Cơ giới hóa nông nghiệp của nhật bản

Dù là nước có thế mạnh về nông nghiệp và Chính phủ đã có những chính sách hỗ trợ để giúp ngành cơ khí nông nghiệp sản xuất các máy móc phục vụ cho ngành này, nhưng thực tế 60% sản phẩm máy móc nông nghiệp bán trên thị trường là máy nhập khẩu từ Trung Quốc, Nhật Bản.

Ông Nguyễn Huy Bích, Trưởng khoa Cơ khí - Công nghệ, Đại học Nông lâm TPHCM, trích dẫn số liệu bán hàng của các doanh nghiệp kinh doanh máy nông nghiệp cho biết, các loại máy nông nghiệp được sản xuất tại Việt Nam bao gồm chế tạo và lắp ráp chỉ chiếm thị phần khoảng 30-40%. Còn lại là nhập khẩu từ Trung Quốc, Nhật Bản, trong đó, phần lớn là máy móc nhập từ Trung Quốc.

Ở thị trường nội địa, Công ty có thị phần lớn nhất là Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam [VEAM] - Bộ Công Thương, khi chiếm 40% thị phần của các nhà sản xuất máy nông nghiệp trong nước.

“Hiện các cơ sở chế tạo máy nông nghiệp của Việt Nam chủ yếu là xưởng cơ khí địa phương, nhỏ lẻ, do đó, kỹ thuật thiết kế và công nghệ chế tạo bị hạn chế, các chi tiết máy chưa được chuẩn hóa, chất lượng thấp. Vì thế, làm tăng chi phí bảo trì, sửa chữa và giảm khả năng cạnh tranh so với máy nhập khẩu”, ông Bích nói.

Ngoài ra, theo ông Bích, hiện số lượng sinh viên đăng ký học ngành cơ khí nông nghiệp không nhiều, mỗi năm chỉ có vài chục sinh viên theo học, thậm chí, vào năm 2011 không có sinh viên nào học cơ khí nông nghiệp. Vì thế, trước đây có 5 trường đại học đào tạo trình độ đại học và sau đai học ngành cơ khí nông nghiệp, nay chỉ có hai trường là Đại học Nông nghiệp Hà Nội và Đại học Nông lâm TPHCM.

"Cứ nhìn vào số lượng sinh viên theo học ngành cơ khí nông nghiệp thì sẽ biết về hiện trạng cơ giới hóa nông nghiệp đất nước như thế nào", ông Bích nói.

Ông Đoàn Xuân Hòa, Phó cục trưởng Cục Chế biến thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn [NN-PTNT] cho rằng, việc Việt Nam nhập khẩu đến 60% máy móc thiết bị để giúp cơ giới hóa nông nghiệp là điều bắt buộc hiện nay.

“Để chế tạo được các loại máy móc nông nghiệp phải có nhiều sản phẩm phụ trợ, trong khi, Việt Nam chưa có nên phải nhập khẩu từ các nước trong khu vực. Việt Nam là một thị trường lớn về tiêu thụ máy móc nông nghiệp và việc phải nhập khẩu cũng là cách để doanh nghiệp trong nước tìm cách thay đổi chiến lược kinh doanh nếu muốn tồn tại”, ông Hòa nói.

Ông Hòa dẫn chứng, hiện Việt Nam đã xuất khẩu nhiều loại máy tách, cắt vỏ hạt điều qua các nước châu Phi. Tuy nhiên, để làm chủ công nghệ này, ban đầu Việt Nam cũng phải nhập máy móc từ các nước, rồi trên cơ sở đó các doanh nghiệp, cơ sở chế tạo máy sáng tạo ra máy cắt, tách vỏ hạt điều mang nhãn mác “made in Việt Nam” để xuất khẩu trở lại.

Theo Cục Chế biến thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối, hiện cả nước có khoảng 600.000 máy kéo, hơn 260.000 máy tuốt lúa, 20.000 máy gặt lúa các loại. Điều này dẫn đến mức độ cơ giới hóa không đồng đều giữa các khâu, cơ giới hóa nhiều nhất là khâu làm đất, bơm nước và xay xát với tỷ lệ 60-100%, còn khâu gieo cấy, bón phân, phun thuốc, thu hoạch và bảo quản còn thấp.

Chủ sở hữu các máy nông nghiệp chủ yếu là các hộ gia đình. Vì thế, hầu hết các máy nông nghiệp có công suất nhỏ để phù hợp với diện tích nông nghiệp nhỏ của các hộ dân.

Ngày 30-12 tại TPHCM, Cục Chế biến thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối đã tổ chức hội nghị phổ biến chính sách xúc tiến thương mại đầu tư phát triển cơ giới hóa nông nghiệp cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế tạo máy móc nông nghiệp.

Hội nghị cũng giới thiệu quyết định 68/2013/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch trong nông nghiệp nhằm thay thế cho hai quyết định 63 và 65 về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản vốn không có hiệu quả khi đưa vào thực tế.

Với số nông dân ngày càng ít đi, Nhật Bản đang phát triển công nghệ như robot hái trái cây để tăng cường sản xuất lương thực

Yuichi Mori không trồng rau và trái dưới đất. Anh thậm chí không cần sử dụng đất.

Thay vào đó, nhà khoa học Nhật Bản dựa vào một vật liệu ban đầu được thiết kế để điều trị thận của con người - một màng polymer trong suốt và dễ thấm.

Cây mọc trên màng có thể lưu trữ chất lỏng và chất dinh dưỡng này.

Ngoài việc cho phép rau phát triển trong bất kỳ môi trường nào, kỹ thuật dùng màng polymer tốn nước ít hơn 90% so với nông nghiệp truyền thống và dẹp luôn nhu cầu phải phân phối thuốc trừ sâu - chính màn polymer này ngăn chặn virus và vi khuẩn.

Đây là một cách mà Nhật Bản - thiếu đất và thiếu nhân lực - đang cách mạng hóa nông nghiệp.

Nguồn hình ảnh, Mebiol

Chụp lại hình ảnh,

Yuichi Mori được truyền cảm hứng từ các màng được sử dụng trong thận nhân tạo để dùng trong nông nghiệp

"Tôi đã điều chỉnh các vật liệu được sử dụng để lọc máu trong thận", nhà khoa học nói với BBC.

Công ty Mebiol của ông có bằng sáng chế cho phát minh được đăng ký tại gần 120 quốc gia.

Mebiol nhấn mạnh một cuộc cách mạng nông nghiệp đang diễn ra ở Nhật Bản: các lĩnh vực đang được chuyển đổi thành các trung tâm công nghệ với sự trợ giúp của Trí tuệ nhân tạo [AI], Internet vạn vật [IoT] và kiến thức tiên tiến.

Khả năng của công nghệ nông nghiệp để tăng độ chính xác trong giám sát và duy trì cây trồng có thể là điều tối quan trọng trong tương lai gần.

Báo cáo Phát triển Tài nguyên Nước của Liên Hiệp Quốc năm nay ước tính rằng 40% sản lượng ngũ cốc và 45% Tổng sản phẩm Quốc nội Toàn cầu sẽ bị tổn hại vào năm 2050 nếu suy thoái môi trường và tài nguyên nước tiếp tục ở mức hiện tại.

Nguồn hình ảnh, Mebiol

Chụp lại hình ảnh,

Màng polymer khiến nông trại xịt thuốc trừ sâu

Các phương pháp canh tác như Yuichi Mori nghĩ ra đã được sử dụng ở hơn 150 địa điểm tại Nhật Bản và các quốc gia khác như Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Phương pháp này là một công cụ đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng lại các khu vực nông nghiệp phía Đông Bắc Nhật Bản bị ô nhiễm bởi các chất gây ra bởi sóng thần và bức xạ sau thảm họa động đất và hạt nhân lớn vào tháng 3 năm 2011.

Máy kéo robot

Với sự gia tăng dân số dự kiến [từ 7,7 tỷ người lên 9,8 tỷ vào năm 2050], các công ty đang đặt cược vào nhu cầu thực phẩm toàn cầu tạo ra các cơ hội kinh doanh lớn, cũng như một thị trường tiềm năng cho máy móc.

Chính phủ Nhật Bản hiện đang trợ cấp cho việc phát triển 20 loại robot có khả năng hỗ trợ các giai đoạn nông nghiệp khác nhau, từ gieo hạt đến thu hoạch, trên các loại cây trồng khác nhau.

Hợp tác với Đại học Hokkaido, nhà sản xuất động cơ Yanmar phát triển một máy kéo robot đã được thử nghiệm trong lĩnh vực này.

Nguồn hình ảnh, Yanmar

Chụp lại hình ảnh,

Máy kéo robot của Yanmar có thể được điều khiển từ xa và sử dụng GPS để điều hướng chướng ngại vật

Một người có thể vận hành hai máy kéo cùng một lúc nhờ các cảm biến xác định chướng ngại vật và ngăn va chạm.

Đầu năm nay, nhà sản xuất ô tô Nissan đã ra mắt một robot chạy bằng năng lượng mặt trời được trang bị GPS và wifi.

Được đặt tên là Vịt, khí cụ thăm dò hình hộp đi qua các cánh đồng lúa ngập nước để giúp oxy hóa nước, giảm sử dụng thuốc trừ sâu và tác động môi trường của nó.

Nguồn hình ảnh, EPA

Chụp lại hình ảnh,

Liên Hiệp Quốc ước tính rằng 40% sản lượng ngũ cốc của thế giới có thể bị tổn hại vào năm 2050 nếu suy thoái môi trường vẫn ở mức hiện tại

Canh tác ít người

Với công nghệ, chính phủ Nhật Bản tìm cách thu hút những người trẻ tuổi, ít thích làm việc trực tiếp ngoài đồng, trong các lĩnh vực, nhưng có một số năng khiếu về công nghệ.

Đó là một nỗ lực hồi sinh một khu vực của nền kinh tế với lực lượng lao động bị thu hẹp.

Trong gần một thập niên, số người Nhật tham gia sản xuất nông nghiệp đã giảm từ 2,2 triệu xuống còn 1,7 triệu.

Để làm phức tạp vấn đề hơn, tuổi công nhân trung bình hiện nay là 67 tuổi và hầu hết nông dân làm việc bán thời gian.

Địa hình hạn chế rất nhiều nền nông nghiệp của Nhật Bản, nơi chỉ có thể sản xuất 40% thực phẩm mà quốc gia này cần.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Tuổi trung bình của một công nhân nông nghiệp ở Nhật Bản là 67

Khoảng 85% đất ở Nhật là miền núi và hầu hết đất canh tác còn lại được dành cho trồng lúa.

Loại ngũ cốc này luôn là lương thực chính của người Nhật và chính phủ cung cấp trợ cấp cho nông dân trồng lúa để duy trì sản xuất trong các khu đất nhỏ rộng 1 ha.

Nhưng thói quen ăn uống đã thay đổi.

Xịt từ trên cao

Tiêu thụ gạo tính theo mỗi đầu người hàng năm giảm [từ 118 kg năm 1962 xuống dưới 60 kg năm 2006] khiến Nhật Bản bắt đầu khuyến khích đa dạng hóa nông nghiệp.

Nhưng không có người làm việc, nông dân phải dùng đến máy móc và công nghệ sinh học.

Ngày càng có nhiều máy bay không người lái được sử dụng trong các nhiệm vụ như quét bụi - chúng có thể làm trong nửa giờ những gì con người sẽ mất một ngày để hoàn thành.

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh,

Máy bay không người lái có thể phủi bụi cánh đồng trong một phần nhỏ thời gian sức người phải làm

Công nghệ cao cũng cho phép phát triển rộng việc trồng trọt cả khi không có đất.

Thông qua việc sản xuất trong nhà kính và sử dụng thủy canh [phương pháp trồng cây không cần đất mà dùng dung dịch dinh dưỡng khoáng trong dung môi nước], Nhật Bản đã có thể mở rộng sản xuất rau quả.

Tập đoàn Mirai, ở Chiba, là công ty tiên phong trong việc sản xuất thực phẩm từ sàn đến trần.

Nó hiện thu hoạch khoảng 10.000 đầu rau diếp mỗi ngày.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Số "nhà máy sản xuất thực vật" tại Nhật Bản tăng gấp ba lần trong một thập niên

Năng suất cao hơn một trăm lần so với phương pháp thông thường. Thông qua một thiết bị cảm biến, công ty kiểm soát ánh sáng nhân tạo, chất dinh dưỡng lỏng, nồng độ carbon dioxide và nhiệt độ.

Ánh sáng nhân tạo giúp cây phát triển nhanh, và quản lý có kiểm soát giúp loại bỏ tổn thất do bệnh tật.

Mặc dù chi phí năng lượng cao, số lượng "nhà máy sản xuất" tại Nhật Bản đã tăng gấp ba trong một thập kỷ tới 200 cơ sở hiện tại.

Nguồn hình ảnh, Mebiol

Chụp lại hình ảnh,

Công nghệ Nhật Bản được dùng tại cơ sở trồng cà chua này ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất

Thị trường thủy canh hiện chỉ chiếm hơn 1,5 tỷ đôla trong kinh doanh trên toàn thế giới, nhưng công ty tư vấn Allied Market Research dự báo sẽ tăng gấp bốn lần vào năm 2023, đạt 6,4 tỷ đôla.

Chuyển giao công nghệ

Nhật Bản cũng đã cam kết giúp các nước châu Phi tăng gấp đôi sản lượng gạo hàng năm lên 50 triệu tấn vào năm 2030 và các dự án cụ thể đang được tiến hành.

Ví dụ, ở Sénégal, người Nhật đã đầu tư vào đào tạo kỹ thuật viên nông nghiệp và chuyển giao công nghệ chủ yếu liên quan đến thủy lợi.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Nhật Bản nhập cảng 60% lương thực

Do đó, năng suất tăng từ bốn đến bảy tấn gạo mỗi ha và thu nhập của người sản xuất tăng khoảng 20%.

Chiến lược của Nhật Bản là thúc đẩy đầu tư tư nhân và mở rộng thương mại máy móc nông nghiệp bền vững trên khắp lục địa châu Phi.

Ngoài ra còn có các sáng kiến hợp tác với Việt Nam và Myanmar, cũng như các dự án ở Brazil.

Nhưng mục tiêu chính của cuộc cách mạng Nhật Bản là cải thiện an ninh lương thực của chính mình: chính quyền Nhật Bản muốn sản xuất ít nhất 55% thực phẩm mà nước này cần đến vào năm 2050.

Chủ Đề