Giáo dục có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của đất nước

Vai Trò Của Giáo Dục Và Đào Tạo Đối Với Con Người, Xã Hội Hiện Nay

Nguyễn Lê Hà Phương
16-12-2021

5/5 [24 đánh giá] 3 bình luận

Trong xu thế hội nhập toàn cầu cùng sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, giáo dục và đào tạo đóng vai trò ngày càng quan trọng, trở thành kim chỉ nam cho sự phát triển bền vững của mọi quốc gia, dân tộc. Trong bài viết này, Tri Thức Cộng Đồng mời bạn đọc cùng tìm hiểu những thông tin bổ ích về vai trò của giáo dục và đào tạo đối với sự phát triển của con người và xã hội hiện nay.

Vài trò của giáo dục?

Giáo dục có những vài trò như sau:

– Giáo dục là công cụ để phát triển chất lượng nguồn nhân lực;

– Giáo dục nâng cao năng suất lao động của cá nhân thông qua tích lũy kiến thức, kỹ năng, thái độ lao động, từ đó sẽ làm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân;

– Giáo dục làm tăng kỹ năng lao động, tăng năng suất và dẫn đến thúc đẩy tăng trưởng kinh tế;

– Giáo dục luôn là một động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước;

– Giáo dục giúp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài hình thành đội ngũ có tri thức, có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ năng động sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội.

1. Tìm hiểu về khái niệm giáo dục

Đầu tiên, chúng ta phải đi tìm hiểu khái niệm của từ giáo dục và những nghĩa liên quan trước khi tìm hiểu vào các nội dung khác.

1.1. Khái niệm về giáo dục

Giáo dục là cách học tập kiến thức, thói quen và kỹ năng của con người có tính chất truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác qua hình thức đào tạo, nghiên cứu và giảng dạy. Giáo dục có thể do người khác hướng dẫn, có thể do mỗi người tựhọc. Tức là những trải nghiệm cá nhân của con người với những suy nghĩ, hành đồng và cảm nhận sẽ được coi là giáo dục. Đối với một con người, việc giáo dục sẽ trải qua nhiều giai đoạn tương ứng khác nhau như giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học >> trung học >> đại học.

1.2. Phân tích ngữ nghĩa từ giáo dục

Từ “giáo dục” dịch ra tiếng Anh là “Education”. Từ “giáo dục” trong tiếng Việt gồm từ “giáo” nghĩa là dạy dỗ, từ “dục” nghĩa là nuôi dưỡng. Vậy từ “giáo dục” có nghĩa là dạy dỗ, nuôi dưỡng bao gồm trí – dục, thể - dục, đức – dục.

Từ “education” có nguồn gốc từ tiếng ēducātiō của tiếng La-tinh có nghĩa là nuôi dạy, nuôi dưỡng. Trong đó từ ēdūcō có nghĩa là tôi đào tạo, tôi giáo dục.

Như vậy, từ giáo dục xuất hiện trong xã hội loài người từ lâu, giúp loài người phát triển hơn so với các loài động vật khác. Giáo dục giúp con người có trí tuệcũng như giảm bớt được tính bản năng của loài nên tiến hóa hơn so với các loài động vật khác trên Trái đất. Ngày nay, nhiều chính phủ thừa nhận quyền được giáo dục của mỗi người. Liên Hiệp Quốc ban hành Công ước Quốc tế về các Quyền kinh tế, Xã hội và Văn hóa trong điều 13 vào năm 1966 có nội dung công nhận quyền giáo dục cho tất cả mọi người.

Trong thực tế, ở hầu khắp các quốc gia, trẻ trong độ tuổi nhất định thường bắt buộc phải tới trường. Ngày nay, hình thức giáo dục có nhiều thay đổi so với trước, đặc biệt ở những nước phát triển, cha mẹ có thể chọn cho con học ở nhà, học từ xa, học trực tuyến… đều được chấp nhận giá trị bằng cấp đạt được như nhau.

I. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1. Nhân cách là gì?

Định nghĩa: Hiện nay có nhiều định nghĩa về nhân cách nhưng nhìn chung, nhân cách thường được xác định như là một hệ thống các quan hệ của con người đối với thế giới xung quanh và đối với bản thân mình. Theo đó, “Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của cá nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của người ấy.

Nhân cách không phải là tất cả các đặc điểm cá thể của con người mà chỉ bao hàm những đặc điểm quy định con người như là một thành viên của xã hội, nói lên bộ mặt tâm lý xã hội, giá trị và cốt cách làm người của mỗi cá nhân. Tuy nhiên nhân cách không phải là một nét, một phẩm chất tâm lý riêng lẻ mà là một cấu tạo tâm lý mới. Do đó không phải con người sinh ra đã có nhân cách. Ngoài ra, nhân cách còn quy định bản sắc, cái riêng của cá nhân trong sự thống nhất biện chứng với cái chung, cái phổ biển của cộng đồng mà cá nhân đó là đại biểu. Ví dụ: mỗi sinh viên Việt Nam đều là nhân cách duy nhất với tất cả những đặc điểm riêng biệt của mình, song đều có cái chung của con người Việt Nam là tình yêu làng xóm, yêu quê hương Việt Nam.

Qua những phân tích trên có thể thấy nhân cách có một số đặc điểm sau:

– Tính thống nhất: thống nhất giữa việc nói và việc làm, giữ ý thức và hành động, giữa đức và tài..

– Tính ổn định: nhân cách con người là quá trình hình thành từ từ, nhân cách là tổ hợp các thuộc tính ổn định, tiềm tàng của cá nhân, nó khó hình thành mà cũng khó mất đi.

– Tính tích cực: nhân cách con người là chủ thể của hoạt động và giao lưu các mối quan hệ giữa người này với người khác

– Tính giao lưu: Nhân cách chỉ có thể hình thành, phát triển, tồn tại và thể hiện trong hoạt động và trong mối quan hệ giao tiếp với những cá nhân khác. Thông qua quan hệ giao tiếp với người khác, con người gia nhập các quan hệ xã hội, lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức và hệ thống giá trị xã hội; được đánh giá, được nhìn nhận theo quan hệ xã hội. Điều quan trọng là thông qua giao tiếp, con người còn đóng góp các giá trị nhân cách của mình cho người khác, và cho xã hội.

Đó là 04 đặc điểm của với nhân cách, nó rất quan trọng với đời sống con người.

2. Giáo dục là gì?

Giáo dục là quá trình tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của ngời dạy và người học theo hướng tích cực. Nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân cách người học bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, góp phần đáp ứng các yêu cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã hội đương đại.

Theo nghĩa rộng, giáo dục là toàn bộ sự tác động của gia đình, nhà trường, xã hội [bao gồm cả dạy học và các tác động giáo dục khác] đến con người.

Theo nghĩa hẹp, giáo dục có thể xe, như quá trình tác động đến tư tưởng, đạo đức, hành vi con người [giáo dục đạo đức, giáo dục lao động, giáo dục lối sống, hành vi]

Video liên quan

Chủ Đề