Chuyện từ những con đường đường hoàng văn thụ năm 2024

[GLO]- Trước ngày 30-4-1975, con đường có tên Phan Thanh Giản [nay là đường Lê Hồng Phong] nằm trọn trên địa bàn phường Diên Hồng, TP. Pleiku. Đường có độ dài chừng 1 cây số, từ cổng Tòa án nhân dân tỉnh đến giáp đường Hoàng Văn Thụ về phía Đông. Khi chưa giải phóng Pleiku, một đoạn phía dưới đường Phan Thanh Giản đều là “chung cư”, tức là nhà tập thể phân cho các gia đình binh lính và sĩ quan chế độ cũ bấy giờ. Và, trước ngày 17-3-1975, ngày giải phóng tỉnh Gia Lai, các chủ nhân của “chung cư” này đã bỏ của chạy lấy người. Vì thế, từ cuối tháng 3-1975, khu vực này trở thành trụ sở của các cơ quan thuộc Tỉnh ủy Gia Lai.

  • Chương trình 135 đầu tư gần 23tỷ đồng phát triển huyện biên giới Ia Grai
  • Chư Prông: Huy động nguồn lực xây dựng làng nông thôn mới
  • Gia Lai miền nhớ: Một thời… củ mài

Tôi nhớ mãi chuyện về một nữ “chủ nhân” của dãy nhà mang chung số 20 Lê Hồng Phong [trừ biệt thự cùng số 20 của ông dân biểu Hồ Uyển]. Cứ vài tháng, bà lại viết đơn kiện đòi nhà, cơ quan chủ quản mới của dãy nhà là Văn phòng Tỉnh ủy và một vài cơ quan chức năng của tỉnh rất vất vả trong chuyện xử lý việc kiện ấy sao cho hợp tình hợp lý, nhưng không hề dễ dàng khi chỉ duy nhất dựa vào quy định của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, đại thể: Chính quyền Quân quản có quyền tịch thu tất cả cơ sở vật chất có liên quan đến việc phục vụ cho quân đội Mỹ, chư hầu và ngụy quyền Sài Gòn [dãy nhà 20 Lê Hồng Phong nguyên là xưởng giặt ủi dành riêng cho sĩ quan Mỹ-ngụy]. Trong lúc ấy, Công an tỉnh hay Sở [Ty] Xây dựng đã cung cấp cho Văn phòng Tỉnh ủy một bộ hồ sơ về dãy nhà nói trên, còn nguyên vẹn bản gốc của chính quyền tỉnh Pleiku [cũ]. Trong đó, đặc biệt có một văn bản ngắn gọn, do Tỉnh trưởng tỉnh Pleiku ký, đại ý là đất công giao cho bà này chỉ được làm xưởng giặt ủi, khi cần chính quyền sẽ thu hồi, không bồi thường bất kỳ một khoản nào... Văn phòng Tỉnh ủy làm công văn, kèm theo văn bản nói trên gửi cho đương sự, từ đó không còn thấy chủ dãy nhà số 20 Lê Hồng Phong kiện nữa.

Một góc đường Lê Hồng Phong, TP. Pleiku. Ảnh: Đ.T

Còn có một chuyện vui khác tại khu vực 20 Lê Hồng Phong này: Khi Chánh Văn phòng Tỉnh ủy, lúc đó là ông Hoàng Thanh Hà, quyết định cho sửa sang lại mặt bằng phía sau căn biệt thự Hồ Uyển và cải tạo, xây mới một số phòng ở và làm việc, mấy vị thợ xây phát hiện ở cạnh tường nhà bếp có một cái hố rất sâu. “Khám phá” cái hố đó, người ta phát hiện đầy một hầm... vàng thỏi, ước mỗi thỏi chừng... 10 kg; nhưng kiểm tra kỹ lại là đồng, ước khoảng vài tấn. Lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy sau khi xin ý kiến Thường trực Tỉnh ủy đã đem số đồng đó sung công quỹ [nộp vào Công ty Vật tư tỉnh].

Phía trước biệt thự nói trên có một cái hồ nhỏ, nhưng được thiết kế và xây rất đẹp, nuôi cá cảnh, trồng hoa súng, có vòi phun nước. Phía bãi đậu ô tô của nhà khách Tỉnh ủy [20 Lê Hồng Phong] bấy giờ cũng có một cái hồ khá rộng và sâu dùng để nuôi cá. Cái thời bao cấp khó khổ nên nhiều loại cá dưới các hồ luôn luôn... biến mất một cách kỳ lạ. Bất giác, một đêm ông Trần Kiên, Bí thư Tỉnh ủy khi đó, vì không ngủ được nên đi dạo thì phát hiện ra chuyện “cải thiện” của các bạn trẻ. Sáng hôm sau, Bí thư Đoàn Thanh niên [là tác giả bài viết này] đã nhận được lời nhắc nhở nhẹ nhàng của ông.

Trở lại chuyện con đường. Có thể nói, đường Lê Hồng Phong là một trong những con đường đẹp của TP. Pleiku. Khi trụ sở Tỉnh ủy dời đi, con đường được trải bê tông nhựa, làm lại vỉa hè và nhiều căn hộ được hóa giá cho cán bộ, nhân viên; con đường ngày càng trở nên sầm uất. Được biết, mới đây lãnh đạo phường Diên Hồng đã lấy ý kiến của người dân sống 2 bên đường này để đề nghị TP. Pleiku đầu tư làm lại vỉa hè theo hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm. Tuy nhiên, vấn đề cần làm rõ là việc có sự thay đổi trong quy hoạch con đường hay không, tránh tình trạng xây-đập, đập-xây, gây lãng phí tiền của.

Ngoài “sự đẹp” ra, đường Lê Hồng Phong còn là con đường mang tên một vị Tổng Bí thư của Đảng, lại là nơi ghi dấu ấn một thời kỳ khá dài được Tỉnh ủy Gia Lại chọn đặt trụ sở; nhiều người một thời chỉ là cán bộ, nhân viên trong các cơ quan Tỉnh ủy ở đây, sau này đều trở thành những người đứng đầu của địa phương. Chính vì vậy, việc lãnh đạo TP. Pleiku chọn con đường này để đầu tư xây dựng, chỉnh trang, nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng, trồng và bảo vệ cây xanh... là điều đáng hoan nghênh. Do đó, nên sớm biến chủ trương thành hiện thực trong tương lai gần; tránh tình trạng “đánh trống bỏ dùi”!

Thời Pháp thuộc đường số 62 [voie No62] năm 1909 được đặt tên là đại lộ Cộng Hòa [avenue de la République]. Năm 1941 đổi tên thành đại lộ Ônôrê Titsô [avenue Honoré Tissot]. Sau cách mạng được gọi là đại lộ Dân Quyền. Năm 1954 đổi tên là phố Hoàng Văn Thụ cho đến nay.

Nay thuộc phường Quán Thánh, quận Ba Đình.

Hoàng Văn Thụ [1906 – 1944] người dân tộc Tày quê xã Nhân Lý, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Năm 21 tuổi [1927] ông đã vượt biên giới sang Quảng Tây [Trung Quốc] tìm gặp các tổ chức cách mạng Việt Nam đang hoạt động tại đó. Năm 1929 ông đã cùng Hoàng Đình Giong lập chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng đầu tiên ở vùng biên giới Trung – Việt.

Tháng 3 năm 1935, ông đi dự Đại hội Đảng lần thứ nhất tại Ma Cao [Trung Quốc].

Năm 1938 được bổ sung vào Xứ ủy Bắc Kỳ, phụ trách vận động công nhân và báo Giải phóng cơ quan ngôn luận của Xứ ủy. Năm 1939 tại hội nghị Xứ ủy ngày 8/9/1939 ông được bầu làm Bí thư Xứ ủy.

Tháng 11/1940, hội nghị Trung ương lần thứ bảy họp ở Đình Bảng [Bắc Ninh] ông đã được bầu vào Ban Thường vụ Trung ương Đảng và được cử vào Tổng bộ Việt Minh, trực tiếp chỉ đạo phong trào Bắc Sơn, Vĩ Nhai. Ông đã cùng Tỉnh ủy Cao Bằng bố trí đón Bác Hồ từ Trung Quốc về Pắc Pó vào khoảng tháng 2/1941. Sau đó ông trở lại Hà Nội. Tháng 8/1943, vì có kẻ phản bội, ông bị mật thám bắt tại một cơ quan binh vận đặt trong ngõ Nam Diệm, khu Tám Mái [nay là khoảng đầu phố Giảng Võ]; chúng tra tấn ông rất dã man nhưng không khai thác được gì. Mặc dù vậy, vẫn đưa ông ra tòa, kết án tử hình. Ngày 24/5/1944 chúng thi hành án tại trường bán Tương Mai. Nơi đây vẫn còn di tích tưởng niệm ông. Thi hài ông đã được đưa về nghĩa trang Mai Dịch.

Theo các cồn trình nghiên cứu về Hà Nội cổ thì tại đường phố này còn có một di tích lịch sử quan trọng: đó là núi Khán Sơn, ở vào chỗ cuối phố, nơi đối diện với cổng Phủ Chủ tịch.

Chủ Đề