Chức mừng Cách mạng tháng 8

Niềm tự hào 76 năm cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9

27/07/2021

Hòa chung không khí phấn khởi của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đang ra sức thi đua, lập thành tích chào mừng kỷ niệm 76 năm cách mạng tháng 8 thắng lợi và ngày quốc khánh [2/9] là ngày khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa nay là nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Những ngày này, các tuyến đường chính của thị trấn Ba Chúc đã được trang trí cờ nước, băng rôn, pa nô, áp phích… để chào mừng ngày lễ kỷ niệm. Niềm vui của ngày lễ trọng đại nhắc nhở mỗi người về thời khắc thiêng liêng của lịch sử 76 năm về trước, để từ đó thêm tự hào, nâng cao trách nhiệm chung tay dựng xây quê hương và đất nước ngày càng phát triển.

Cách đây 76 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đồng loạt vùng dậy, tiến hành tổng khởi nghĩa. Từ ngày 14-18/8/1945, tổng khởi nghĩa nổ ra và giành thắng lợi ở vùng nông thôn đồng bằng miền Bắc, đại bộ phận miền Trung, một phần Miền Nam và các thị xã Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Hội An, Quảng Nam... Sáng 19/8, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội. Từ Thủ đô, làn sóng cách mạng toả đi khắp cả nước và liên tiếp giành thắng lợi. Ngày 19/8/1945 đã đi vào lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam giành chính quyền như một mốc son chói lọi - Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước dân chủ công nông đầu tiên ở Đông Nam Á được thành lập, mở ra một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Từ đây nhân dân ta thoát khỏi xiềng xích nô lệ của thực dân phong kiến trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của tinh thần yêu nước và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Trong lịch sử thế giới, có những cuộc cách mạng đánh đổ chế độ phong kiến, đã xử tử hoặc bỏ tù vua, đàn áp những người của chế độ cũ. Cách mạng Tháng Tám của Việt Nam có một điều đặc biệt là đã không diễn ra việc đó. Sau khi thoái vị [ngày 30-8-1945], cựu hoàng Bảo Ðại [Vĩnh Thụy] được mời làm Cố vấn tối cao của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tại Hà Nội, Chính phủ đã tạo điều kiện tốt nhất để Cố vấn Vĩnh Thụy làm việc. Trong hoàn cảnh đất nước phải chống thù trong, giặc ngoài, kinh tế khó khăn, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh cử đồng chí Lê Văn Hiến vào Huế thăm các thành viên của hoàng tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ mời cựu Hoàng hậu Nam Phương chuyển ra Hà Nội cùng Cố vấn Vĩnh Thụy. Bà đã cảm ơn và xin được ở lại Huế. Bà đã tích cực tham gia ủng hộ Chính phủ và chế độ mới. Một số vị quan của chế độ phong kiến tự nguyện, hăng hái tham gia vào bộ máy Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cụ Bùi Bằng Ðoàn, sinh năm 1889, từng là Tri huyện, Tuần phủ và năm 1933 là Thượng thư Bộ hình. Cách mạng Tháng Tám thắng lợi, cụ là thành viên Ban Cố vấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đại biểu Quốc hội khóa I và tháng 11-1946 là Trưởng ban Thường trực Quốc hội tới khi qua đời [1955]. Cụ Phan Kế Toại, sau ngày Nhật đảo chính Pháp [9-3-1945] giữ chức Khâm sai đại thần, nhiều lần liên lạc với Việt Minh, từ chức ngày 18-8-1945, sau Cách mạng đi kháng chiến, được cử làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ; sau hòa bình [1954] được cử làm Phó Thủ tướng Chính phủ đến khi qua đời năm 1973. Các cụ Phạm Khắc Hòe, Vũ Ðình Hòe, bà Vĩnh Thụy [NamPhương] và nhiều vị khác tham gia Ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến thiết và nhiều công việc khác của Nhà nước cách mạng.

Những điều đặc biệt của Cách mạng Tháng Tám và Nhà nước cách mạng do Ðảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Ðó là cuộc cách mạng đã dẫn tới ra đời Nhà nước cách mạng tiêu biểu cho sự đoàn kết hòa hợp dân tộc vì lợi ích của quốc gia, dân tộc, của toàn dân. Cuộc Cách mạng Tháng Tám không chỉ thay đổi chế độ chính trị mà còn in dấu ấn sự ra đời của nền chính trị văn minh, đồng thời mang giá trị của chiều sâu văn hóa. Cuộc cách mạng đó là sự thống nhất không thể tách rời giữa lý tưởng, mục tiêu của chủ nghĩa cộng sản với chủ nghĩa yêu nước và lợi ích quốc gia, dân tộc chân chính.

Dẫn đến ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, đưa nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, tự do, dân chủ. Trong bản Tuyên ngôn Độc lập có đoạn:"Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do, độc lập và thực sự đã trở thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ quyền tự do độc lập ấy''.

Thắng lợi vẻ vang của Cách mạng Tháng Tám và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là nguồn sức mạnh to lớn, là tiền đề quan trọng để dân tộc ta liên tiếp giành thắng lợi trong các cuộc kháng chiến cứu nước vĩ đại, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Với thắng lợi này, cách mạng nước ta chuyển sang một bước ngoặt mới, đưa nước ta trở thành một trong những nước đi tiên phong ở Đông Nam Á trong việc xây dựng chế độ mới - chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện hoài bão, ước mơ của bao thế hệ người Việt Nam.

Kỷ niệm 76 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, chúng ta càng nhận thức sâu sắc về tầm vóc, ý nghĩa lịch sử trọng đại và những bài học thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, chúng ta càng tự hào về những thành tựu to lớn, những chiến công oanh liệt của nhân dân ta trong suốt 76 năm qua dưới lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự hào về đất nước và dân tộc Việt Nam anh hùng, càng tăng thêm nghị lực, niềm tin để hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ hết sức vẻ vang trong giai đoạn cách mạng mới. Cổ vũ các tầng lớp nhân dân tích cực thi đua, học tập, lao động sản xuất, sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình, cụ thể như sau: Giúp nhau giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng; Chăm lo giáo dục và chăm sóc sức khỏe nhân dân; Xây dựng gia đình văn hóa, sống nghĩa tình, tương thân, tương ái; Xây dựng và bảo vệ môi trường sống xanh, sạch, đẹp - ứng phó biến đổi khí hậu; Phòng, chống tệ nạn xã hội, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng đô thi văn minh.Đồng thời, tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân tích cực thực hiện đơn vị văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, hiện đại, nghĩa tình. Qua đó tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền; sự phối hợp của các ban ngành, đoàn thể thực hiện quyết liệt hơn trong việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, huy động sức dân chung tay xây dựng nếp sống văn minh - mỹ quan đô thị; đời sống nhân dân ngày càng phát triển về vật chất lẫn tinh thần… tuyên truyền, vận động thực hiện các quy định pháp luật về an toàn giao thông, nâng cao nhận thức và tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông của nhân dân… Đặc biệt, Nhờ sự huy động kịp thời, sự vào cuộc quyết liệt, không một phút chần chừ của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng, đồng thuận, chung sức của nhân dân, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền công tác phòng, chống dịch bệnh covid-19 và thực hiện nghiêm quy định 5K của Bộ Y tế, chú trọng rà soát và kiểm tra tốt tránh tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng, triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch, ngăn chặn, cách ly triệt để, chăm sóc và điều trị tốt, phát hiện sớm và truyền thông hiệu quả, nâng cao tinh thần cảnh giác và sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân. Thế giới bày tỏ ấn tượng trước những kết quả Việt Nam đã làm được. Người dân tin tưởng, ủng hộ, đồng lòng, chung sức với Đảng, Nhà nước trong việc ủng hộ quỹ tiêm vắc xin Covid-19 và các quyết sách đúng và dứt khoát của Đảng, Nhà nước trước diễn biến tình hình dịch covid-19.

Từ đó, chúng ta càng hiểu rõ giá trị lịch sử, thực tiễn sâu sắc mà Cách mạng tháng Tám đã mang lại nhận thức đầy đủ trách nhiệm của các thế hệ hôm nay và mai sau trong việc vận dụng và phát triển những bài học kinh nghiệm quý giá, những tư tưởng mang tầm thời đại của Cách mạng tháng Tám vào công cuộc đổi mới đất nước, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đồng thời đẩy mạnh việc tuyên truyền về ý nghĩa và tầm quan trọng của cách mạng tháng 8 và lễ Quốc khánh đến với mọi người dân trong và ngoài thị trấn.

MỸ HÂN – TRI TÔN

Tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám và Ngày Quốc khánh 2/9

Nhằm hướng tới kỷ niệm 75 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công [19/8/1945 - 19/8/2020] và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [2/9/1945 - 2/9/2020], Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Ninh Bình hướng dẫn một số nội dung tuyên truyền như sau:

  1. Tuyên truyền bối cảnh, diễn biến, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Tám năm 1945; khẳng định tầm vóc thời đại, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tháng Tám và sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa [nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam]; sự vận dụng sáng tạo những bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Tám trong dự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước, nhất là trong sự nghiệp đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế.
  2. Tuyên truyền những tháng lợi vĩ đại trong sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, cũng như trong xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả; khẳng định công lao, cống hiến to lớn của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và sự giúp đỡ quý báu của bạn bè quốc tế trong 75 năm qua.
  3. Tuyên truyền, nêu bật những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong gần 35 năm đổi mới đất nước, trong đó nhấn mạnh và khẳng định “đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay”; làm rõ thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen của đất nước cũng như yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, nhất là về phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, về bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ...; đấu tranh, phản bác những thông tin, quan điểm sai trái, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận giá trị, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tháng Tám, vai trò lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  4. Phản ánh kịp thời không khí phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong các tầng lớp nhân dân; các phong trào thi đua yêu nước chào mừng Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Ninh Bình lần thứ V tiến tới Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X; chào mừng đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Kết quả triển khai, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XXI, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 [khóa XII] gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị [khóa XII] về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Chủ đề công tác năm 2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.
  5. Tuyên truyền các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, thăm hỏi, tặng quà, tri ân các gia đình chính sách, thương binh liệt sỹ, người có công với cách mạng của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các đoàn thể chính trị - xã hội; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao chào mừng sự kiện.

Tập trung vào các khẩu hiệu tuyên truyền sau:

- Nhiệt liệt chào mừng 75 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công [19/8/1945 - 19/8/2020] và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [02/9/1945 - 02/9/2020]!

- Tinh thần Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 muôn năm!

- Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta quyết tâm phấn đấu thực hiện thành công Di chúc của Chủ tịch Hồ Chỉ Minh!

- Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng Cộng sản Việt Nam!

- Phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ trọng tâm, xây dụng Đảng là nhiệm vụ then chốt, xây dựng văn hóa, con người là nền tảng tinh thần của xã hội!

- Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa!

- Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm!

- Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam muôn năm!

- Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta!

Xem chi tiết Hướng dẫn số 75-HD/BTGTU tại đây

Theo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Ninh Bình

Chào mừng 76 năm Cách mạng Tháng Tám [19/8/1945-19/8/2021]; Quốc khánh 02.9 nước Cộng hòa XHCN Việt Nam:

2021-08-19 08:58:00.0

Mục lục

  • 1 Bối cảnh lịch sử
  • 2 Diễn biến
    • 2.1 Tổng khởi nghĩa Hà Nội
    • 2.2 Diễn biến tại Huế
    • 2.3 Diễn biến tại miền Nam
    • 2.4 Hoàng đế Bảo Đại thoái vị
    • 2.5 Tuyên ngôn độc lập
    • 2.6 Tại Sài Gòn
  • 3 Vấn đề khoảng trống quyền lực
  • 4 Ý nghĩa
  • 5 Xem thêm
  • 6 Chú thích
    • 6.1 Tham khảo
  • 7 Liên kết ngoài

Bối cảnh lịch sử

Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, phe Trục gồm Đức, Ý, Nhật đánh lại phe Đồng Minh gồm Anh, Pháp, Liên Xô. Sau có Mỹ và nhiều nước nữa tham chiến [trong đó có Việt Minh, Pathet Lào, Issarak Campuchia tại Đông Dương.

Vào tháng 9 năm 1940, ngay giữa Chiến tranh thế giới thứ hai, Chính phủ Vichy của Pháp, vì đã đầu hàng Đức Quốc xã, đồng ý cho quân đội Nhật Bản đổ bộ vào Bắc Kỳ. Ngay lập tức, quân đội Nhật dùng đó làm bàn đạp ảnh hưởng đến các chiến trường Trung Quốc và Đông Nam Á. Trên thực tế, đây là một điểm quan trọng trong chiến lược quân sự của Nhật nhằm thống trị toàn bộ Đông Nam Á. Trong khi chờ đợi cuộc đại thắng của Đức tại châu Âu, Nhật tạm thời duy trì hệ thống bảo hộ của Pháp tại Đông Dương. [Trong những trận đánh lớn hồi đó có thể kể đến việc hải quân và không quân Nhật xuất phát từ Cam Ranh và Sài Gòn tiêu diệt Hạm đội Viễn Đông của Anh].

Thời gian này, Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo nhiều cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp, như Khởi nghĩa Nam Kỳ, Khởi nghĩa Bắc Sơn, Xô-viết Nghệ Tĩnh nhưng đều thất bại. Những binh lính tham gia chiến tranh Thái Lan thực hiện cuộc Binh biến Đô Lương cũng thất bại.

Vào tháng 5 năm 1941, các lực lượng ái quốc, trong đó nòng cốt là Đảng Cộng sản Đông Dương, do Hồ Chí Minh dẫn đầu, tập hợp tại một địa điểm gần biên giới Việt–Trung, tham gia một tổ chức đứng về phía Đồng Minh giành độc lập cho Việt Nam, gọi là Việt Nam Độc lập Đồng minh, thường được gọi tắt là Việt Minh. Tổ chức này xây dựng một chiến khu do họ kiểm soát ở biên giới Việt–Trung.

Trong bài thơ Lịch sử nước ta viết năm 1941 để cổ vũ nhân dân, Hồ Chí Minh đã phân tích tình hình:

Bây giờ Pháp mất nước rồi,
Không đủ sức, không đủ người trị ta.
Giặc Nhật Bản thì mới qua,
Cái nền thống trị chưa ra mối mành.
Lại cùng Tàu, Mỹ, Hàn, Anh,
Khắp nơi có cuộc chiến tranh rầy rà.
Ấy là nhịp tốt cho ta,
Nổi lên khôi phục nước nhà tổ tông.

Phần niên biểu bài thơ kết thúc là mốc: "1945 - Việt Nam độc lập", đây được coi là một lời "tiên tri" chính xác kỳ lạ. Vì bài thơ viết năm 1941, vậy mà Hồ Chí Minh đã dự đoán chính xác Việt Nam sẽ giành được độc lập vào năm 1945 [Cách mạng Tháng Tám diễn ra vào đúng năm 1945].

Ngày 22 tháng 12 năm 1944, Võ Nguyên Giáp thành lập một trung đội 34 người mang tên Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân [một trong những tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam], ngay sau khi thành lập đã tiến đánh quân Nhật, mở rộng chiến khu. Trước khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, chiến khu đã bao gồm nhiều tỉnh vùng đông Bắc Bắc Bộ, gọi là chiến khu Việt Bắc.

Trong khi đó, phản ứng trước sự kiện Nhật đảo chính Pháp, giành quyền kiểm soát toàn bộ Đông Dương, ngày 12 tháng 3 năm 1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" nhằm phát động cao trào kháng Nhật cứu nước [thay đổi hình thức tuyên truyền, tổ chức đấu tranh để thích hợp với thời kỳ tiền khởi nghĩa, tập dượt quần chúng tiến lên khởi nghĩa giành chính quyền].

Dưới sự cai trị của Nhật, từ tháng 10 năm 1944 đến tháng 5 năm 1945, nạn đói khủng khiếp diễn ra làm 2 triệu người chết. Đây là thời cơ để Việt Minh xây dựng lực lượng lớn khắp cả nước, họ tập hợp nhân dân phá các kho thóc Nhật để lấy gạo phát cho dân đói. Giáo sư kinh tế Đặng Phong đánh giá việc giải quyết được nạn đói là lý do giải thích tại sao tuyệt đại đa số dân chúng đã tin và đi theo Việt Minh[1]. Đồng thời, một đại hội đại biểu toàn quốc họp trên chiến khu, thành lập Quốc dân Đại hội, tức quốc hội lâm thời. Khi Nhật thất bại, khởi nghĩa nổ ra trên toàn quốc, đó là Cách mạng tháng Tám. Cách mạng diễn ra nhanh chóng với sự tham gia của hầu hết dân chúng, Việt Minh giành được chính quyền trên cả nước chỉ trong khoảng mười ngày.

Tại châu Âu, Đức thất trận và đầu hàng ngày 7 tháng 5 năm 1945. Ngày 6 tháng 8, Hoa Kỳ ném hai trái bom nguyên tử trên đảo Hiroshima và Nagasaki. Ngày 15 tháng 8, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Quân Nhật tại Việt Nam dao động nhưng không tan rã, thậm chí vẫn giữ nguyên khí giới và các chốt phòng thủ. Tuyên bố Potsdam của Anh, Mỹ và Trung Hoa Dân quốc gửi Nhật ngày 26 tháng 7 không nói rõ phần lãnh thổ nào của Đông Dương sẽ do ai giải giới vũ khí mà chỉ nói các vùng lãnh thổ do Nhật Bản chiếm được bằng vũ lực sẽ được các nước đồng minh vào giải giới. Tuyên bố cũng không nhắc đến việc vùng nào do ai giải giới mà chỉ nói là phe Đồng minh [bao gồm cả Việt Minh] sẽ tham gia giải giới.[2] Tuy nhiên, Thủ tướng Nhật lúc đó là Suzuki tuyên bố Tuyên bố Potsdam không ràng buộc thêm bất cứ nghĩa vụ nào với Nhật Bản so với Tuyên bố Cairo trước đó. Thậm chí phía Nhật đã bác bỏ Tuyên bố Potsdam.[3] Tới 10/08/1945, phía Nhật mới chấp nhận Tuyên bố Potsdam.[4]

Trước tình hình đó, Nhật bàn giao cho Khâm sai Bắc Kỳ, Phan Kế Toại, bộ máy hành chính địa phương, Sở Bảo An, Sở Mật thám trung ương, Sở Kiểm duyệt và một số công sở khác. Nhật chỉ giữ quyền kiểm soát Ngân hàng Đông Dương và Phủ Toàn quyền.[5] Đầu tháng 8/1945, cán bộ Việt Minh Đoàn Xuân Tín được giao nhiệm vụ gặp Phan Kế Toại để nắm bắt tư tưởng và vận động ông ủng hộ Việt Minh, đồng thời thăm dò thái độ của Chính phủ Trần Trọng Kim[6] Sau đó, Khâm sai Phan Kế Toại gặp Nguyễn Khang, người do Xứ ủy Bắc Kỳ cử đến. Ông đề nghị Việt Minh tham gia Chính phủ Bảo Đại và ngừng các hoạt động chống Nhật nhưng Nguyễn Khang bác bỏ.[7]

Diễn biến

Chỉ thị của Hồ Chí Minh về Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Khi nhậm chức, Bộ trưởng Tư pháp Trịnh Đình Thảo của chính phủ Trần Trọng Kim đã ra lệnh thả hàng ngàn tù chính trị bị Pháp giam giữ trước đó bao gồm đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương và các đảng phái quốc gia, đồng thời cho phép các tổ chức, hội đoàn chính trị được hoạt động công khai. Tin đồn lực lượng quân Nhật sắp sửa đầu hàng đã lan tỏa khắp nơi tại miền Bắc, lợi dụng cơ hội, dân chúng đã tụ tập biểu tình, bãi công nhiều nơi, như ở Thái Bình vào ngày 11 tháng 8. Từ ngày 12 tháng 8 năm 1945, các đơn vị Giải phóng quân của Việt Minh lần lượt tiến công các đồn Nhật ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái,... và hỗ trợ nhân dân các tỉnh này tiến lên giành chính quyền tại các tỉnh lỵ.

Hội nghị toàn quốc họp ở Tân Trào ngày 13 tháng 8 năm 1945, dưới sự chủ trì của Hồ Chí Minh với sự tham gia của Trường Chinh [chủ tọa], Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Lương Bằng đã nhận định rằng, điều kiện cho Tổng khởi nghĩa đã chín muồi và chuẩn bị lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa. Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc được thành lập gồm: Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh, Lê Thanh Nghị và Chu Văn Tấn. Tuy nhiên, nhiều nơi nổi dậy khi chưa nhận được chỉ thị của Trung ương. Một đoàn cán bộ gồm Trần Huy Liệu, Nguyễn Lương Bằng, Huy Cận vào Huế, và Hoàng Quốc Việt, Cao Hồng Lãnh, Nguyễn Thị Thập vào Sài Gòn để đôn đốc khởi nghĩa.

Ngày 16 tháng 8, một số cán bộ Đảng Cộng sản và Việt Minh dù chưa nhận được lệnh khởi nghĩa nhưng căn cứ vào tình hình hiện tại và chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" đã quyết định cùng nhân dân khởi nghĩa, khởi nghĩa lan rộng ra xã thuộc các tỉnh ở đồng bằng sông Hồng như Thanh Hóa, Thái Bình,...

Ngày 17 tháng 8 năm 1945, một đơn vị Giải phóng quân của Việt Minh do Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ Tân Trào [Tuyên Quang] kéo về bao vây, tấn công quân Nhật ở thị xã Thái Nguyên.

Tổng khởi nghĩa Hà Nội

Bài chi tiết: Tổng khởi nghĩa Hà Nội

Sáng ngày19 tháng 8, hàng chục vạn người dân ở Hà Nội và các tỉnh lân cận theo các ngả đường kéo về quảng trườngNhà hát Lớn Hà Nội. Khoảng 10 giờ rưỡi, cuộc mít tinh lớn chưa từng có của quần chúng cách mạng được sự bảo vệ của Thanh niên tự vệ, của tổ chức Việt Minh Hoàng Diệu Hà Nội đã diễn ra. Đại diện Việt Minh tuyên bố: Tổng khởi nghĩa! Chỉ đạo khởi nghĩa ở Hà Nội có Nguyễn Khang, Trần Tử Bình, Nguyễn Quyết.

Trong điện gửi về Tokyo, Đại sứ Nhật tại Đông Dương xác nhận: "Chiều ngày 19, Đại sứ đã 'được mời' đến dự cuộc gặp với các lãnh đạo Etsumei [Việt Minh] và đã tham gia bàn bạc với những người đó, được coi như là các nhà chức trách chính thức."[8]

Diễn biến tại Huế

Ngày 17 tháng 8 năm 1945, chính phủ Trần Trọng Kim tổ chức mít tinh ra mắt quốc dân, nhưng bởi sự ủng hộ của người dân, cuộc mít tinh đã biến trở thành cuộc tuần hành ủng hộ lực lượng Việt Minh. Ngày 23/8, khởi nghĩa ở Huế giành thắng lợi. Chỉ đạo khởi nghĩa có Nguyễn Chí Thanh và Tố Hữu. Cuộc khởi nghĩa có sự đóng góp của lực lượng Thanh niên tiền tuyến [Thanh niên Phan Anh], đây vốn là bộ phận bảo vệ trị an của chính phủ Trần Trọng Kim nhưng khi cách mạng nổ ra đã quay sang ủng hộ Việt Minh.

Theo ông Phạm Khắc Hòe, nguyên Tổng lý Ngự tiền văn phòng của triều Nguyễn thì cho đến những ngày cuối cùng, Trần Trọng Kim vẫn ra sức giữ ngôi báu cho nhà Nguyễn nhưng đành chịu bất lực vì các thành viên nội các do ông ta thành lập đều muốn từ chức và quay sang ủng hộ Việt Minh[9]:

"Rõ ràng là Trần Trọng Kim đã hạ quyết tâm phục vụ quan thầy Nhật đến cùng… Ngày 17/8, chính phủ họp. Ông Trần Đình Nam, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, phát biểu: "Toàn dân thắt chặt đoàn kết chung quanh tổ chức mạnh nhất, hăng hái nhất, tức là Việt Minh, làm cho nước ngoài không thể giở thủ đoạn "chia để trị" ra được nữa. Vậy, tôi đề nghị chúng ta rút lui ngay, nhường hẳn quyền bính cho Việt Minh. Theo tôi nghĩ thì cả Hoàng đế cũng nên rút lui". Câu nói này làm cho Trần Trọng Kim nhảy dựng người lên, nghiêm khắc lên án Trần Đình Nam dám đòi nhà vua bỏ ngôi báu. Một cuộc tranh luận sôi nổi dấy lên. Các bộ trưởng có thiện chí đều xin từ chức. Chính phủ Trần Trọng Kim không thể tồn tại được. Ông Trần Trọng Kim có muốn duy trì nó cũng không được. Ông đành ấm ức chấp nhận thực tế phũ phàng chứ không phải tự nguyện nhường quyền cho Việt Minh. Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập sau cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945 là kết quả của cuộc đấu tranh lâu đài, gian khổ, đầy hy sinh của nhân dân Việt Nam chống đế quốc Pháp, Nhật và tay sai, chứ đâu phải là một chính phủ chuyển tiếp êm thấm. Càng không phải là nhờ thiện chí của ông Thủ tướng Trần Trọng Kim!

Diễn biến tại miền Nam

Ở Sài Gòn, hành động chuyển giao quyền lực có ý nghĩa biểu tượng quan trọng là lời cam kết ngày 22 tháng 8 của Thống chế Terauchi với Trần Văn Giàu và Phạm Ngọc Thạch - hai đại diện cao cấp của Việt Minh - về việc quân Nhật không can thiệp nếu Việt Minh giành chính quyền. Ông Terauchi còn trao kiếm cá nhân và khẩu súng tùy thân cho đại diện của Việt Minh để làm tin[10]

Tại Sài Gòn, Huỳnh Phú Sổ kết hợp các tổ chức chính trị Cao Đài, Hoà Hảo, Việt Nam Quốc dân đảng, Đại Việt Quốc dân đảng... thành Mặt trận Quốc gia Việt Nam Thống nhất, tổ chức một cuộc biểu tình lớn chống Pháp.

Ngày 25 tháng 8 năm 1945, Việt Minh và Thanh niên Tiền phong làm nòng cốt tổ chức biểu tình và giành chính quyền tại Sài Gòn [nơi chịu sự cai trị trực tiếp của Nhật]. Chỉ đạo nổi dậy ở nội thành là nhóm Việt Minh Tiền phong do Trần Văn Giàu chỉ đạo.

Đến ngày 30 tháng 8, Việt Minh giành được chính quyền toàn quốc. Hai tỉnh giành được chính quyền cuối cùng là Hà Tiên và Đồng Nai Thượng.

Hoàng đế Bảo Đại thoái vị

Chân dung vua Bảo Đại.

Sau khi Việt Minh giành chính quyền tại Hà Nội và nhiều nơi khác, Thủ tướng Đế quốc Việt Nam Trần Trọng Kim ở Huế nộp đơn xin từ chức.[11]

Lực lượng quân đội Nhật tại Việt Nam không có phản ứng đáng kể trước những hoạt động của Việt Minh vì lúc này Nhật đã tuyên bố đầu hàng phe Đồng minh và đang chờ quân Đồng minh tới giải giáp, mặt khác vua Bảo Đại và Thủ tướng Đế quốc Việt Nam Trần Trọng Kim đã từ chối lời đề nghị của Tư lệnh quân đội Nhật về việc đem quân Nhật chống lại Việt Minh.[12]

Ngày 22 tháng 8, Việt Minh gửi công điện yêu cầu Bảo Đại thoái vị, họ đã giành được chính quyền trên khắp cả nước.

Trước sức ép quá lớn từ phía người dân trong những giờ phút quyết định, Đại thần Phạm Khắc Hòe không ngừng nhắc lại câu sấm truyền: "Bò Đái thất thanh, Nam Đàn sinh thánh". Vị thánh đó có thể là nhà chí sĩ Phan Bội Châu, nhưng Phan Bội Châu đã không thành công và đã mất năm 1940. Từ những năm 1920, người ta lại giải thích vị thánh cứu nước chỉ có thể là Nguyễn Ái Quốc, cùng quê ở Nam Đàn [Nghệ An]. Chính câu sấm truyền ấy cùng với dư luận đồn đại, theo ông Hòe kể lại sau này, đã khiến Nhà vua đi đến quyết định cuối cùng. Ngày 20 tháng 8, Bảo Đại cho biết ông sẵn sàng thoái vị ngay nếu người đứng đầu Việt Minh là Nguyễn Ái Quốc.[13]

Bảo Đại tuyên bố chấp nhận thoái vị, từ bỏ ngai vàng và trở thành công dân Vĩnh Thụy. Ngày 25 tháng 8, hàng ngàn người tụ tập trước cửa Ngọ Môn xem nhà vua đọc Tuyên ngôn Thoái vị. Vua Bảo Đại mong chính phủ mới đối xử ôn hoà với các đảng phái đối lập để họ có thể góp sức kiến thiết quốc gia và để chứng tỏ chính thể mới xây đắp trên sự đoàn kết quốc dân đồng thời tuyên bố "muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị".[14][15][16][17]

Sau khi ông Trần Huy Liệu, đại diện Việt Minh phát biểu trong lễ thoái vị của hoàng đế Bảo Đại, mấy vạn đồng bào lại vỗ tay và hô khẩu hiệu vang lên cả một góc trời: "Việt Nam độc lập muôn năm!", "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa muôn năm!". Sau đó, Hoàng đế Bảo Đại được nhận huy hiệu cờ đỏ sao vàng từ ông Nguyễn Lương Bằng.[18]

Sau đó, công dân Vĩnh Thụy trao ấn, kiếm cho đại diện Việt Minh Trần Huy Liệu và được gắn huy chương. Khi vua Bảo Đại chính thức thoái vị, Hồ Chí Minh ở Tân Trào mới về Hà Nội, dân chúng vẫn chưa biết Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc.

Tuyên ngôn độc lập

Bài chi tiết: Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam

Cuối tháng 8 năm 1945, Hồ Chí Minh lo chuyện tác động đến các lãnh đạo của phe Đồng Minh theo hướng công nhận nền độc lập của Việt Nam, cũng như chuyện ông phải nắm quyền lực nhà nước hoặc phải tự thể hiện bản thân như là biểu tượng dân tộc của sự thống nhất và tự quyết. Hồ Chí Minh quyết định trực tiếp đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khác hẳn với Đế quốc Việt Nam, đã không triệu tập một buổi đọc bản Tuyên ngôn độc lập có sự tham gia của quần chúng. Cách Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn cũng tương đồng với các buổi lễ chính trị tại Tây Âu, Hoa Kỳ và Liên Xô. Hồ Chí Minh đã lựa chọn quảng trường Puginier, sau này được gọi là quảng trường Ba Đình, một nơi rộng rãi không bị các chướng ngại vật che khuất tầm nhìn nhằm đủ chỗ chứa lượng khán thính giả càng nhiều càng tốt dù chỉ có vài ngày thông báo. Sân khấu được làm vội vã từ gỗ và được trang hoàng bằng lớp vải trang trí trắng và đỏ, do đó cho phép hầu hết khán thính giả có thể thấy được những vị lãnh đạo mới của mình, dù chỉ như những chấm li ti. Hồ Chí Minh và các đồng sự của mình đã cố gắng truyền trực tiếp bản Tuyên ngôn độc lập đến mọi miền Tổ quốc nhưng các vấn đề kỹ thuật lúc đó đã không cho phép điều này diễn ra. Bản tuyên ngôn độc lập có độ dài vừa đủ do những người Việt tham gia buổi lễ hôm đó phần lớn còn chưa tiếp xúc với hoạt động mít-tinh kiểu châu Âu như thế này bao giờ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, ngày 2 tháng 9 năm 1945.

Ngày mùng 2 tháng 9 năm đó, nhiều gia đình đã dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị đốt pháo để ăn mừng buổi lễ.[19] Đối với đồng bào Công giáo, ngày hôm đó cũng là ngày "Lễ hội những người tử vì đạo Việt Nam" của Công giáo, tưởng niệm những người đã chết vì đức tin của mình, đặc biệt vào thế kỉ 19, nên các nhà thờ ở Hà Nội buổi sáng đó tràn ngập người tham dự thánh lễ. Việc lựa chọn ngày 2 tháng 9 của Hồ Chí Minh còn nhằm gắn kết chính quyền mới với phía Giáo hội Thiên chúa giáo. Các linh mục sau buổi lễ của mình đã cùng các con chiên hướng về Quảng trường Ba Đình để tham dự buổi lễ. Những nhà sư trụ trì ở những ngôi chùa cũng làm tương tự vậy. Các giáo viên trang bị còi hay loa dẫn đầu đám trẻ con hát những bài ca cách mạng.[20] Từ Phủ Toàn quyền, Jean Sainteny, viên chức cao cấp của nước Pháp Tự do [Free French] - nước Pháp sau khi được giải phóng khỏi Phát-xít Đức - có mặt ở Hà Nội, đã quan sát hàng chục ngàn người Việt Nam đi thành từng hàng băng qua đại lộ Brière-de-l’Isle để tiến vào quảng trường. Jean Sainteny ngạc nhiên trước sự tham gia công khai của giới Công giáo và sửng sốt trước sự trật tự của đám đông, không có bất kì hành vi gây rối nào. Không ai có cử chỉ thù địch đối với Jean Sainteny hay đối với tòa nhà phủ Toàn quyền.[21] Vấn đề an ninh cũng được suy xét đáng kể, với đội quân danh dự của Quân Giải phóng đảm bảo không ai trong số khán thính giả có thể tới gần khán đài trong phạm vi 20 mét, những công nhân và sinh viên có vũ trang cũng được xếp đặt tại mọi góc của mấy khu vườn, và một đơn vị tự vệ cảnh giác trước bất kì sự quấy rối nào từ hướng Thành Hà Nội nơi quân Pháp vẫn còn bị Nhật giam giữ. Trước cuộc mít-tinh, lính Nhật ở khu đất thuộc Phủ Toàn quyền đã thiết lập mấy khẩu súng máy chĩa về quảng trường, làm những nhà tổ chức phải dựng lên một bức màn người gồm những dân quân tự vệ với chỉ thị thà chết còn hơn rút lui.[22]

Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà, báo Cứu quốc của Việt Minh ông Nguyễn Hữu Đang đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ lâm thời, chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn độc lập, các thành viên Chính phủ tuyên thệ, ông Võ Nguyên Giáp, bộ trưởng Bộ Nội vụ giãi bày tình hình trong nước và nhiệm vụ của Chính phủ, ông Trần Huy Liệu tường trình vào Huế nhận sự thoái vị của vua Bảo Đại, ông Nguyễn Lương Bằng đại biểu của Tổng bộ Việt Minh thuật qua lại cuộc tranh đấu của Việt Minh để mưu giải phóng cho dân tộc...[23]

Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình [Hà Nội]. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập và tuyên bố sự khai sinh của một nước Việt Nam mới: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bản tuyên ngôn, dựa theo bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, bắt đầu bằng câu: Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Hồ Chí Minh cũng trích dẫn Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền Pháp 1791 khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập.

Mặc dù chương trình được mong đợi bắt đầu vào đúng 2 giờ chiều, nhưng xe hơi chở các thành viên trong nội các Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã đến trễ 25 phút khi phải đi xuyên qua các đám đông. Hồ Chí Minh dẫn đầu những người còn lại bước nhanh lên khán đài. Trong khi hầu hết các đồng sự của ông trên khán đài đều mặc đồ vest Tây và thắt cravate, nhưng ông Hồ cố ý chọn mặc bộ đồ kaki phai màu với cổ cao và mang đôi dép cao su trắng.[24] Sau lễ chào cờ và hát quốc ca, Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Nội vụ, bước tới micrô giới thiệu Hồ Chí Minh, người được chào mừng bằng những tiếng hô vang dội được sắp xếp trước, "Độc lập! Độc lập!" Ông Hồ vẫy tay trước khán thính giả trong vài phút, đoạn nâng hai bàn tay lên để kêu mọi người im lặng. Bằng giọng Nghệ Tĩnh đặc trưng, ông Hồ bắt đầu đọc Tuyên ngôn Độc lập.[25] Khi Hồ Chí Minh có những tương tác với quần chúng như khi ông hỏi: "Đồng bào có nghe rõ không?" và đám đông đồng thanh hô vang "Rõ!".[26]

Trong buổi lễ này, thông qua bản Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh cũng đã kêu gọi các nước Đồng minh ủng hộ nền độc lập chân chính do nhân dân Việt Nam vừa tự tay giành được thông qua Cách mạng tháng Tám. Ông tuyên bố rằng Chính phủ lâm thời đã huỷ bỏ hết mọi hiệp ước do Pháp kí trong quan hệ với Việt Nam và bãi bỏ hết mọi đặc quyền của người Pháp. Ông cảnh báo rằng người Việt "kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp". Kết thúc bài phát biểu của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh giới thiệu từng bộ trưởng trong Chính phủ lâm thời với quần chúng nhân dân và tất cả đều làm lễ tuyên thệ nhậm chức. Võ Nguyên Giáp khi đó bước tới và đọc một diễn văn dài đầy vẻ nghiêm trang.[27] Sau đó, Trần Huy Liệu, bộ trưởng bộ thông tin và tuyên truyền, báo cáo trước khán thính giả về buổi lễ thoái vị của Bảo Đại ở Huế ba ngày trước đó, và rồi trao thanh kiếm hoàng gia và ấn cho Hồ Chí Minh. Sau đó, ông Hồ tuyên bố rằng thanh kiếm, trước đây được dùng để đàn áp dân chúng, giờ đây sẽ được dùng để "chặt đầu kẻ phản bội".[28] Đại diện cho Tổng bộ Việt Minh là Nguyễn Lương Bằng sau đó nói ngắn gọn về nhu cầu thống nhất đất nước và đấu tranh vì độc lập, phát biểu thẳng thừng rằng đánh Pháp là chuyện cần thiết. Vào một thời điểm nào đó giữa buổi lễ lúc chiều, hai chiếc máy bay Tia chớp P-38 của Mỹ sà xuống thấp ngay trên đám đông, một sự kiện được tuyên bố ngay tức thì và ai cũng tin là đại diện cho lời chào mừng của Mỹ dành cho chính quyền non trẻ của Việt Nam.[29] Cuối cùng, trước khi kết thúc buổi lễ, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: "Chúng ta sẽ phải trải qua nhiều khốn khó và đau khổ hơn nhiều. Đồng bào phải ủng hộ chính quyền, để sau này có thêm nhiều buổi ăn mừng và thắng lợi!".[30] Buổi lễ kết thúc bằng việc đoàn người có tổ chức ở quảng trường sau đó diễu hành ra phố, giải tán ở hồ Hoàn Kiếm, và gia nhập vào bầu không khí vui chung cho đến giờ giới nghiêm.[31]

Tiếp theo đó, đất nước non trẻ tổ chức tổng tuyển cử, xây dựng nhà nước dân chủ độc lập đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, Hồ Chí Minh được 98,4% ủng hộ.[32]

Tại Sài Gòn

Ngày 2 tháng 9 năm 1945, hàng ngàn người dân từ nhiều tỉnh và tại Sài Gòn kéo về quảng trường Norodom [gần nhà thờ Đức Bà] chờ được nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập từ quảng trường Ba Đình [Hà Nội]. Nhưng do thời tiết xấu và trình độ kỹ thuật lúc đó, những lời tuyên bố của Hồ Chí Minh trước quốc dân không đến được với những người dự mít tinh. Ông Trần Văn Giàu, Chủ tịch Lâm ủy hành chính Nam Bộ bước lên khán đài kêu gọi nhân dân đoàn kết chung quanh chính phủ Hồ Chí Minh, nâng cao cảnh giác, "sẵn sàng đập tan mưu đồ của thực dân, đế quốc trở lại xâm lược nước ta lần nữa"[33]. Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, người được cử chức Bộ trưởng Bộ Y tế Chính phủ lâm thời thay mặt chính phủ tuyên thệ trước quốc dân "Cương quyết lãnh đạo đồng bào giữ gìn đất nước, vượt qua khó khăn nguy hiểm xây đắp nền độc lập hoàn toàn cho Việt Nam".

Khi cuộc mít tinh chuyển sang biểu tình tuần hành, từ trên những tầng lầu cao xung quanh, quân Pháp đã nổ súng bắn vào đoàn biểu tình tuần hành, làm 47 người chết và bị thương.[34] Ngày 23 tháng 9 năm 1945, ông Trần Văn Giàu viết lời kêu gọi Nam Bộ kháng chiến: "Hãy nắm chặt vũ khí trong tay, xông lên đánh đuổi thực dân Pháp, cứu nước. Cuộc kháng chiến bắt đầu..."

Video liên quan

Chủ Đề