Có bạn nào thích ở chung với nhà chồng năm 2024

Năm nay tôi hơn 30 tuổi, có con 3 tuổi, hiện đang sống chung với gia đình chồng. Dạo gần đây, tôi thấy cuộc sống thật ngột ngạt, buồn tẻ vì nhiều mâu thuẫn phát sinh với gia đình chồng.

Nói một cách công bằng, bố mẹ chồng là người tốt, yêu quý gia đình và con cháu. Ông bà là người rất kỹ tính, khá bảo thủ nên mỗi lần có tranh luận về việc gì, ông bà luôn tranh cãi đến cùng để bảo vệ quan điểm của mình. Nhiều lúc nhìn nhận của ông bà rất lỗi thời, có người vờ chép miệng, đồng tình nhưng cũng có người quay đi vì chán không muốn tranh luận hay giải thích nữa, thế nhưng lúc nào ông bà cũng dương dương tự đắc rằng tôi là người “biết tuốt”. Tuy nhiên, đó chỉ là một trong hàng trăm điều mà tôi phải chịu đựng.

Ông bà luôn muốn kiểm soát mọi người trong gia đình và áp đặt suy nghĩ của mình với tất cả mọi người. Về ăn ở, đồng ý là ở chung, chúng tôi không mất tiền thuê nhà, ông bà cũng hỗ trợ nấu nướng giúp những ngày vợ chồng đi làm và hỗ trợ trông cháu [đặc biệt giai đoạn dịch Covid bùng phát và hiện nay, khi con tôi được nghỉ hè]. Hệ quả là mọi việc trong nhà, bố mẹ chồng tôi đều buộc mọi người phải nghe theo. Có nhiều khi vợ chồng tôi đóng cửa phòng để nói chuyện hoặc làm việc gì đó riêng tư, ông bà cũng tự ý mở cửa phòng để vào mà không gõ cửa, chẳng những vậy, ở cái thế giới riêng nhỏ bé đó, ông bà cũng tự ý sắp xếp đồ đạc trong phòng với lý lẽ, nhà của mình nên ông bà hoàn toàn có quyền làm việc đó. Lắm khi ông bà lục lọi, lấy đồ của tôi đem cho người khác mà không thèm hỏi ý kiến tôi. Nếu không đúng ý là ông bà giận dỗi, chê trách, khó chịu. Đặc biệt, tôi có lỡ giải thích chuyện gì đó sẽ bị quy kết là chưa nói xong đã cãi xong hoặc ông bà chỉ nói 1 mà con dâu lại cãi tới 10.

Tôi mua giày dép, quần áo cho bản thân hay mua gì cho con cũng bị soi mói, phán xét. Ông bà kiểm soát tôi hàng ngày, đi làm phải về ngay, không muốn cho con dâu gặp gỡ bạn bè hay các hoạt động với cơ quan, cho rằng việc đó vô bổ, mất thời gian và không quan tâm gia đình. Thực tế là ở lứa tuổi của tôi bạn bè đều bận gia đình, một năm số lần gặp gỡ của chúng tôi hay hoạt động công ty đếm chỉ hơn một bàn tay. Trong khi những thành viên khác trong gia đình có quyền đi chơi, giải lao; còn tôi phải lo toan mọi việc trong nhà. Tôi hay nói với chồng là cảm giác mình như đi tù, bị quản thúc. Chồng nhẹ nhàng nói anh cũng thế chứ riêng gì em, nhưng anh hoàn toàn cam chịu và chiều ý bố mẹ.

Không chỉ áp đặt về cách sống, việc nuôi dạy con của vợ chồng tôi cũng bị can thiệp. Ông bà cho rằng vợ chồng tôi thiếu kinh nghiệm, không chịu học hỏi để con không phốp pháp như con nhà người ta. Khi chúng tôi rèn cho con tính tự lập, ông bà lại bảo không thương con, cứ hễ nhắc nhở con, ông bà nói, bé tí thế biết gì mà nhắc nhở khiến tôi rất ức chế. Có lẽ vì thế mà khi nào con không vừa ý về bố mẹ cũng chạy lại mách tội với ông bà, vậy là ông bà có cớ để mắng chúng tôi không biết thương con.

Tôi tôn trọng bố mẹ chồng nên cố gắng làm hài lòng và chiều theo ý ông bà, thế nhưng ông bà vẫn quá quắt với tôi ngày càng nhiều. Ở nhà tôi vẫn tham gia nấu nướng, dọn dẹp, đóng góp kinh tế chứ không phải ăn ở không của ông bà, vậy mà ông bà vẫn cứ đi kể hết với người này, người kia rằng phải nuôi con, nuôi cháu và chăm sóc, lo liệu nhà cửa. Chẳng những vậy, ngày giỗ chạp, lễ tết, tôi đều chủ động mua sắm đầy đủ, thế nhưng dường như tất cả vẫn chưa đủ. Tôi cảm nhận mọi người coi đó là việc hiển nhiên phải vậy, còn bất cứ việc gì phía nhà chồng giúp đỡ đều là ơn nghĩa để con dâu phải "biết điều". Tôi thấy quá mệt mỏi với sự chịu đựng này. Tuy nhiên mỗi khi yêu cầu ra ở riêng, chồng luôn gạt đi và cho rằng “lối quang không đi cứ đâm quàng bụi rậm”, đang sướng không muốn lại thích khổ. Anh không hiểu rằng tôi thà vất vả về mặt kinh tế còn hơn chịu đựng các áp lực và ấm ức về tinh thần trong thời gian dài.

Nhiều lần tâm sự với chồng mà không tìm được giải pháp nên tôi cảm thấy chán chồng hơn. Anh không thể hiện được chính kiến, không bảo vệ được vợ, không chịu cảm thông khi vợ tâm sự. Chồng luôn nói tôi phải nhịn cho bố mẹ vui lòng hay em kêu mệt mỏi nhưng anh còn mệt hơn vì phải nghe bố mẹ phàn nàn xong lại đến em. Anh chưa từng làm được gì để giúp vợ giải tỏa căng thẳng ngoài việc im lặng hoặc chặn lời vợ mỗi khi tôi muốn nói ra suy nghĩ của mình cho bố mẹ anh hiểu. Dần dà, tôi thấy mình như vô hình trong căn nhà đó. Tôi phải làm gì để được tự do và sống là chính mình đây?

Nhà chồng tôi có bốn anh chị em, chồng tôi là con thứ ba và cũng là con trai duy nhất. Đất đai của ba mẹ chồng khá rộng nên ông bà chia cho mỗi người một nền để làm nhà cạnh nhau. Hai chị gái lấy chồng rồi xây nhà ở hai bên, vợ chồng tôi sống cùng ông bà ở giữa. Bởi vậy, tôi rất ngỡ ngàng khi mỗi bữa ăn luôn có mặt cả gia đình chị Hai và chị Ba. Hồi trước, tôi chỉ nghĩ đơn giản, nhà cạnh nhau nhưng gia đình nào cũng có cuộc sống riêng nên chắc sẽ ít va chạm. Nhưng dần dần, tôi nhận ra, nhà của hai chị chỉ để về ngủ còn ăn uống, sinh hoạt chủ yếu ở nhà ông bà.

Thời gian đầu, tôi cảm thấy rất mệt mỏi khi đi làm về phải nấu nướng và giặt giũ cho cả đại gia đình, nhà cửa luôn luộm thuộm vì trẻ con đông. Buổi trưa và những ngày lễ, hiếm khi tôi được nghỉ ngơi bởi cháu chắt đùa nghịch ồn ào, cả nhà tổ chức liên hoan ăn uống. Tôi sống trong trạng thái mệt mỏi, chán nản, không biết thoát ra bằng cách nào vì ra riêng là chuyện không thể mà có ý kiến phản đối lại không dám bởi theo chồng tôi, từ xưa đến giờ, gia đình anh thích sống như vậy, ông bà muốn con cháu quây quần để đỡ đần cho nhau.

Có lẽ, biết được ý nghĩ của tôi nên có lần mẹ chồng tôi bảo: “Chắc con không thấy thoải mái khi nhà đông người nhưng vì con của hai chị còn nhỏ nên chịu khó vậy, lúc nào có con, con sẽ biết vất vả như thế nào nếu không có người giúp”. Tôi không hiểu hết ý của lời nói nhưng cũng yên lòng hơn vì mẹ hiểu được suy nghĩ của mình.

Sau một thời gian, khi đã quen dần với nếp sinh hoạt của gia đình, tôi thấy trong nhà dù không phân công cụ thể nhưng ai rảnh thì đều tìm việc mà làm, không phân biệt gái, trai, dâu, rể. Có ngày, tôi đi làm về muộn thì cơm nước đã xong xuôi, nhà cửa dọn dẹp sạch sẽ dù lúc đó ba mẹ chồng tôi đưa cháu đi chơi chưa về. Thì ra, anh rể được về sớm nên tranh thủ làm việc nhà. Có lúc, vào ngày nghỉ, mới sáng sớm đã nghe tiếng bằm chặt ở dưới bếp, tôi lật đật chạy xuống thì thấy vợ chồng chị ba và bé Út đang nấu ăn sáng, anh rể tươi cười: “Mợ cứ lên ngủ tiếp đi, hôm nay vợ chồng tui ‘đạo diễn’ cho”.

Ngẫm nghĩ lại, ngày mới về làm dâu, tôi tự mình ôm đồm hết công việc nhà nên mọi người không có việc để làm như mọi khi trong lúc tôi thấy rất vất vả. Dần dần, tôi học cách chia sẻ công việc với các thành viên, nếu tôi rảnh tôi sẽ làm, còn không thì để đó, sẽ có người khác phụ giúp. Người này bận việc thì công việc sẽ được người kia tự giác làm thay. Mỗi tháng, mỗi gia đình nhỏ sẽ đóng một khoản sinh hoạt phí như nhau cho mẹ chồng nên không hề phát sinh mâu thuẫn về chuyện tiền bạc.

Đến khi mang bầu và sinh con, tôi mới thấy hết được giá trị của việc sống chung. Anh chị em nhà chồng đỡ đần tôi rất nhiều việc để tôi yên tâm nghỉ ngơi dưỡng thai. Khi con ra đời, tôi không thấy vất vả nhiều vì có mẹ chồng và hai chị luôn giúp đỡ tư vấn. Tôi không phải đau đầu nghĩ đến chuyện thuê người giữ con để đi làm, không phải hốt hoảng vì ai sẽ cho con ăn, tắm cho con khi bận việc đột xuất về muộn. Con tôi được sống trong bầu không khí yêu thương của đại gia đình và có anh chị em họ để chơi cùng nên luôn vui tươi, hoạt bát.

Sắp tới, bé Út sẽ lấy chồng và dự định ở cùng nhà với vợ chồng tôi và ba mẹ một thời gian trước khi ra riêng. Nếu ngày trước, tôi sẽ suy nghĩ rất nhiều nhưng giờ đây, tôi thấy mọi chuyện thật nhẹ nhàng. Càng ngày, tôi càng khâm phục ba mẹ chồng mình vì tổ chức được một cuộc sống gia đình đầm ấm quây quần như vậy- điều rất hiếm thấy trong xã hội hiện đại ngày nay. Tôi nghĩ, sống chung không khó và mang lại nhiều lợi ích nếu biết cách tổ chức, san sẻ công việc trên cơ sở tình thương - tình thân…

TỪ NHÂN

Gần đây, câu chuyện thương tâm của một thai phụ ôm con trai hơn 2 tuổi nhảy xuống sông Lô đã tạo ra nỗi xót xa trong cộng đồng. Giữa những bàn tán của giới nữ, một lần nữa, đề tài “làm dâu” lại được các bà, các chị quan tâm: Giá như, chị ấy được nhà chồng cảm thông, giá như chị ấy biết cách bảo vệ mình…

“Chat với Hạnh Dung” cũng nhận được không ít tâm sự của những nàng dâu mới. Có người bỡ ngỡ trước “văn hóa” lạ lùng của nhà chồng: bắt các con dâu ăn riêng dưới bếp. Có người “choáng” trước phát biểu của mẹ chồng: “Chồng đánh vợ là chuyện bình thường”; “Đàn ông có vợ bồ bịch đâu có sao”…

Tuy nhiên, trong thực tế cũng có những phụ nữ thành công trong việc “hòa hợp” với nhà chồng, vừa “nhập gia, tùy tục”, vừa giữ được bản sắc riêng của mình.

PNO mở chuyên đề “Làm dâu” mong tạo được sự kết nối giữa các bà vợ, để cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm ứng xử đối với nhà chồng, nhằm có một cuộc sống an toàn và hạnh phúc.

Chủ Đề