Cơ hội việc làm của ngành Khoa học vật liệu

Cập nhật 29/06/2021 bởi

Ngày nay, thật dễ dàng để chỉ ra đâu là nguyên liệu tạo nên một tòa nhà, một cây cầu hay thậm chí là cả một chiếc máy tính để bàn. Tuy nhiên, đằng sau nó là cả một ngành khoa học vật liệu [KHVL] mà ít ai biết tới. Bài viết sau xin chia sẻ một số thông tin bổ ích xoay quanh ngành khoa học này.

Ngành Khoa học vật liệu là gì?

Khoa học vật liệu [tiếng Anh: Materials Science] là một môn khoa học liên ngành, nghiên cứu về mối quan hệ giữa cấu trúc, công nghệ chế tạo, thành phần xử lý cùng tính chất của các vật liệu. Các ngành khoa học tham gia vào việc nghiên cứu này chủ yếu là vật lý, hóa học và toán học. Đối tượng nghiên cứu thông thường chính là vật liệu ở thể rắn, sau đó mới đến thể lỏng, thể khí. Những khía cạnh được nghiên cứu là tính chất điện, từ, nhiệt, quang, cơ, cấu trúc hoặc tổ hợp của các tính chất đó với mục đích là tạo ra các vật liệu để đáp ứng nhiều nhu cầu trong kỹ thuật.

Ngành học này bao gồm những gì?5

Theo học chuyên ngành này, sinh viên sẽ được học các kiến thức cơ bản về hoá học, toán học, tin học và vật lý. Cùng với đó chính là khoa học và công nghệ vật liệu, vật liệu điện tử nano [vật liệu từ, vật liệu bán dẫn]. Đồng thời, các thông tin về khoa học công nghệ, vật liệu tiên tiến như hợp kim đặc chủng, vật liệu tổ hợp, các vật liệu quang điện tử sử dụng trong nhiều lĩnh vực như sợi cáp quang, laser… cũng được giảng dạy ở chuyên ngành này. Những vật liệu nêu trên chính là nền tảng cốt lõi của cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật của thế kỷ 21. Chương trình đào tạo chuyên ngành này bao gồm: Vật liệu và linh kiện màng mỏng, Vật liệu Polymer và Composite; Vật liệu từ và y sinh.

Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành Khoa học vật liệu là gì?

Theo thông tin tìm hiểu, ngành KHVL có xét tuyển đa dạng nhiều tổ hợp. Các tổ hợp đó là:

  • A00: Toán – Vật lý – Hóa học
  • A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
  • A02: Toán – Vật lý – Sinh học
  • B00: Toán – Hóa học – Sinh học
  • D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh
  • C01: Ngữ văn – Toán – Vật lý
  • C02: Ngữ văn – Toán – Hóa học

Điểm chuẩn ngành Khoa học vật liệu là bao nhiêu? 

Năm 2020, điểm chuẩn của ngành nằm ở mức từ 15 – 21.8 điểm. Điểm này được tính theo phương thức xét tuyển điểm thi THPTQG.

Các trường nào đào tạo ngành khoa học vật liệu?

Hiện ở nước ta chưa có nhiều trường đại học đào tạo ngành Khoa học vật liệu, chỉ có 04 cơ sở đào tạo ở 2 khu vực Bắc – Nam như sau:

Khu vực miền Bắc

  • Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội

Khu vực miền Nam

  • Đại Học Quy Nhơn
  • Đại Học Khoa Học Tự Nhiên – Đại Học Quốc Gia TPHCM

Như vậy, có thể thấy, ở 2 đầu Bắc – Nam đều sẽ có hai cơ sở đào tạo. Nó giúp bạn giải quyết tốt hơn vấn đề chọn trường để theo đuổi ngành này phù hợp với vị trí địa lý ở nơi mình sinh sống.

Liệu bạn có phù hợp với ngành Khoa học vật liệu?

Để có câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề này, các sĩ tử có thể tham khảo một số tiêu chí sau:

Liệu bạn có phù hợp với ngành học này?
  • Đam mê với ngành học
  • Thận trọng trong công việc
  • Khả năng tập trung cao
  • Kiến thức về khoa học, kỹ thuật và công nghệ
  • Khả năng tìm hiểu vấn đề, đặt vấn đề và ứng dụng khoa học kỹ thuật để tìm giải pháp
  • Khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm
  • Tinh thần học tập nghiêm túc
  • Sử dụng thành thạo tin học, ngoại ngữ
  • Thông minh, nhạy bén

Học ngành Khoa học vật liệu cần học giỏi môn gì?

Rất dễ dàng để nhận biết được chuyên ngành KHVL cần học giỏi 03 môn là Vật lý, Toán và tiếng Anh. Lý do cụ thể vì:

  • Tiếng Anh: Sinh viên cần sử dụng ngôn ngữ này như một công cụ đắc lực trong việc nghiên cứu, học tập và trao đổi thông tin.
  • Vật lý: Môn học chiếm 90% kiến thức của chuyên ngành này. Ví dụ như: Vật lý màng mỏng, vật lý chất rắn, vật lý linh kiện bán dẫn…
  • Toán: Sẽ rất khó khăn cho những ai học không tốt môn này. Lý do: gần như mỗi kỳ học đều có ít nhất 03 môn học liên quan tới môn này. Do đó, đây là một môn không thể bỏ qua.

Cơ hội việc làm dành cho ngành Khoa học vật liệu như thế nào?

Sinh viên ngành KHVL có thể lựa chọn cho mình một trong những đơn vị công tác sau:

Cơ hội việc làm của sinh viên ngành này ra sao?
  • Công ty sản xuất, gia công vật liệu. Ví dụ như các công ty nhựa, cao su, luyện cán kim loại, gốm sứ…
  • Công ty chế tạo vật tư và thiết bị dân dụng, thiết bị công nghiệp như công ty cơ khí, gốm sứ, nhựa…
  • Công ty cơ khí sản xuất phụ tùng thay cho các thiết bị công nông ngư nghiệp.
  • Công ty sản xuất vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí nội thất.
  • Công ty xuất nhập khẩu nguyên vật liệu: gốm, nhựa, kim loại…
  • Công ty, hãng sản xuất, kinh doanh vật liệu của nước ngoài có chi nhánh, VP đại diện tại Việt Nam.
  • Cơ quan đào tạo và nghiên cứu khoa học như trường, viện về lĩnh vực liên quan.
  • Cơ quan, viện nghiên cứu thiết kế thiết bị, cải tiến công nghệ, cơ quan quản lý và kiểm định chất lượng nguyên vật liệu như hải quan, Trung Tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng…

Mức lương dành cho người làm ngành Khoa học vật liệu là bao nhiêu?

Ngành Khoa học vật liệu được xếp vào nhóm ngành có mức lương cao và áp lực công việc ít. Mức lương trung bình năm của những nhà Khoa học vật liệu vào khoảng 50.000 USD. Đây quả thực là một con số đáng mơ ước khi xét trên nhiều phương diện, khía cạnh chung.

Kết luận

Ngành khoa học vật liệu đã và đang đóng góp vai trò to lớn của mình vào lĩnh vực vật liệu cũng như tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội làm việc ở trong ngành này, xử lý được vấn đề thiếu hụt việc làm trong thị trường lao động nói chung. Có thể nhận định rằng, các kỹ sư ngành khoa học vật liệu không khó để tìm cho bản thân một công việc phù hợp với chuyên môn được học, kinh nghiệm tích lũy được mà không phải lo lắng bất cứ điều gì như vấn đề doanh số, doanh thu.

Mọi thứ trong cuộc sống xoay quanh chúng ta đều cấu tạo từ các loại vật liệu. Việc liên tục nghiên cứu để tìm ra những loại vật liệu bền, chắc, đáp ứng các nhu cầu thực tiễn.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những thông tin quan trọng về ngành Khoa học vật liệu.

Giới thiệu chung về ngành

Ngành Khoa học vật liệu là gì?

Khoa học vật liệu [tiếng Anh là Materials Science] là ngành học cung cấp các kiến thức về vật liệu nano, vật liệu bán dẫn, từ tính, quang học… nhằm phục vụ các vấn đề nghiên cứu công nghệ vật liệu và giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống.

Chương trình đào tạo ngành Khoa học vật liệu ngoài việc cung cấp cho sinh viên các kiến thức về Vật lý, Hóa học, Lý sinh ra còn có những kỹ năng mềm để phát triển năng lực sáng tạo, phát triển, năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn, các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý, lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, nghiên cứu và khám phá kiến thức… là những kỹ năng vô cùng cần thiết trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học vật liệu.

Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Khoa học vật liệu

Có những trường nào đào tạo ngành Khoa học vật liệu?

TrangEdu cung cấp danh sách các trường tuyển sinh và đào tạo ngành Khoa học vật liệu cập nhật mới nhất hàng năm trước mùa tuyển sinh để các bạn có thể lựa chọn được một trường phù hợp nhất với bản thân.

Các trường tuyển sinh ngành Khoa học vật liệu năm 2022 và điểm chuẩn mới nhất như sau:

Điểm chuẩn ngành Khoa học vật liệu năm 2021 của các trường đại học trên thấp nhất là 15.0 và cao nhất là 24.25 [thang điểm 30].

Các khối thi ngành Khoa học vật liệu

Với các trường đại học phía trên, thí sinh có thể đăng ký xét tuyển ngành Khoa học vật liệu theo những khối thi sau:

  • Khối A00 [Toán, Vật lí, Hóa học]
  • Khối A01 [Toán, Vật lí, Tiếng Anh]
  • Khối B00 [Toán, Hóa học, Sinh học]
  • Và một số khối ít được sử dụng khác như A02, C01 và D07

Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển đại học, cao đẳng

Chương trình đào tạo ngành Khoa học vật liệu

Các bạn nếu quan tâm tới các môn học ngành Khoa học vật liệu có thể theo dõi chi tiết trong chương trình đào tạo ngành Khoa học Vật liệu trường Đại học Khoa học tự nhiên – ĐHQGHN nhé.

Chi tiết chương trình như sau:

I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
Triết học Mác – Lênin
Kinh tế chính trị Mác – Lênin
Chủ nghĩa xã hội khoa học
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Ngoại ngữ B1 [Tiếng Anh B1/Tiếng Pháp B1/Tiếng Trung B1]
Giáo dục thể chất
Giáo dục quốc phòng – an ninh
II. KHỐI KIẾN THỨC THEO LĨNH VỰC
Học phần bắt buộc, bao gồm:
Tin học cơ sở
Học phần tự chọn, bao gồm:
Cơ sở văn hóa Việt Nam
Khoa học Trái đất và sự sống
Nhà nước và pháp luật đại cương
Nhập môn phân tích dữ liệu
Nhập môn Internet kết nối vạn vật
Nhập môn Robotics
III. KHỐI KIẾN THỨC THEO KHỐI NGÀNH
Học phần bắt buộc, bao gồm:
Đại số tuyến tính
Giải tích 1, 2
Xác suất thống kê
Học phần tự chọn, bao gồm:
Hóa học đại cương
Vật lý Môi trường
Lập trình C
Lập trình Matlab
III. KHỐI KIẾN THỨC THEO NHÓM NGÀNH
Học phần bắt buộc, bao gồm:
Toán cho vật lý
Cơ học
Nhiệt động học và Vật lý phân tử
Điện và từ học
Quang học
Cơ học lượng tử
Thực hành Vật lý đại cương 1, 2, 3
Phương pháp nghiên cứu Khoa học
Tiếng Anh chuyên ngành
Học phần tự chọn, bao gồm:
Kỹ thuật điện tử
Cấu trúc phổ
IV. KHỐI KIẾN THỨC NGÀNH
Học phần bắt buộc, bao gồm:
Vật lý hạt nhân và nguyên tử
Cơ học lý thuyết
Điện động lực học
Khoa học vật liệu đại cương
Vật lý thống kê
Vật lý tính toán
Các phương pháp thực nghiệm trong Khoa học vật liệu
Vật lý chất rắn 1
Cấu trúc thấp chiều và công nghệ vật liệu nano
Phương pháp phân tích cấu trúc vật liệu
Thực tập thực tế
Kỹ thuật đo lường và xử lý tín liệu
Học phần tự chọn, bao gồm:
Các học phần chuyên sâu về Từ học và siêu dẫn
Từ học và vật liệu từ
Vật lý màng mỏng
Vật lý siêu dẫn và ứng dụng
Các phép đo từ
Thực tập chuyên ngành từ học và siêu dẫn
Vật lý và kỹ thuật nhiệt độ thấp
Vật liệu vô định hình
Vật liệu từ liên kim loại
Các học phần chuyên sâu về Vật liệu Bán dẫn
Vật lý bán dẫn
Vật lý màng mỏng
Thực tập chuyên ngành Vật lý bán dẫn
Vật liệu và công nghệ bán dẫn
Quang bán dẫn
Vật lý linh kiện bán dẫn
Quang điện tử và quang tử
Cảm biến và ứng dụng
Linh kiện bán dẫn chuyển đổi năng lượng
Các học phần chuyên sâu về Tính toán trong Khoa học Vật liệu và Vật lý Y sinh
Khoa học Vật liệu tính toán
Vật lý màng mỏng
Vật lý chất rắn 2
Thực tập chuyên ngành Khoa học vật liệu tính toán
Lập trình nâng cao
Phương pháp Toán – lý
Phương pháp Monte Carlo
Mở đầu lý thuyết lượng tử từ học
Mở đầu Vật liệu mềm
Mở đầu về Vật lý Sinh học
Môn học định hướng nghề nghiệp [Không tính tín chỉ]
Vật lý các quá trình chuyển hoá năng lượng xanh
Năng lượng xanh và vật liệu tiên tiến
Kỹ năng thuyết trình
Vật liệu mềm
Vật liệu y sinh
Máy tính lượng tử
Điện tử Công nghiệp
Lập trình LabVIEW
Khóa luận tốt nghiệp và các học phần thay thế
Khóa luận tốt nghiệp
    Hoặc
Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp:
 Vật lý hiện đại
 Vật lý của vật chất

Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Sinh viên ngành Khoa học vật liệu sau khi tốt nghiệp có thể tự tin và thử sức bản thân ở một số vị trí công việc như sau:

  • Nghiên cứu viên tại các Viện nghiên cứu vật liệu, Viện Vật lý
  • Giảng viên đào tạo tại các trường Đại học, Cao đẳng về lĩnh vực Khoa học vật liệu
  • Tham gia công tác quản lý và phát triển trong các cơ quan nhà nước hay doanh nghiệp về Khoa học vật liệu
  • Chuyên gia thiết kế vật liệu, sản phẩm, quy trình chế tạo vật liệu
  • Chuyên viên kinh doanh lĩnh vực khoa học vật liệu tại các tập đoàn Panasonic, Samsung, LG, Viettel

Mức lương ngành Khoa học vật liệu

Theo thống kê, mức lương bình quân ngành Khoa học vật liệu trên thế giới là khoảng 50.000$/năm tương ứng với ~ 4200$/tháng [khoảng 96 triệu đồng]. Tại Việt Nam có thể con số này sẽ nhỏ đi đôi chút.

Trên đây là bài viết chia sẻ những thông tin quan trọng về ngành Khoa học vật liệu. Nếu bạn còn thắc mắc điều gì vui lòng đặt câu hỏi và gửi tới fanpage của chúng mình để được tư vấn nhé.

Video liên quan

Chủ Đề