câu hỏi của bạn:

     Xin luật sư cho biết, 
     Cho em hỏi. Năm 2016 em có quen 1 chị là khách hàng của em. Qua thời gian làm khách hàng quen chị em có quen thân với nhau. Trong thời gian này chị đó có nhờ em làm giúp 1 thẻ ngân hàng mang tên em nhưng đăng ký sđt của chị đó. Em tin tưởng và đã giúp đỡ chị đó. Sau 1 năm em biết chị đó lừa rất nhiều tiền của người khác và gửi vào tài khoản mang tên em. Cho em hỏi nếu bị kiện em sẽ chịu tội như thế nào ạ? Em đang rất lo lắng. Mong luật sư tư vấn giúp e! Em cảm ơn

     Chào bạn! Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư như sau:

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung một số điều năm 2009

Nội dung tư vấn: Cho người khác mượn thẻ ATM sau đó người mượn có hành vi lừa đảo thì chủ thẻ có trách nhiệm gì không ?

   1. Cho người khác mượn thẻ ATM sau đó người mượn có hành vi lừa đảo thì cấu thành tội gì ?

   Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung một số điều năm 2009 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

   Điều 139 Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a] Có tổ chức;

b] Có tính chất chuyên nghiệp;

c] Tái phạm nguy hiểm;

d] Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ] Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e] Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g] Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một  trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a] Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b] Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,  thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a] Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b] Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”

Cho người khác mượn thẻ ATM

     Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin và giao tài sản cho người phạm tội

     Trong đó dùng thủ đoạn giam dối là đưa ra thông tin giả [không đúng sự thật] nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội, việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết [viết thư], bằng hành động. 

     Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Đặc điểm của việc chiếm đoạt này là nó gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối

     Về giá trị tài sản chiếm đoạt: Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ hai triệu đồng trở lên. Nếu dưới hai triệu đồng thì phải thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bi kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì người thực hiện hành vi nêu trên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

     Mặt khác người phạm tội phải thực hiện hành vi với lỗi cố ý và trong khi thực hiện hành vi người phạm tội có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định

   2. Cho người khác mượn thẻ ATM sau đó người mượn có hành vi lừa đảo thì chủ thẻ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không ?

   Theo như câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

   Điều 20. Đồng phạm

“1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2.  Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.”

      Như vậy theo quy định trên thì trách nhiệm đồng phạm được đặt ra khi mà bạn biết hành vi trên của chị ta là lừa đảo và cùng với đó là có hành vi cho mượn thẻ ATM để chị ta thực hiện hành vi lừa đảo thì vấn đề hình sự mới được đặt ra với bạn

      Tuy nhiên trong câu hỏi của bạn. Bạn chỉ có hành vi cho chị ta mượn thẻ ATM, ngoài ra bạn hoàn toàn không biết chị ta có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác. Như vậy có thể nói hành vi trên của bạn hoàn toàn độc lập với hành vi phạm tội. Hay nói cách khác hành vi này của bạn không phải là hành vi của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, và do vậy bạn sẽ không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh trên.

     Ngoài ra bạn có thể có thể tham khảo các hành vi sau:

    Để được tư vấn chi tiết về lĩnh vực hình sự , quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật 24/7:19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: . Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

STO - Khi bị cơ quan công an triệu tập để làm việc, L.T.K, ngụ tại quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh vẫn chưa hết bàng hoàng. Thông qua mạng xã hội, K quen biết với một người nước ngoài và cho người này sử dụng tài khoản ngân hàng [dịch vụ ATM] mà không biết đối tượng sử dụng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đối tượng đã thực hiện hành vi lừa đảo và yêu cầu các bị hại chuyển tiền vào tài khoản của K, sau đó rút tại các điểm giao dịch trong và ngoài nước. Tổng số tiền đối tượng chiếm đoạt của các bị hại lên đến hàng trăm triệu đồng.

Sau khi củng cố các tài liệu liên quan, Phòng An ninh Kinh tế Công an tỉnh Sóc Trăng mời đương sự L.T.K để làm rõ số tiền của các bị hại đã chuyển vào tài khoản của K.

Đương sự K khai nhận, thông qua mạng xã hội đã quen biết được Jimmy [tên đã thay đổi]. Jimmy đã yêu cầu K lập một tài khoản ngân hàng để thực hiện các hoạt động làm ăn với các đối tác trong nước. Jimmy không nói rõ làm gì và K cũng không nhận được bất cứ một lợi ích nào từ việc cho đối tượng mượn tài khoản. K cũng không biết tài khoản của mình đã được sử dụng để thực hiện bao nhiêu giao dịch, những giao dịch đó nội dung gì. Khi bị các bị hại gọi vào số điện thoại [số điện thoại đăng ký liên hệ khi cần thông báo về tài khoản], K mới biết tài khoản của mình bị Jimmy sử dụng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người khác.

Đại diện chi nhánh ngân hàng nơi K thực hiện giao dịch cũng gọi điện thoại yêu cầu K đến ngân hàng để xác nhận các số dư [có] trong tài khoản nhưng K không đến vì không biết nguồn gốc của số dư trong tài khoản của mình; đồng thời yêu cầu ngân hàng tự xử lý số dư nói trên.

Phòng An ninh Kinh tế Công an tỉnh trao trả lại tài sản cho chị T.T.H.H. Ảnh: H.Nhân

Từng là nạn nhân của kẻ lừa đảo, bà T.T.H.H ngụ tại Phường 3 [TP. Sóc Trăng] cho biết có người tự xưng là K gọi vào số điện thoại thông báo có một món quà từ nước ngoài gửi về, yêu cầu chuyển 27 triệu đồng vào số tài khoản để nộp thuế hải quan. Khi bà H yêu cầu được xem quà thì người tự xưng là K trả lời quà để trong kho không xem được. Sau một vài câu dụ dỗ “ngon ngọt”, bà H đã chuyển số tiền vào tài khoản của người tự xựng là K cung cấp.

Khi thực hiện xong giao dịch, bị hại gọi điện cho đối tượng nhưng không liên lạc được, nghi ngờ mình bị lừa đảo nên bị hại đã đến trình báo với Phòng An ninh Kinh tế Công an tỉnh Sóc Trăng. Trên tinh thần trách nhiệm, Phòng An ninh Kinh tế Công an tỉnh đã nhanh chóng xác minh, phối hợp với ngân hàng thu hồi, trả lại tài sản cho bà T.T.H.H.

Sau đó, Phòng An ninh Kinh tế và các đơn vị nghiệp vụ, Công an TP. Sóc Trăng nhận được nhiều tin báo tương tự. Phần lớn các bị hại thông qua các mối quan hệ, kết bạn trên mạng xã hội, bị các đối tượng lợi dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Thông qua vụ việc nêu trên, cơ quan công an cảnh báo với mọi người dân đừng nghe theo lời người lạ yêu cầu chuyển tiền để nhận quà, thưởng hoặc cho các đối tượng sử dụng tài khoản cá nhân, vô tình tiếp tay cho đối tượng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, có thể trở thành đồng phạm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Nghị định số 96/2014/NĐ-CP, ngày 17-10-2014 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng; trong đó các hành vi sau sẽ bị xử lý vi phạm hành chính, trường hợp nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật, bao gồm: Hành vi sử dụng các giấy tờ tùy thân giả mạo để đăng ký mở và sử dụng tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng, sau đó bán lại cho người khác vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành về hành vi bị cấm, như: Hành vi cung cấp thông tin không trung thực trong quá trình cung ứng và sử dụng dịch vụ thanh toán; hành vi mở hoặc duy trì tài khoản thanh toán nặc danh, mạo danh; hành vi sử dụng thẻ để thực hiện các giao dịch cho các mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, lừa đảo, gian lận và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Thanh Phong

Video liên quan

Chủ Đề