Chức năng nhiệm vụ của chi bộ là gì năm 2024

LCĐT - Ngày 28/6/2022, đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy ký ban hành Quy định số 450-QÐ/TU về chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác của chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, đảng ủy bộ phận trên địa bàn tỉnh Lào Cai [Quy định số 450].

Quy định số 450 quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác của 5 loại hình chi bộ, trong đó có chi bộ thôn, tổ dân phố.

Quy định số 450 quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác của 5 loại hình chi bộ, gồm: Thôn, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp trực thuộc đảng ủy cơ sở, đảng bộ bộ phận trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Quy định có 4 chương, 15 điều, trong đó quy định chức năng của chi bộ, đó là: Lãnh đạo nhiệm vụ chính trị; giáo dục và rèn luyện, quản lý đảng viên, phân công nhiệm vụ cho đảng viên; làm công tác vận động quần chúng và công tác phát triển đảng viên; kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng viên; thu, nộp đảng phí.

Quy định số 450 cũng quy định cụ thể đối với 6 nhiệm vụ cho từng loại hình chi bộ, trong đó, các chi bộ có 4 nhiệm vụ chính giống nhau về: Lãnh đạo công tác tư tưởng; lãnh đạo xây dựng chi bộ; lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội; kiểm tra giám sát; chế độ sinh hoạt.

Có 2 nhiệm vụ khác nhau giữa các loại hình chi bộ.

Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị:

Các chi bộ trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp có 2 nội dung là: [1] Lãnh đạo đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ của công chức, viên chức và người lao động theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia, hưởng ứng các phong trào, cuộc vận động do các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể phát động. [2] Tập hợp, phản ánh, đề nghị đảng uỷ, lãnh đạo cấp trên trực tiếp giải quyết những kiến nghị, nguyện vọng chính đáng cũng như những hành vi vi phạm các quy định của Đảng, Nhà nước của đảng viên và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong chi bộ.

Đối với chi bộ thôn, tổ dân phố, có 4 nội dung về chỉ đạo, lãnh đạo hoạt động của thôn, tổ dân phố đảm bảo phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn của tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn tại Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố: [1] Chỉ đạo thôn, tổ dân phố tổ chức lấy ý kiến về chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng trong phạm vi cấp xã, thôn, tổ dân phố do nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần nguồn lực và các công việc tự quản trong nội bộ cộng đồng dân cư phù hợp với quy định của pháp luật; tham gia bàn và biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định hoặc tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định về các công việc của thôn, tổ dân phố, của xã, phường, thị trấn theo quy định về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. [2] Lãnh đạo thôn, tổ dân phố xây dựng và vận động, tổ chức thực hiện hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố; tổ chức tự quản trong việc giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội và vệ sinh môi trường; đảng viên và nhân dân giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp ở địa phương, phòng, chống các tệ nạn xã hội trên địa bàn thôn, tổ dân phố. [3] Lãnh đạo đảng viên và nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia, hưởng ứng các phong trào, cuộc vận động do các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội phát động. [4] Tập hợp, phản ánh, đề nghị đảng uỷ, chính quyền cấp xã giải quyết những kiến nghị, nguyện vọng chính đáng cũng như những hành vi vi phạm quy định của Đảng, Nhà nước của đảng viên và nhân dân trong thôn, tổ dân phố.

Các chi bộ có 4 nhiệm vụ chính giống nhau, gồm: Lãnh đạo công tác tư tưởng - xây dựng chi bộ; lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội; kiểm tra, giám sát; chế độ sinh hoạt.

Lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ:

Căn cứ các quy định về phân cấp quản lý cán bộ, Quy định số 450 cũng nêu rõ nhiệm vụ của 3 nhóm loại hình chi bộ: Đối với chi bộ trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước chi phối; đối với chi bộ trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước; đối với chi bộ thôn, tổ dân phố.

Quy định số 450 quy định rõ mối quan hệ của chi bộ, bí thư chi bộ với người đứng đầu các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp nhà nước; doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước.

Chủ Đề