Có bao giờ bạn tự hỏi bản thân như thế nào mới gọi là trưởng thành

I.Phần Đọc- hiểu [3,0 điểm]

Đọc văn bản:

Có bao giờ bạn tự hỏi bản thân như thế nào mới gọi là trưởng thành? Và để được coi là trưởng thành thì bạn phải làm những việc gì? Có thể bạn nghĩ đơn giản rằng trưởng thành là sự lớn lên về thể xác, nhưng không hẳn vậy. Trưởng thành là phải lớn về thể xác và chín trong suy nghĩ. Nghĩa là người “trưởng thành”, tự chịu trách nhiệm cuộc sống của mình, rồi những thành công hay thất bại đều tự mình đón nhận. Có những sự thất bại nặng nề làm con người hụt hẫng, suy sụp nhưng khi ta đã “trưởng thành”, ta phải tự mình nhận về những nỗi buồn của riêng mình. “Trưởng thành” để ta hiểu rằng không có một điều gì có thể dễ dàng như mình mong muốn, cuộc sống là những khó khăn, thử thách, muốn đạt được những điều mong muốn phải cố gắng rất nhiều, cuộc sống không là một món quà tặng mà nó là sự cố gắng hết mình để nhận lấy.

[Nguồn //www.songhaysongdep.com]

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.[0,75điểm]

Câu 2: Trong đoạn trích, cách nghĩ đơn giản về trưởng thành thể hiện như thế nào?[0,75điểm]

Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về từ “chín” trong câu: Trưởng thành là phải lớn về thể xác và chín trong suy nghĩ?[1,0điểm]

Câu 4: Quan niệm người “trưởng thành”, tự chịu trách nhiệm cuộc sống của mình trong đoạn trích có ý nghĩa gì với anh/chị ?[0,5điểm]

Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Văn THPT Yên Phong 1

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Văn của THPT Yên Phong 1 với đề đọc hiểu Có bao giờ bạn tự hỏi giá trị thực của cuộc sống không?
Mục lục nội dung
  • 1. Đề thi thử
  • 2. Đáp án

Đáp án đề thi thử tốt nghiệp THPT môn văn 2020của tỉnh Bắc Ninhdựatheo chuẩn cấu trúc đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT từng ra. Cùng Đọc tài liệu tham khảo đề thi thử THPT Quốc gia 2020và đối chiếu vớiđáp án phía dướibạn nhé.

Đề thi thử

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BẮC NINH
TRƯỜNG THPT YÊN PHONG SỐ 1
-/-
Năm học: 2019 – 2020
ĐỀ THAM KHẢO ÔN THI TN THPT NĂM 2020
MÔN: NGỮ VĂN 12
Thời gian: 120 phút, không kể thời gian phát đề

I/. PHẦN ĐỌC HIỂU [3,0 điểm]:

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:

“... Có bao giờ bạn tự hỏi giá trị thực của cuộc sống không? Tại sao cả đời người,chúng ta cứ mải mê đi tìm,trăn trở suy nghĩ về ý nghĩa và giá trị của nó?

Phải chăng...

Cuộc sống là một đường chạy marathon dài vô tận, nếu ta không cố gắng thì sẽ mãi bị bỏ lại phía sau và không bao giờ tới đích.

Cuộc sống là một đường chạy vượt rào, nếu ta không cố gắng, ta sẽ không thể vượt qua bất kỳ rào cản nào.

Cuộc sống là một đường chạy tiếp sức, biết giúp đỡ nhau chúng ta sẽ chiến thắng.

Vậy cuộc sống của bạn là đường chạy nào?

... Hay là tất cả? ...”

[ Dẫn theo: //khotangdanhngon.com]

Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích? [0,5 điểm].

Câu 2: Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích [0,75 điểm].

Câu 3: Anh, chị hiểu như thế nào về câu nói: Cuộc sống là một đường chạy vượt rào, nếu ta không cố gắng, ta sẽ không thể vượt qua bất kỳ rào cản nào?[1 điểm].

Câu 4: Nêu nội dung của văn bản [0,75 điểm].

II/. PHẦN LÀM VĂN [7,0 điểm]:

Câu 1.[2,0 điểm]:

Viết đoạn văn nghị luận [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ của anh, chị về ý kiến được nêu ở phần đọc hiểu: “Cuộc sống là một đường chạy tiếp sức, biết giúp đỡ nhau chúng ta sẽ chiến thắng”.

Câu 2. [5,0 điểm]:

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của đoạn trích sau:

“Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn, nếu không có bếp lửa sưởi kia thì Mị cũng đến chết héo. Mỗi đêm, Mị đã dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng, không biết bao nhiêu lần.

Thường khi đến gà gáy, Mị ngồi dậy ra bếp sưởi một lúc lâu thì các chị em trong nhà mới bắt đầu ra dóm lò bung ngô, nấu cháo lợn. Chỉ chợp mắt được từng lúc, Mị lại thức sưởi lửa suốt đêm. Mỗi đêm, khi nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa sưởi bùng lên, cùng lúc ấy thì Mị cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng, mới biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế. Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa. Có đêm A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy, A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi như đêm trước

Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước, A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ... Mị phảng phất nghĩ như vậy.

Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình. Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó. Mị liền phải trói thay vào đấy. Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ...
Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng. Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi ngay..." rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.

Mị đứng lặng trong bóng tối.

Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:

- A Phủ cho tôi đi.

A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:

- Ở đây thì chết mất.

Người đàn bà chê chồng đó vừa cứu sống mình.

A Phủ nói: "Đi với tôi". Và hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi.”

[Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài]

-Hết-

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Vậy là Đọc tài liệu đã tổng hợp giúp các em một đề thi thử tốt nghiệp THPT 2020 môn Văn khá hay tại THPT Yên Phong 1.Hãy thử sức làm đề thi trong 120 phút và thử so sánh đối chiếu với đáp án chính thức bên dưới em nhé!

Đáp án

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1.Phương thức biểu đạt chính: nghị luận 0,5

Câu 2. Những biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích:

- Điệp cấu trúc ngữ pháp: Cuộc sống là một đường chạy... nếu ta không cố gắng thì sẽ...

- So sánh: Cuộc sống là một đường chạy.

- Ẩn dụ: đường chạy marathon dài vô tận, đường chạy vượt rào, đường chạy tiếp sức.

- Câu hỏi tu từ: “Có bao giờ bạn tự hỏi giá trị thực của cuộc sống?”; “Vậy cuộc sống của bạn là đường chạy nào?”; “Hay là tất cả?”.

Câu 3. - Ý nghĩa của câu nói “Cuộc sống là một đường chạy vượt rào, nếu ta không cố gắng, ta sẽ không thể vượt qua bất kỳ rào cản nào”: cuộc sống có rất nhiều khó khăn, trở ngại; nếu thiếu ý chí, nghị lực, con người sẽ không thể vượt qua được gian khó để thành công.

Câu 4. Nội dung của đoạn trích:

- Gợi mở cho người đọc về giá trị đích thực của cuộc sống, từ đó tạo ra sự tự vấn, suy ngẫm đối với mỗi cá nhân.

II. PHẦN LÀM VĂN

Câu 1

a] Yêu cầu về kĩ năng

- Biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội về một quan điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận để giải quyết vấn đề một cách thuyết phục.

- Bài viết mạch lạc; luận điểm, luận cứ rõ ràng; dẫn chứng tiêu biểu, xác đáng; hành văn trong sáng, giàu cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

b] Yêu cầu về nội dung kiến thức: Đây là đề mở, có thể có những quan điểm khác nhau nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức, lẽ phải. Dưới đây là những định hướng cơ bản:

Giải thích và nêu ý nghĩa

- Giải thích: đường chạy tiếp sức: Chạy tiếp sức là hình thức thi đấu tập thể của môn điền kinh. Để giành chiến thắng, các thành viên trong đội cần phải phối hợp, giúp đỡ, tiếp sức cho nhau.

- Ý nghĩa: Khuyên mỗi người cần có tinh thần đoàn kết, trách nhiệm với tập thể, với cộng đồng, xây dựng cuộc sống tốt đẹp.

Bàn luận

- Đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Đoàn kết tạo sức mạnh tập thể to lớn.

- Cuộc sống của mỗi cá nhân gắn bó chặt chẽ với cuộc sống của mọi người xung quanh, cộng đồng. Nên, giúp đỡ mọi người là giúp đỡ mình.

- Người có tinh thần trách nhiệm, biết giúp đỡ người khác sẽ được tôn trọng, yêu quý.

Ví dụ chứng minh

- Ví dụ về sức mạnh đoàn kết trong một lĩnh vực đời sống. [sức mạnh tập thể, sức mạnh cộng đồng trước những vấn đề nguy cấp của cộng đồng...

Mở rộng, liên hệ bản thân

- Phê phán lối sống ích kỉ.

- Bài học về nhận thức và hành động.

c] Sáng tạo:[0,25 điểm]:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ, lý luận sắc sảo, có cá tính.

Đọc Tài Liệu tổng hợp những bài văn mẫu hay bàn về ý nghĩa của câu nói: "Cuộc sống là một đường chạy marathon dài vô tận nếu ta không cố gắng thì sẽ mãi bỏ lại ở phía sau và không bao giờ tới đích".

Câu 2. Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của đoạn trích.

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Vẻ đẹp nội dung, nghệ thuật của đoạn trích. Bình luận cái nhìn về người nông dân trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 trong văn học Việt Nam.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm [trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh]; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.

• Giới thiệu về tác giả, tác phẩm; nêu vấn đề cần nghị luận

• Phân tích vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của đoạn trích:

Về nội dung:

Nêu ý chính của đoạn trích: Tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm đông cởi trói cho A Phủ và trốn khỏi Hồng Ngài sang Phiềng Sa. Sơ lược số phận và sức sống tiềm tàng, khát vọng tự do của Mị trong đêm tình mùa xuân ở đoạn trước đó, hoàn cảnh Mị và A Phủ gặp nhau tại nhà thống lí Pá Tra.

  • Lúc đầu, thấy A Phủ bị trói, Mị thản nhiên, vô cảm.
  • Thấy nước mắt A Phủ, tâm trạng Mị thay đổi, Mị suy nghĩ nhiều.
  • Cuối cùng, Mị quyết định cắt dây trói cứu A Phủ và chạy theo A Phủ.
  • Tâm trạng thể hiện lòng nhân từ của Mị. Đặc biệt thấy rõ sức phản kháng, lòng khao khát tự do và quyết tâm đi tìm tự do của Mị.

- Nhận xét về nghệ thuật của đoạn trích: Miêu tả tâm trạng nhân vật tinh tế, phù hợp với quy luật tâm lí, ngôn từ sáng tạo, câu văn giàu hình ảnh, giàu chất thơ.

- Đánh giá chung:0,5

  • Thông qua đoạn trích, nhà văn có cái nhìn cảm thông cho số phận khổ đau, ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, nhất là phát hiện ra sức sống tiềm tàng, khát vọng tự do của người dân bất hạnh mà còn gửi gắm niềm tin vào khả năng đổi đời của họ. Các nhân vật đã biết đấu tranh từ tự phát đến tự giác, đi từ bóng tối ra ánh sáng, về với cách mạng. Đó là cái nhìn lạc quan, tin tưởng.
  • Thể hiện phong cách nghệ thuật của Tô Hoài.

*Kết bài:

d. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

-/-

Các em có thể tham khảo thêm đề thi thử THPT Quốc Gia 2020 môn Văn của các tỉnhkhác trên cả nước đã được chúng tôi cập nhật liên tục.

Cập nhật ngày 24/08/2020 - Tác giả: Huyền Chu
Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy
Gửi

Trưởng thành là khi ta sống có trách nhiệm với cuộc đời

11/06/2018

Chia sẻ bài viết:

Trưởng thành là khi ta sống có trách nhiệm với cuộc đời

Trưởng thành là khi ta sống có trách nhiệm với cuộc đời

Mỗi chúng ta đều có một cuộc đời của riêng mình. Một cuộc đời do mình tạo ra và định hướng. Ai cũng phải trải qua những cung bậc thăng trầm, những bước ngoặt gắn liền với những năm tháng tuổi trẻ, và sẽ đi đến một giai đoạn của đời người gọi là trưởng thành. Vậy đã bao giờ bạn tự hỏi bản thân mình đã trưởng thành chưa?

Tôi chợt nhận ra mình trưởng thành khi tôi 23 tuổi. Thực sự là thời gian về trước tôi không hề nhận ra điều này. Tôi cứ như 1 đứa trẻ vô lo vô nghĩ trước dòng đời. Thế rồi thời gian và hoàn cảnh xô bồ của xã hội làm cho tôi thay đổi hoàn toàn.

Tôi bắt đầu biết lo, biết sợ, thấy mình suy nghĩ nhiều cho những người thân yêu và cái tôi sợ nhất lại chính là thời gian. Tôi sợ thời gian cứ trôi nhanh khi tôi không thực hiện được một phần mơ ước của mình.

Tôi sợ những giọt mồ hôi rơi trên trán cha, dưới đôi vai gầy của mẹ. Tôi thấy thất vọng vì bản thân khi chưa thể lo cho bố mẹ mỗi ngày. Tôi sợ sức khỏe của bố mẹ ngày càng kém dần trong khi mọi cố gắng cho sự nghiệp công việc của tôi vẫn đang ở số 0. Tôi sợ, sợ lắm…

Có lẽ vì cái sợ luôn trong suy nghĩ của tôi nên tôi luôn sống tốt mỗi ngày, mỗi giờ. Tôi tự nhủ mình phải luôn cố gắng và không được lùi bước. Chi khi mình sống tốt, có cuộc sống sung túc thì mới có thể lo cho gia đình, cho những người thân yêu và cả những người bên ngoài xã hội.

Tôi đã từng rơi nước mắt khi gặp cảnh một cụ ông giở từng đồng bạc lẻ gói ghém cẩn thận trong chiếc túi nilong ngày giáp tết. Chỉ thiếu 4 nghìn đồng thôi cụ đã phải để lại 1 trong 2 gói kẹo cụ đã chọn. Hình ảnh ông ngậm ngùi khi phải đưa lại gói kẹo vì không đủ tiền trả làm tôi xót xa lắm, nhưng hồi đó tôi vẫn còn là một đứa sinh viên nghèo thì tôi cũng không thể giúp cụ. Tôi vẫn còn phải phụ thuộc vào những đồng tiền bố mẹ ở quê gửi lên, khi bản thân còn phụ thuộc vào gia đình thì đâu thể giúp đỡ cho ai. Bao nhiêu năm mỗi khi nghĩ lại ông cụ đó tôi lại muốn nói từ giá như bây giờ… Giá như bây giờ gặp cụ, khi tôi đã trưởng thành thì tôi có thể mua tặng cụ nhiều gói kẹo hơn thế…

Trưởng thành trong tôi chính là những bước chân, những nẻo đường, những ngã rẽ trong cuộc đời mình tự chọn và mình tự đi. Nếu như cái thời còn non trẻ mọi hành động đều bị kiểm soát bởi bố mẹ thì ngày hôm nay khi tôi trưởng thành tôi có thể tự do.

Tôi có thể thênh thang đi dạo ở 1 bờ hồ, 1 công viên, có thể ngồi bên một quán cà phê quen thuộc lắng nghe những bản nhạc ngân vang cả ngày mà không lo có người thúc dục về nhà ngay.

Tôi có thể quen một người bạn khác giới mà không phải lo người khác nhắc nhở người đó tốt hay không… vì tôi có đủ ý thức và đôi mắt để nhìn đời nhìn người

Tôi có thể nấu một món ăn mình yêu thích, mua những chiếc váy trong bộ sưu tập của mình, có thể đi du lịch vài ba ngày một mình đến miền đất xa mà không sợ những người thân yêu của mình phải lo lắng.

Nếu như ngày trước chỉ cần nghĩ tới việc bố mẹ sẽ buồn, sẽ lo là bất cứ đang ở đâu tôi cũng cố chạy nhanh về bên gia đình thì giờ đây tôi có thể chủ động trong mọi tình huống.

Trưởng thành đối với tôi không phải chỉ là việc lớn lên về chiều cao, về thể xác mà còn là lớn lên trong tâm hồn và nhận thức. Biết cho đi và không cần nhận lại. Người trưởng thành sẽ luôn biết sống tích cực và ý nghĩa cho cuộc đời.

Sống chỉ cần đơn giản, có một công việc ổn định có thể lo cho bản thân, gia đình và có thể giúp đỡ người ngoài xã hội thế là tôi đã thấy hạnh phúc. Tôi đang trưởng thành theo cách riêng của mình như thế đó. Tôi thường ít dành thời gian chăm sóc bản thân mình mà thường đi quan tâm, lo lắng cho những người thân yêu. Đối với tôi được ở bên những người thân yêu và nhìn thấy nụ cười mỗi ngày của họ là đã đủ. Chính vì vậy, người trưởng thành chính là người đã học được chữ “ tự” trong những trang vở của cuộc đời. Tự nhìn, tự nhận, tự đi, tự quyết, tự tin, tự tại, tự chủ… chỉ bản thân mình vẽ ra hướng đi và chịu mọi trách nhiệm về hướng đi đó.

Người trưởng thành sẽ mãi là một cơn gió đìu hiu ngang buổi chiều tà. Đó là giai đoạn chững lại trong tâm tưởng và hành động. Khi bạn không còn những quyết định nông nổi, không còn những ích kỷ nhỏ nhoi của bản thân… khi bạn đã đủ vững để bước đi một mình thì bạn đã là người trưởng thành. Hãy trưởng thành theo cách bạn muốn đê sống có ích cho người, cho đời các bạn nhé!

Người dự thi: Triệu Thị Tuyết Nhung

Trưởng thành là gì?

Trưởng thành được định nghĩa theo nhiều cách tùy vào cách nhìn nhận của mỗi người, nhưng khái niệm trưởng thành không thể thoát khỏi ý nghĩa: đó là sự lớn lên trong cả suy nghĩ và hành động chứ không phải chỉ về thể xác. Mỗi người đều có quá trình trưởng thành của mình, tôi cũng vậy, trưởng thành trong tôi là một điều gì đó rất đặc biệt.

Đó là khi tôi nhận ra được sự vất vả của ba mẹ khi kiếm từng đồng tiền nuôi ăn học. Tôi đã thương ba mẹ biết bao nhiêu.

Là khi tôi nhận thức được đúng sai trong mọi việc, cũng như dám làm dám chịu. Tôi đã học được cách chịu trách nhiệm với việc làm của mình.

Là khi tôi đã biết sống nguyên tắc thay vì sống vô kỉ luật. Đặt ra thời gian biểu cho bản thân, cân bằng giữa việc học và hoạt động ngoại khóa, cũng như thời gian thư giãn.

Là khi tôi biết điều tiết cảm xúc, không la hét hay bực bội vô cớ với người khác khi tôi không vui, hay là biết kiềm chế cảm xúc khi vô tình cảm nắng một cậu bạn cùng lớp để không xảy ra những hành động thiếu suy nghĩ gây ảnh hưởng xấu tới học tập. Tôi đã không còn nuông chiều cảm xúc như hồi tôi 15, 16 tuổi.

Là khi tôi nhận ra được giá trị của đồng tiền, và cuộc sống thiếu nó sẽ trở nên đáng sợ ra sao.

Là khi tôi biết bản thân muốn gì, cần gì và phải làm những gì. Khi tôi đã nghiêm túc nghĩ về tương lai, những dự định cho mai sau. Tôi của 18 đã khác, đã biết sống cho bản thân, xác định những mục tiêu cần đạt được, những ước mơ, hoài bão phải hoàn thành và sẵn sàng đối mặt với khó khăn khi bước vào đời. Tôi của 18 đã hiểu được rằng, rời khỏi vòng tay của ba mẹ, tôi phải hoàn toàn tự lập, tự đứng lên, không được dựa dẫm vào ai.

Đã có lúc tôi sợ phải trưởng thành. Tôi sợ khi phải một mình đối mặt với cuộc đời, với xã hội đầy phức tạp ngoài kia. Tôi đã nghe kể nhiều về những câu chuyện đầy khó khăn, một cuộc sống đầy mồ hôi và nước mắt khi phải lăn lộn để kiếm tiền. Những toan tính với bạn bè, với đồng nghiệp, không còn vô tư đối diện với nhau như lúc còn đi học. Tôi đã thật sự sợ hãi, không muốn tiếp tục lớn lên nữa. Nhưng rồi tôi nhận ra, ai cũng phải trưởng thành, ai rồi cũng phải xây dựng cuộc sống của riêng mình. Nếu tôi chỉ biết dậm chân tại chỗ thì tôi sẽ là một kẻ hoàn toàn thất bại. Như ai đó đã từng nói: “Con người nếu không trưởng thành thì thật kinh khủng, nó không khác nào cái cây không ra trái.”

Trưởng thành là một quá trình dài, nó có thể kéo dài cho đến hết cuộc đời bởi con người trưởng thành qua trải nghiệm chứ không qua tháng năm. Tôi biết tuổi 18 chỉ là một cột mốc đánh dấu cho sự trưởng thành của tôi, tôi cần phải lớn lên, trưởng thành và trưởng thành hơn nữa.

Chiến thắng nỗi sợ hãi, can đảm tiến về phía trước, nhất định tôi sẽ thành công.

Còn bạn, bạn đã thật sự trưởng thành hay chưa?

Nghị luận về sự trưởng thành hay nhất

Dàn ý nghị luận về trưởng thành

1. Mở bài

– Nêu vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của trải nghiệm đối với cuộc sống.

2. Thân bài

– Giải thích: Trải nghiệm là tự mình trải qua để có được hiểu biết, kinh nghiệm; tích lũy được nhiều kiến thức và vốn sống.

– Bày tỏ ý kiến: Trải nghiệm có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cuộc sống của mỗi con người vì:

+ Trải nghiệm đem lại hiểu biết và kinh nghiệm thực tế; giúp chúng ta mau chóng trưởng thành về cách nghĩ, cách sống, bồi đắp tình cảm, tâm hồn, giúp mỗi người gắn bó và góp phần cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước.

+ Trải nghiệm giúp mỗi người khám phá chính mình để có những lựa chọn đúng đắn và sáng suốt cho tương lai.

+ Trải nghiệm giúp mỗi người dấn thân, thử nghiệm để sáng tạo; biết cách vượt qua những trở ngại khó khăn, tôi luyện bản lĩnh, ý chí để thành công.

+ Thiếu trải nghiệm cuộc sống của mỗi người sẽ nghèo nàn, thụ động, nhàm chán, vô ích; không cảm nhận được sự thú vị của cuộc sống.

+ Lấy dẫn chứng về những người trải nghiệm để chứng minh…

– Bàn luận mở rộng:

+ Khuyên con người, đặc biệt là những người trẻ cần trải nghiệm để khám phá cuộc sống và chính mình. Cần tạo điều kiện để tuổi trẻ được trải nghiệm cuộc sống tốt đẹp và hữu ích.

– Thực tế, nhiều bạn trẻ chưa coi trọng hoạt động trải nghiệm để bản thân trưởng thành. Đó là những người chỉ chú ý vào việc học tập, thi cử mà chưa chủ động, tích cực trải nghiệm, rèn kỹ năng sống. Một số khác lại đắm chìm trong thế giới ảo. Đặc biệt hơn nữa, có những bạn trẻ lại lao vào thử nghiệm những điều có hại, sa vào tệ nạn…

– Nêu bài học nhận thức và hành động: Cần nhận thức được vai trò quan trọng và cần thiết của trải nghiệm, biết trải nghiệm tích cực để giúp bản thân trưởng thành, vững vàng và sống đẹp hơn.

3. Kết bài

Khẳng định lại tầm quan trọng của sự trải nghiệm đối với cuộc sống của mỗi con người.

Các đề đọc hiểu Nếu biết trăm năm là hữu hạn

THPT Sóc Trăng Send an email
0 14 phút

Cuốn sáchNếu biết trăm năm là hữu hạn của tác giảPhạm Lữ Ân là một trong tài liệu khá hay về cuộc sống, đưa tới cho người đọc nhiều cung bậc cảm xúc. Đây là một trong những nội dung được thầy cô yêu thích và đưa vào phần Đọc hiểu của các đề thi, đề kiểm tra.Để giúp bạnhiểu rõ ràng và sâu sắc hơn về các dạng đề đọc hiểu liên quan đếntác phẩmnày, cùng THPT Sóc Trăng tham khảo một số đề đọc hiểu và xem gợi ý đáp án của từng đề bạn nhé:

Nội dung

  • 1 Tổng hợp đề đọc hiểu Nếu biết trăm năm là hữu hạn
    • 1.1 Đề số 1
    • 1.2 Đề số 2
    • 1.3 Đề số 3
    • 1.4 Đề số 4

Hãy chấp nhận thay đổi để mọi chuyện tốt đẹp hơn?

Nguồn hình ảnh, Maria Medem

Heraclitus từng nói: "Cuộc sống là dòng chảy."

Triết gia Hy Lạp này vào năm 500 trước Công nguyên đã chỉ ra rằng mọi thứ liên tục chuyển động và trở nên khác đi so với nó trước đó.

Nghĩ về cái chết để làm cuộc đời tốt đẹp hơn

Bí ẩn chiếc bình mực trên kiệt tác của danh họa Raphael

Quảng cáo

Phép ẩn dụ, ví von khiến ta phải suy nghĩ

Giống như một dòng sông, cuộc sống trôi chảy mãi về phía trước, và mặc dù chúng ta có thể bước từ trên bờ xuống sông, dòng nước đang chảy qua chân ta sẽ không bao giờ là dòng nước đã chảy qua trước đó, dù chỉ một khoảnh khắc ngắn ngủi.

Heraclitus kết luận rằng vì bản chất của cuộc sống là biến đổi, nên việc chống lại dòng chảy tự nhiên này là chống lại chính bản chất của sự tồn tại. "Không có gì vĩnh cửu ngoại trừ sự biến đổi," ông nói.

Video liên quan

Chủ Đề