Có mấy cách ẩn dụ

Ẩn dụ là một phép tu từ được sử dụng phổ biến trong văn học Việt Nam. Vậy nhưng, nhiều người vẫn không biết ẩn dụ là gì? Cách tạo nên một câu ẩn dụ hay chinh phục giáo viên? Sự khác nhau giữa hai phép ẩn dụ và hoán dụ. Nếu bạn đang không biết những điều này. Vậy thì mời bạn cùng theo dõi bài viết của BachkhoaWiki để khám phá ẩn dụ là gì và bí quyết để có một câu ẩn dụ đúng và hay nhé!

Ẩn dụ là gì?

Ẩn dụ là gì?

Theo định nghĩa trong sách giáo khoa tiếng Việt, ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.

Sau khi biết ẩn dụ là gì, nếu bạn vẫn còn đang mơ hồ không hiểu rõ thì hãy cùng BachkhoaWiki quan sát ví dụ sau đây nhé:

“Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”

Trả lời: “Lửa lựu lập lòe” là hình ảnh ẩn dụ cho “những bông hoa lựu đỏ mọc lấp ló trong những đám lá cây như những đốm lửa”.

Hiểu rõ ẩn dụ là gì thì BachkhoaWiki mời bạn đọc xem tiếp, tìm hiểu rõ hơn về các loại ẩn dụ. Để viết một câu ẩn dụ thì cần phải phân biệt đó là loại ẩn dụ nào.

Trong phép tu từ ẩn dụ, có 4 loại ẩn dụ chính:

Ẩn dụ hình thức: là cách viết dựa vào các điểm tương đồng, giống nhau trong sự vật hiện tượng.

Ẩn dụ cách thức: là hình thức đặt vấn đề theo nhiều cách khác nhau

Ẩn dụ phẩm chất: là sự tương đồng về phẩm chất trong các sự vật, hiện tượng.

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: là sự chuyển đổi cảm giác dựa trên sự tương đồng của các giác quan. Chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác.

Đối thoại theo lối ẩn dụ là gì?

Đối thoại theo lối ẩn dụ là cách viết những câu văn, nói những câu nói có sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Cách sử dụng này sẽ giúp bạn ngày càng vận dụng thành thạo pháp ẩn dụ và góp phần tạo nên những câu văn hay.

Nếu bạn đã biết ẩn dụ là gì và muốn viết một câu ẩn dụ hay. Bạn hãy áp dụng phép ẩn dụ theo hình thức đối thoại.

Các biện pháp tu từ là gì?

Các biện pháp tu từ là cách sử dụng ngôn ngữ nhưng ở mức nghệ thuật hơn, hấp dẫn và sâu sắc hơn. Trong tiếng Việt, có một số biện pháp tu từ thường gặp như là: nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ,…

Việc vận dụng các biện pháp tu từ trong câu văn vô cùng quan trong. Bởi các phép tu từ sẽ giúp câu văn tăng sức gợi hình, gợi cảm, gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Tác dụng của ẩn dụ là gì?

Ẩn dụ có một tầm quan trọng vô cùng trong câu văn. Biện pháp tu từ ẩn dụ giúp câu văn tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt tạo nên một ấn tượng tốt trong lòng người đọc.

Nếu sau khi tìm hiểu ẩn dụ là gì? Bạn cảm thấy thật khó vận dụng, bạn không muốn luyện tập sử dụng phép tu từ này. Vậy thì hãy để BachkhoaWiki phân tích sự khác biệt giữa câu văn có phép ẩn dụ và không phép ẩn dụ cho bạn nhé!

Cách viết thứ 1: Diễn đạt bình thường, không phép ẩn dụ

Bác Hồ mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

Cách viết thứ 2: Diễn đạt có sử dụng phép ẩn dụ

Người cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

Trả lời: Nhìn vào hai hình thức viết, bạn có thể thấy rằng ở cách viết thứ 2 giúp câu văn trở nên tình cảm, có tính cảm xúc sâu sắc hơn là cách viết thứ 1.

Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ

Sau khi biết hoán dụ và ẩn dụ là gì. Nhiều bạn học sinh cảm thấy khá rối, nhầm lẫn giữa hai phép tu từ này. Hiểu rõ điều đó, BachkhoaWiki xin gửi đến bí quyết phân biệt ẩn dụ và hoán dụ chỉ trong vài phút.

Hoán dụ là gì?

Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với.

Ví dụ: Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể.

Trả lời: Làng xóm ta là hình ẩn hoán dụ cho người dân, với mối quan hệ vật chứa đựng và vật bị chứa đựng.

Sự khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ:

Có nhiều bạn dù đã thuộc lòng ẩn dụ là gì, hoán dụ là gì. Thế nhưng vẫn không cách nào phân biệt được ẩn dụ và hoán dụ khác nhau như thế nào.

Ẩn dụ: Dựa vào quan hệ tương đồng [liên tưởng], cụ thể là tương đồng về: hình thức, cách thức thực hiện, phẩm chất, cảm giác.

Hoán dụ: Dựa vào quan hệ tương cận, gần gũi, cụ thể là bộ phận – toàn thể, vật chứa đựng – vật bị chứa đựng, dấu hiệu của sự vật – sự vật, cụ thể – trừu tượng.

Cho 10 ví dụ về ẩn dụ

Để hiểu ẩn dụ là gì rõ nhất thì cần phải luyện tập nhiều. BachkhoaWiki xin gửi đến bạn một số câu ví dụ về ẩn dụ để bạn tham khảo nhé!

Câu 1: Tôi có dịp được về thăm làng Sen nơi quê Bác. Nơi ấy, có những hàng râm bụt thắp lên ngọn lửa hồng.

Trả lời: “thắp” là hình ảnh ẩn dụ của “nở hoa”, “ngọn lửa hồng” là hình ảnh ẩn cho những bông hoa sắc đỏ.

Câu 2: Sau đợt mưa dầm, nhìn con sông vui như thấy nắng giòn tan, vui như mở hội khua chiêng.

Trả lời: “giòn tan” là hình ẩn dụ của “cái bánh”, “nắng” đây là hình thức ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, không thể dùng vị giác để cảm nhận mà phải dùng thị giác.

Câu 3: “Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng”

[Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ]

Trả lời: “con chim chiền chiện” là hình ảnh ẩn dụ cuộc sống mới của người dân

“hót” là hình ảnh ẩn dụ “tiếng reo vui của con người”

“giọt” là hình ảnh ẩn dụ “thành quả cách mạng và công cuộc xây dựng đất nước”

“hứng” là hình ảnh ẩn dụ “trân trọng thành quả cách mạng.

Câu 4: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Trả lời: “quả” là hình ảnh ẩn dụ của sự thụ hưởng, thành quả”

“kẻ trồng cây” là hình ảnh ẩn dụ của  “người lao động đã tạo nên thành quả ấy”

Câu 5: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”

Trả lời: “mực” là hình ảnh ẩn dụ chỉ “những điều xấu”

“đen” là hình ảnh ẩn dụ chỉ “những loại người xấu trong xã hội”

“đèn” là hình ảnh ẩn dụ chỉ “những điều tốt”

“sáng” là hình ảnh dụ chỉ “những người tốt trong xã hội”

Câu 6:

“Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”

Trả lời: Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác giúp người đọc cảm nhận được rõ rệt âm thanh của tiếng rơi.

Câu 7:

“Gặp đây mận mới hỏi đào,

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa

Mận hỏi thì đào xin thưa,

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.”

Trả lời: “Mận”, “đào” là hình ảnh ẩn dụ của “đôi nam nữ”

Câu 8: Gấu yêu của ba, ba thương con lắm.

Trả lời: “Gấu” là hình ảnh ẩn dụ của “đứa con”

Câu 9:

“Tiếc thay một đóa trà mi

Con ong đã tỏ đường đi lối về”

Trả lời: “đóa trà mi” là hình ẩn dụ “thân phận của nàng Kiều”

Câu 10: Trong góc lớp tôi có một chú vẹt

Trả lời: “chú vẹt” là hình ảnh ẩn dụ “một bạn học sinh nói nhiều”

Xem thêm:

  • Account for là gì?
  • Lá diêu bông là gì?

Bài viết trên đây đã giải đáp những thắc mắc ẩn dụ là gì, các loại ẩn dụ. Sự khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ. Mong rằng bài viết ẩn dụ là gì của BachkhoaWiki  gửi đến sẽ giải đáp được tất cả thắc mắc của bạn đọc. Đặc biệt, đừng quên ủng hộ những bài viết tiếp theo của BachkhoaWiki bạn nhé.

Ẩn dụ là một phép tu từ được sử dụng rất phổ biến trong văn học dân gian cũng như văn học hiện đại của Việt Nam. Tuy nhiên để định nghĩa được ẩn dụ là gì? Có bao nhiêu kiểu ẩn dụ? Ẩn dụ khác hoán dụ ở điểm nào thì không phải ai cũng nắm rõ.

Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp khái niệm ẩn dụ là gì. Đồng thời nếu ra những ví dụ cụ thể của phép ẩn dụ trong văn học, cũng như giúp bạn phân biệt được ẩn dụ với hoán dụ. Cùng theo dõi nha.

Phép ẩn dụ là gì có mấy loại ẩn dụ?

Phép ẩn dụ là gì có mấy kiểu ẩn dụ?

Phép tu từ ẩn dụ là gì? Khái niệm của ẩn dụ như sau:

Ẩn dụ là một biện pháp tu từ mà ở đó có các sự vật và hiện tượng được nhắn đến quá việc gọi tên sự vật hiện tượng khác mà ở đó có những nét tương đối giống nhau. Sử dụng biện pháp ẩn dụ nhằm mục đích chính là tăng khả năng gợi hình, gợi cảm.

Ví dụ về phép ẩn dụ:

“Gặp đây mận mới hỏi đào,

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?

Mận hỏi thì đào xin thưa,

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào!”

Phép ẩn dụ trong câu ca dao trên là đôi nam nữ tỏ tình nhau nhưng lại không nói tên thật mà mượn hai cái tên là “mận, đào” để hỏi về “vườn hồng” có nghĩa là hỏi cô gái đã có người yêu chưa.

Biện pháp tu từ ẩn dụ là gì có mấy kiểu ẩn dụ?

Các hình thức của biện pháp ẩn dụ được thể hiện dưới bốn hình thức:

  • Ẩn dụ hình thức
  • Ẩn dụ cách thức
  • Ẩn dụ phẩm chất
  • Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Ẩn dụ là một hình thức phổ biến trong tiếng Việt. Ẩn dụ có nhiều dạng và có nhiều chức năng khác nhau. Phép ẩn dụ có thể được sử dụng cùng với các biện pháp khác [như so sánh, nhân hoá …] để nâng cao hiệu quả biểu đạt.

Ẩn dụ hình thức và ẩn dụ cách thức là gì?

Phép ẩn dụ hình thức là gì?

Ẩn dụ hình thức có thể được hiểu như sau: người hành văn dựa vào các điểm tương đồng hoặc các điểm giống nhau giữa các sự vật hiện tượng. Và khi dùng ẩn dụ hình thức cũng là cách người nói dấu đi một phần nghĩa.

Ví dụ 1:

“Dưới trăng quyên đã gọi hè.

Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”

Hình ảnh “Lửa lựu” là hình ảnh ẩn dụ vì màu đỏ của hoa lưu giống như màu lửa. Vì vậy, tác giả dùng hình ảnh lửa để chỉ màu của quả lựu.

Ví dụ 2:

“Vân xem trang trọng khác vời.

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”

“Khuôn trăng” là một hình ảnh đã được ẩn dụ. Hình ảnh này mang ý nghĩa là khuôn mặt đầy đặn, xinh đẹp như vầng trăng của Thúy Vân. Câu này mang hàm ý chỉ vẻ đẹp tươi trẻ của Thúy Vân.

Ví dụ 3:

“Về thăm nhà Bác Làng Sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng”

Thắp là hình ảnh được ẩn dụ hóa để chỉ hình ảnh hoa râm bụt đang nở

Phép ẩn dụ cách thức là gì?

Ẩn dụ cách thức là hình thức đặt ra vấn đề theo nhiều cách, ẩn dụ này hỗ trợ người nói diễn đạt hàm ý vào câu.

Ví dụ:

Trong câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Cụm từ Kẻ trồng cây là hình ảnh ẩn dụ, ám chỉ người lao động, tạo ra giá trị bằng sức lao động

Ẩn dụ phẩm chất và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là gì?

Ẩn dụ phẩm chất là gì?

Ẩn dụ phẩm chất là cách dùng các đặc tính và phẩm chất tương đồng của một sự vật và hiện tượng này đi cùng một sự vật hiện tượng khác. Hay nói cách khác, ẩn dụ phẩm chất là dựa vào sự tương đồng về phẩm chất giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác.

Ví dụ 1:

“Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”

Trong những câu thơ trên, ta có thể hiểu con thuyền là người đàn ông luôn di chuyển nhiều nơi. Còn hình ảnh bến là hình ảnh ẩn dụ chỉ cố định người con gái ở một nơi.

Ví dụ 2:

“Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm”

Người cha ở đây chính là hình ảnh ẩn dụ nói về Bác Hồ

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là gì?

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là hình thức tu từ dựa trên các đặc tính riêng biệt của sự vật nhất định. Được nhận biết bằng một giác quan tuy nhiên lại được đặc tả bằng câu từ cho các gian quan khác. Nói cách khác, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là dựa trên sự giống nhau về cảm giác. Chuyển đổi từ hình thái cảm giác này sang hình thái cảm giác khác.

Ví dụ 1:

“Trời nắng giòn tan: nói đến trời nắng to, có thể làm khô mọi vật”

Ví dụ 2:

“Ngoài thềm rơi chiếc lá đa, tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiên”

Ẩn dụ là gì hoán dụ là gì: Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ

Và để giúp các bạn có thể nhận biết cũng như phân biệt được giữa biện pháp tu từ ẩn dụ và hóa dụ. Thì dưới đây là những điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 biện pháp tu từ này:

Sự giống nhau giữa phép Ẩn dụ và Hoán dụ

Ẩn dụ và hoán dụ đều là các phép tu từ được sử dụng nhiều với mục đích là tăng sức gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt. Bản chất của ẩn dụ và hoán dụ đều lấy sự vật, hiện tượng này nhằm miêu tả sự vật, hiện tượng khác theo quy luật liên tưởng.

Sự khách nhau giữa phép Ẩn dụ và Hoán dụ

Hoán dụ và ẩn dụ có cơ sở liên tưởng khác nhau, cụ thể là:

  • Phép Ẩn dụ: dựa vào quan hệ tương đồng, cụ thể về tương đồng như là về: hình thức, cách để thực hiện, phẩm chất, cảm giác
  • Phép Hoán dụ: dựa vào quan hệ tương đương và cụ thể như: cái bộ phận và cái toàn thể, vật chứa đựng và vật bị chứa đựng, dấu hiệu của sự vật và sự vật, cái cụ thể và cái trừu tượng.
Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ

Phân biệt phép ẩn dụ và phép so sánh

Sự khác nhau giữa ẩn dụ và so sánh ở những điểm như sau:

  • Phép Ẩn dụ: là một cách tu từ mà người hành văn không cần đến dấu câu hay từ ngữ để phân biệt giữa sự vật và hiện tại. Có thể nói, ẩn dụ được xem như là cách để so sánh ngầm các sự vật và hiện tượng có các đặc điểm giống nhau.
  • Phép So sánh: Thường sử dụng dấu câu hoặc so sánh, có thể là so sánh tương đương hoặc không tương đương.

Ví dụ:

“Da trắng như tuyết, tóc đen như mun”

Phép so sánh được thể hiện bằng từ “như”, “da” được so sánh với “tuyết”, và “tóc” được so sánh với “gỗ mun”.

Hay trong câu:

“Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con”.

So sánh ở đây là chỉ ra những so sánh không tương đương nhau qua từ “chẳng bằng”.

Luyện tập phép ẩn dụ

Câu 1 [trang 69 SGK lớp 6 tập 2]:

Cách 1: nói theo cách bình thường

Cách 2: sử dụng biện pháp tu từ so sánh thông qua từ “như”

Cách 3: sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ

Cách thứ 3 mang nội dung biểu cảm, có tính hình tượng và cảm xúc nhiều hơn

Câu 2 [trang 70 SGK lớp 6 tập 2]

Thể hiện sự biết ơn, tưởng nhớ những người đã tạo ra những giá trị cho chúng ta tiếp nhận

=> Quả: là thành quả được tạo ra

=> Kẻ trồng cây: là người lao động, người tạo ra giá trị

  1. Mang ý nghĩa khuyên răn con người nên tìm môi trường tốt để sống

=> Mực – đen: là môi trường xấu, người xấu sẽ làm cho chúng ta lây nhiễm những thói xấu

=> Đèn – sáng: môi trường tốt sẽ làm chúng ta tiếp thu được những thứ tốt đẹp

  1. Tấm lòng son sắt, thủy chung của người ở đối với người đi

=> Thuyền: ẩn dụ cho người ra đi

=> Bến: tượng trưng cho người ở lại

  1. Mặt trời [trong câu: thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ]: nói đến Bác Hồ – người như mặt trời mang lại nguồn sống cho tất cả chúng ta.

Câu 3 [trang 70 SGK lớp 6 tập 2]

Nắng – chảy: ánh nắng đem lại cảm nhận qua màu sắc [nắng vàng, nắng chói chang,…], chảy thể hiện tính chất của sự vật [là một chất lỏng]. Ánh nắng ở đây được hiện ra như một thứ “chất lỏng” có thể “chảy đầy vai”. Với cách diễn đạt này, ánh nắng trở nên mềm mại, sinh động và gần gũi hơn.

Tiếng rơi là âm thanh được nhận biết thông qua thính giác, không thể nhận biết bằng thị giác; sự chuyển đổi cảm giác giúp người đọc có thể hình dung được sự nhẹ nhàng của tiếng rơi với một hình khối cụ thể [“mỏng” cảm nhận bằng xúc giác, “rơi nghiêng” nhận biết thông qua thị giác]

Ướt tiếng cười: “tiếng cười” là  âm thanh, được nhận biết thông qua thính giác. Ở đây tiếng cười được nhìn thấy, cảm nhận qua xúc giác. Sự chuyển đổi, hòa quyện cơn mưa vào tiếng cười của bố thể hiện sự mới mẻ và cách nhìn hồn nhiên của trẻ thơ.

Câu 4: Tìm các biện pháp ẩn dụ

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”: Hình ảnh ẩn dụ “kẻ trồng cây” dùng để chỉ người tạo ra giá trị bằng sức lao động của mình. Câu tục ngữ khuyên nhủ thế hệ sau cần biết ơn những người đã lao động để tạo ra thành quả.

“Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”: “mực” ẩn dụ cho những điều xấu, môi trường xấu. Còn “đèn” dùng để chỉ những điều tốt đẹp và môi trường sống tốt. Câu tục ngữ thể hiện ảnh hưởng của môi trường sống và các yếu tố xung quanh tới nhân cách con người. Khuyên người ta nên sống ở những môi trường tốt, giao du với người tốt.

“Thuyền” là hình ảnh ẩn dụ cho người con trai. “Bến” là ẩn dụ cho người con gái.

“Mặt trời” dùng để nói đến Hồ Chí Minh. Ý nói Bác Hồ cũng vĩ đại, to lớn và ấm áp như mặt trời.

Luyện tập định nghĩa phép ẩn dụ là gì qua các bài tập

Như vậy chúng ta đã cùng nhau định nghĩa khái niệm ẩn dụ là gì và tìm hiểu cách sử dụng phép tu từ này trong văn học. Hy vọng bạn đọc sẽ biết cách vận dụng phép ẩn dụ trong những bài văn của mình thành thạo hơn sau khi tham khảo bài viết này nhé.

Video liên quan

Chủ Đề