Chứng nhận xuất xứ hang hóa nước phát năm 2024

Điều 24 và 25 của Thông tư số 02/2021/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa (XXHH) trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA) đã đưa ra những quy định về tự chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa từ Vương quốc Anh và Việt Nam.

Đối với hàng hóa từ Vương quốc Anh

Theo đó, đối với hàng hóa từ Vương quốc Anh, Điều 24 Thông tư 02/2021/TT-BCT quy định, nhà xuất khẩu được phép tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa (XXHH) khi hàng hóa có xuất xứ từ Vương quốc Anh và đáp ứng quy định khác của UKVFTA.

Thuật ngữ “chứng từ thương mại khác” nêu tại Khoản 2 Điều 24 có thể là phiếu gửi hàng, hóa đơn chiếu lệ hoặc phiếu đóng gói. Chứng từ vận tải như vận tải đơn hoặc vận tải đơn hàng không được coi là chứng từ thương mại khác.Cụ thể, nhà xuất khẩu tự chứng nhận XXHH trên hóa đơn, phiếu giao hàng hoặc chứng từ thương mại khác có đủ thông tin về hàng hóa, bằng cách đánh máy, đóng dấu hoặc in nội dung lời văn khai báo XXHH trên chứng từ. Nhà xuất khẩu sử dụng mẫu lời văn khai báo xuất xứ bằng một trong các phiên bản ngôn ngữ được quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này và phù hợp với quy định pháp luật của Vương quốc Anh. Trường hợp nhà xuất khẩu khai báo bằng cách viết tay, lời văn khai báo được viết bằng mực và chữ cái in hoa.

Tự chứng nhận xuất xứ là cơ chế cho phép nhà xuất khẩu được tự chứng nhận xuất xứ cho sản phẩm của mình mà không phải đi xin chứng nhận xuất xứ từ một cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận xuất xứ. Với cơ chế này, trách nhiệm chứng nhận nguồn gốc XXHH sẽ chuyển từ cơ quan chuyên trách sang doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải chủ động khai nhận xuất xứ cho hàng hóa của mình, nhưng đồng thời cũng phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của việc khai nhận đó.

Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ là cơ chế được áp dụng khi người bán xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang EU và hàng hóa từ EU nhập khẩu vào Việt Nam trên cơ sở cam kết trong Hiệp định EVFTA.

Theo đó, việc xuất chứng từ tự chứng nhận xuất xứ là cơ sở để xác định nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa làm căn cứ để áp dụng ưu đãi thuế cho các mặt hàng nhập khẩu từ EU vào Việt Nam theo thỏa thuận trong EVFTA. Cụ thể:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Thông tư 11/2020/TT-BCT, hàng hóa có xuất xứ Liên minh châu Âu nhập khẩu vào Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA khi nộp một trong những chứng từ chứng nhận xuất xứ sau:

  • C/O được phát hành theo quy định từ Điều 20 đến Điều 23 Thông tư 11/2020/TT-BCT;
  • Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ theo quy định tại Điều 24 Thông tư 11/2020/TT-BCT do nhà xuất khẩu đủ điều kiện theo quy định của Liên minh châu Âu phát hành đối với lô hàng có trị giá bất kỳ; hoặc nhà xuất khẩu bất kỳ phát hành đối với lô hàng không quá 6.000 EUR (sáu ngàn ơ-rô);
  • Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ phát hành bởi nhà xuất khẩu đăng ký tại cơ sở dữ liệu điện tử phù hợp quy định của Liên minh châu Âu và đã được thông báo với Việt Nam. Thông báo có thể gồm quy định Liên minh châu Âu ngừng áp dụng 2 loại chứng từ nêu trên.

Trong đó, quy định về tự chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu như sau:

- Nhà xuất khẩu được phép tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi hàng hóa có xuất xứ từ Liên minh châu Âu và đáp ứng quy định khác của EVFTA.

- Nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên hóa đơn, phiếu giao hàng hoặc chứng từ thương mại khác phải đảm bảo:

  • Có đủ thông tin về hàng hóa, bằng cách đánh máy, đóng dấu hoặc in nội dung lời văn khai báo xuất xứ hàng hóa trên chứng từ;
  • Nhà xuất khẩu sử dụng Mẫu lời văn khai báo xuất xứ bằng một trong các phiên bản ngôn ngữ được quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 11 và phù hợp với quy định pháp luật của Liên minh châu Âu;
  • Trường hợp nhà xuất khẩu khai báo bằng cách viết tay, lời văn khai báo được viết bằng mực và chữ cái in hoa.

- Thuật ngữ "chứng từ thương mại khác" nêu trên có thể là phiếu gửi hàng, hóa đơn chiếu lệ hoặc phiếu đóng gói. Chứng từ vận tải như vận tải đơn hoặc vận đơn hàng không không được coi là chứng từ thương mại khác.

Lưu ý:

- Nội dung tự chứng nhận xuất xứ không được thực hiện trên một mẫu riêng biệt. Nội dung tự chứng nhận xuất xứ được phép thực hiện trên một trang khác của chứng từ thương mại với điều kiện nhận biết được trang đó là một phần của chứng từ thương mại.

- Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ phải có chữ ký viết tay của nhà xuất khẩu. Tuy nhiên, nhà xuất khẩu đủ điều kiện theo quy định Liên minh châu Âu được phép không ký tên với điều kiện nhà xuất khẩu cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu văn bản cam kết rằng nhà xuất khẩu chịu trách nhiệm toàn bộ về chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

- Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ có thể phát hành sau khi xuất khẩu hàng hóa với điều kiện được xuất trình tại Nước thành viên nhập khẩu không muộn hơn 2 năm hoặc theo quy định của Nước thành viên nhập khẩu kể từ khi hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Nước thành viên nhập khẩu.

Về việc công nhận chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp người bán hàng có trụ sở tại lãnh thổ của nước không phải thành viên EVFTA, theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan tại Công văn 6464/TCHQ-GSQL, căn cứ khoản 5 Điều 3 Thông tư 11/2020/TT-BCT quy định:

"Nhà xuất khẩu" là cá nhân, tổ chức có trụ sở đặt tại Nước thành viên xuất khẩu, xuất khẩu hàng hóa sang Nước thành viên khác, có khả năng chứng minh được xuất xứ của hàng hóa. Nhà xuất khẩu có thể là nhà sản xuất hoặc người thực hiện thủ tục xuất khẩu. Nhà xuất khẩu không nhất thiết là người bán hàng mà phát hành hóa đơn cho lô hàng (hóa đơn bên thứ ba). Người bán hàng được phép đặt trụ sở tại lãnh thổ của nước không phải thành viên EVFTA.

Như vậy, theo quy định người bán hàng được phép đặt trụ sở tại lãnh thổ của nước không phải thành viên EVFTA. Căn cứ theo quy định tại Thông tư 38/2018/TT-BTC, Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh sẽ kiểm tra xác định tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và xuất xứ hàng hóa nhập khẩu xử lý các tình huống tương tự theo quy định của pháp luật liên quan.