Cơ chế tiêu hóa của gà khi ăn sỏi

Hệ tiêu hóa của gia cầm bắt đầu từ: Miệng - Thực quản; -Diều; -Dạ dày tuyến; - Dạ dày cơ; - Lá lách; - Túi mật; - Gan; - Ống mật; - Tuyến tuỵ; - Ruột hồi

manh tràng; - Ruột non; - Ruột thừa [manh tràng]; - Ruột già; - Ổ nhớp

Khi gà thu nhận thức ăn từ bên ngoài môi trường chủ yếu nhớ vào thị giác và xúc giác, rất ít khi nhờ vào khứu giác và vị giác. Gia cầm lấy thức ăn bằng mỏ.

Hình dáng và độ lớn của mỏ ở các loài gia cầm rất khác nhau.

Mỏ sẽ có nhiệm vụ thu nhận thức ăn từ xoang miệng, tiết ra chất nhờn

trộn , thấm thức ăn để đi qua thực quản dễ dàng.

Miệng gia cầm không có răng nên không nhai thức ăn. Sau khi vào miệng, nhờ di động của lưỡi mà thức ăn được đưa nhanh xuống hầu. Nước bọt của gia cầm rất ít,

thành phần chủ yếu của nước bọt là dịch nhầy có tác dụng thấm ướt thức ăn cho dễ nuốt.

Khi thức ăn đi trong khoang miệng, nó được thấm ướt nước bọt đẻ dễ nuốt. Các

tuyến nước bọt của gia cầm phát triển kém. Động tác nuốt ở gia cầm được thực hiện nhờ chuyển động rất nhanh của lưỡi, khi đó thức ăn được chuyển rất nhanh vào vùng trên của hầu vào thực quản. Thanh quản được nâng lên phía trước và lên

trên, lối vào thanh quản bị ép tới đáy của xương dưới lưỡi và gốc lưỡi, ngăn không cho thức ăn rơi vào đường hô hấp. Viên thức ăn thu nhận được ở cuống lưỡi được đẩy vào lỗ thực quản và sau đó, do những co bóp nhu động của thành thực quản,

nó được đẩy vào diều.

Đối với, Mỏ gà cấu tạo bằng chất sừng, hình thoi có mép trơn và nhọn nên rất thích hợp cho việc lấy thức ăn nhỏ và xé rách khối thức ăn lớn.

Khi thức ăn được đưa xuống thực quản

Thực quản gia cầm rộng và dễ phình ra tiện lợi cho thức ăn chưa nhai đi qua. Gia cầm nuốt thức ăn nhờ động tác ngẩng đầu lên và đưa về trước. Ở thực quản có các lớp cơ có tác dụng co bóp thực quản và đẩy thức ăn. Trong thành thực quản có các tuyến nhầy hình ống, tiết ra chất nhầy, cũng có tác dụng làm ướt và trơn thức ăn khi nuốt. Khi đó thì thức ăn nuốt vào thực quản sẽ được đẩy xuống diều.

Khi thức ăn xuống diều:

Diều là là bộ phận phình to của thực quản, nằm tiếp giáp giữa ngực và cổ, ở dưới da mặt trước cổ. Diều gà rất phát triển hình thành một túi chứ thức ăn, diều vịt và ngỗng kém phát triển, chỉ là phần phình to của thực quản.

Đây là nơi chứa thức ăn, cấu tạo như thực quản, có 3 lớp màng. Màng nhầy có nhiều tuyến hình ống chế ra các chất tiết. Mặt ngoài của diều được tiếp xúc trực tiếp với cơ da, cơ này giúp cho nó giãn nở rộng khi thức ăn rơi vào.

Diều không có tuyến tiết dịch tiêu hoá, nó chỉ có tác dụng dự trữ, trộn kỹ, thấm ướt và làm mềm thức ăn nhờ niêm dịch. Tuy vậy, thức ăn trong diều vẫn được tiêu hoá một phần nhờ men amylaza của nước bọt xuống và hoạt động của vi sinh vật, mặc dầu không đáng kể. Ở đây, một phần hidra cacbon được phân hủy

Khi gia cầm ăn, một phần thức ăn dừng lại ở diều, phần khác thì đi thẳng xuống dạ dày. Thời gian thức ăn dừng lại ở diều khoảng 3-4 giờ đến 16-18 giờ. Diều co bóp đẩy thức ăn xuống dạ dày nhưng khi dạ dày đầy thức ăn thì diều ngừng co bóp.

Khi thức ăn xuống dạ dày

Dạ dày gồm 2 phần: dạ dày tuyến và dạ dày cơ

Đầu tiên thức ăn sẽ đi từ thực quản xuống dạ dày tuyến:

Dạ dày tuyến có diên tích nhỏ, nhưng thành của nó dày. Trong thành niêm mạc dạ dày tuyến có tuyến dịch vị [khoảng 30-40 tuyến] hình ống chứa các mạng lưới mao mạch và mạch máu dày đặc. Các tuyến tiết ra pepsin và axit muối nên dịch tiêu hóa của dạ dày tuyến có phản ứng axit, độ pH là 3,1-4,

HCL hoạt hóa Pepsinogen Pepsin [Lượng dịch vị tiết ra sau 30 phút của gà là 11,3 ml, nhiều nhất là một giờ sau khi ăn. Nếu cho thức ăn giàu protein thì dịch vị tiết ra nhiều hơn so với cho ăn thức ăn thực vật. Trong khẩu phần chứa 15-20% protein tiêu hoá thì dịch vị tiết ra nhiều nhất. Nếu lượng protein tăng lên quá mức thì quá trình tiết dịch giảm xuống. Khi gia cầm ở giai đoạn đẻ trứng với cường độ cao thì dịch vị tiết ra nhiều, còn khi thay lông thì ngược lại.

Thức ăn chỉ ở lại dạ dày tuyến một thời gian ngắn nên không được tiêu hoá ở đây. Dịch vị do dạ dày tuyến tiết ra sẽ theo thức ăn xuống dạ dày cơ.

Sau đó, thức ăn sẽ đi xuống dạ dày cơ:

Dạ dày cơ là cơ quan tiêu hoá phát triển nhất của gia cầm. Nó có hình tròn, dẹt như hai chiếc đĩa nhỏ úp vào nhau, do lớp cơ dày rắn tạo thành. Chức năng chủ yếu của dạ dày cơ là nghiền nát thức ăn. Trong dạ dày cơ của gia cầm thường có sỏi, cát, sạn... khi thức ăn đi xuống chúng có tác dụng nghiền nát thức ăn dễ dàng khi dạ dày co bóp.

Nhờ có lớp trong niêm mạc dạ dày cơ có nhiều tuyến nhỏ. Chúng tiết ra chất keo dính phủ lên lớp biểu bì niêm mạc của dạ dày cơ một lớp màng sừng dai cứng gọi là mô sừng [cutin], có tác dụng bảo vệ niêm mạc thành dạ dày khỏi bị tổn thương khi nghiền nát thức ăn cứng như thóc, sạn sỏi. Màng sừng này luôn luôn bị bong ra do cọ xát khi hoạt động và cũng luôn được bổ sung do sản phẩm của tuyến tiết ra.

proteolytic của dịch tuỵ tiếp tục phân giải chúng đến các axit amin trong hồi tràng; gluxit của thức ăn được phân giải đến các monosacarit, do tác động của amilaza của dịch tuỵ và một phần do amilaza của mật và của dịch ruột; Sự phân giải lipit được bắt đầu trong tá tràng, dưới tác động của dịch mật, dịch tuỵ và tạo ra các sản phẩm là monoglyserit, glyserin và axit béo.

Ở ruột non, nếu thức ăn có kích thước quá lớn, ruột không hấp thu được sẽ nhu động trở lại, qua quá trình co bóp nhỏ để được tiêu hóa tiếp.

Sau khi tiêu hóa ở ruột non thức ăn tiếp tục được đưa xuống ruột già, đặc biệt ở đây có van hồi – manh tràng.

Ruột già bao gồm manh tràng và trực tràng. Chủ yếu là tiêu hóa chất xư nhờ hoạt động của một số vi sinh vật.

Sự lên men vi sinh vật ở đây tạo ra một số vitamin nhóm B, nhiều nhất là vitamin B12 và vitamin nhóm K

Ruột già có khả năng hấp thu một số chất khoáng, một số axit béo bay hơi do quá trình lên men vi sinh vật sinh ra.

Sự tiêu hoá thức ăn trong manh tràng của gia cầm nhờ có các men đã đi vào cùng với chymus từ phần ruột non và từ hệ vi khuẩn. Các vi sinh vật bắt đầu thâm nhập vào manh tràng gia cầm non ngay từ lần tiếp nhận thức ăn đầu tiên. Ở đây,

các vi khuẩn streptococei, trực khuẩn ruột, lactobasilli.. sản rất nhanh. Trong manh tràng cũng sảy ra quá trình tiêu hoá protein, gluxit và lipit.

Khả năng tiêu hoá chất xơ của gia cầm rất hạn chế Sự hấp thu nước ở gia cầm được thực hiện trong tất cả các phần ruột non và ruột già.

Chủ Đề