Chứng chỉ xuất xứ hàng hoá là gì năm 2024

Chứng nhận xuất xứ hàng hóa [C/O - Certificate of Origin]

1. C/O là gì?

xuất xứ hàng hóa [C/O] là chứng từ do nhà sản xuất hoặc do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp ở Việt Nam thường là Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam [VCCI] cấp để xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác ra hàng hóa. Tùy vào từng lô hàng cụ thể [loại hàng gì, đi/đến từ nước nào,..] mà chúng ta sẽ xác định cần loại mẫu nào, quy tắc xuất xứ ưu đãi hay không.

2. Vai trò của C/O là gì?

– Ưu đãi thuế quan: Khi đã được xác định rõ xuất xứ và nằm trong danh mục hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi, lô hàng sẽ được áp dụng các điều kiện theo thỏa thuận trong các hiệp định thương mại giữa các quốc gia. – Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá: Hàng hóa của một nước có thể bán phá giá tại thị trường của nước khác. Vì vậy, để ngăn chặn tình trạng trên, nước nhập khẩu sẽ có những hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá. Trong đó, việc đầu tiên cần làm chính là xác định nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. – Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch: Việc xác định xuất xứ hỗ trợ việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại đối với một nước hoặc đối với một khu vực. Các cơ quan thương mại đã dựa trên cơ sở đó để duy trì hệ

3. ONEX Logistics có thể hỗ trợ khách hàng như thế nào?

Để xác định đúng mẫu C/O cho lô hàng, ONEX Logistics sẽ trao đổi kỹ với với khách hàng một số hạng mục sau:

  • Mô hình hoạt động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Chi phí sản xuất hàng hoá;
  • Chi phí vận chuyển, chi phí logistics [ONEX Logistics sẽ cung cấp chi phí này cho doanh nghiệp];
  • Yêu cầu từ nước nhập khẩu [ONEX Logistics sẽ hỗ trợ trao đổi trực tiếp với người nhập khẩu, đảm bảo Chứng nhận xuất xứ hàng hoá được chấp thuận tại nước nhập khẩu].

Tùy vào từng lô hàng cụ thể [loại hàng, đi/đến từ nước nào,..] sẽ cần xác định loại mẫu C/O phù hợp:

Loại C/O Hiệp định - điều kiện FORM D ASEAN FORM E ASEAN - TRUNG QUỐC FORM AK ASEAN - HÀN QUỐC FORM AJ ASEAN - NHẬT BẢN FORM AANZ ASEAN - NEWZEALAND FORM AI ASEAN - ẤN ĐỘ FORM S FORM A Ưu đãi thuế quan phổ cập GSP. Các nước cho Việt Nam hưởng GSP: 27 nước EU, Norway, Switzerland, Turkey, Japan, Canada, Newzealand, Belarus, Russia. [*] Theo danh sách UNCTAD thì Việt Nam không có trong danh sách các nước được hưởng ưu đãi GSP của Australia, Estonia, và US FORM B KHÔNG ƯU ĐÃI FORM Textile [FORM T] Cấp cho hàng dệt may xuất khẩu sang EU theo hiệp định dệt may Việt Nam-EU. Form ICO Cấp cho sản phẩm từ cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các nước theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới [ICO]

Căn cứ tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP định nghĩa Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa như sau:

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đó.

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là gì? Cơ quan có thẩm quyền từ chối cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? [Hình từ Internet]

Cơ quan có thẩm quyền từ chối cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào?

Căn cứ tại Điều 21 Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Từ chối cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ chối cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa bằng văn bản hoặc thông báo tại Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc trang điện tử khác của các cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được Bộ Công Thương ủy quyền và nêu rõ lý do từ chối trong những trường hợp sau:
1. Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa chưa thực hiện việc đăng ký hồ sơ thương nhân theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.
2. Hồ sơ, quy trình đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không tuân thủ theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 Nghị định này.
3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có mâu thuẫn về nội dung.
4. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không được khai bằng tiếng Anh, khai bằng mực màu đỏ, viết tay, bị tẩy xóa, chữ hoặc các dữ liệu thông tin mờ không đọc được, in bằng nhiều màu mực khác nhau.
5. Hàng hóa không có xuất xứ hoặc không đáp ứng quy tắc xuất xứ.
6. Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có gian lận về xuất xứ từ lần cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trước đó và vụ việc chưa được giải quyết xong.
7. Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không cung cấp đầy đủ hồ sơ, chứng từ, thông tin và tài liệu liên quan để chứng minh xuất xứ hàng hóa hoặc không hợp tác trong việc xác minh xuất xứ hàng hóa khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa.

Như vậy theo quy định trên từ chối cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong một số trường hợp sau đây:

- Thứ nhất, thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa chưa thực hiện việc đăng ký hồ sơ thương nhân theo quy định tại Điều 13 Nghị định 31/2018/NĐ-CP.

- Thứ hai, hồ sơ, quy trình đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không tuân thủ theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 Nghị định 31/2018/NĐ-CP.

- Thứ ba, hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có mâu thuẫn về nội dung.

- Thứ tư, Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không được khai bằng tiếng Anh, khai bằng mực màu đỏ, viết tay, bị tẩy xóa, chữ hoặc các dữ liệu thông tin mờ không đọc được, in bằng nhiều màu mực khác nhau.

- Thứ năm, hàng hóa không có xuất xứ hoặc không đáp ứng quy tắc xuất xứ.

- Thứ sáu, thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có gian lận về xuất xứ từ lần cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trước đó và vụ việc chưa được giải quyết xong.

- Thứ bảy, thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không cung cấp đầy đủ hồ sơ, chứng từ, thông tin và tài liệu liên quan để chứng minh xuất xứ hàng hóa hoặc không hợp tác trong việc xác minh xuất xứ hàng hóa khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa.

Cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Thu hồi Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp
1. Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thu hồi Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trong những trường hợp sau:
a] Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp không phù hợp các quy định về xuất xứ;
b] Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trùng số tham chiếu;
c] Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không nộp bổ sung chứng từ sau thời hạn quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định này;
d] Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giả mạo chứng từ trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
đ] Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thông báo bằng văn bản đề nghị hủy bỏ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp.
2. Trường hợp không thể thu hồi được Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thông báo bằng văn bản cho Bộ Công Thương và cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu về việc hủy bỏ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp, đồng thời nêu rõ lý do.

Như vậy theo quy định trên cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp sau đây:

- Thứ nhất, Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp không phù hợp các quy định về xuất xứ.

- Thứ hai, Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trùng số tham chiếu.

- Thứ ba, thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không nộp bổ sung chứng từ sau thời hạn quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định 31/2018/NĐ-CP.

- Thứ tư, thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giả mạo chứng từ trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

- Thứ năm, thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thông báo bằng văn bản đề nghị hủy bỏ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp.

Chủ Đề