Cách nhận xét bài thuyết trình của người khác bằng tiếng Anh

>> Giáo dục, tiếng anh, học tiếng anh, ngữ pháp tiếng anh

Khi một người bạn hỏi xin bạn một lời khuyên, khi giám đốc muốn nghe ý kiến của bạn về một vấn đề trong kinh doanh, bạn phải làm gì? Đưa ra ý kiến và nhận xét là một điều hữu ích và rất cần thiết trong cuộc sống. Vậy tại sao bạn không học cách đưa ra ý kiến và nhận xét bằng tiếng Anh?

Trước hết bạn phải chuẩn bị chủ đề cho ý kiến của mình. Bạn định nói về vấn đề gì, ý kiến của bạn về vấn đề đó thế nào và bạn sẽ dùng những ý nhỏ nào để bảo vệ ý kiến của mình. Bạn có thể tham khảo dàn ý nhận xét sau đây:

  • Mở đầu: Đưa ra ý kiến của mình một cách ngắn gọn và chính xác, tránh nói vòng vo khiến người nghe hiểu lầm ý của bạn.
  • Nội dung: Bạn hãy đưa ra lý do cho ý kiến của mình. Hãy tập trung vào ý chính. Lập luận một cách logic và chặt chẽ để nêu bật được ý kiến của mình và thuyết phục người nghe.

Những mục đích khi nêu ra ý kiến [ hoc tieng anh] :

Nhận xét: đưa ra ý kiến của bạn và đưa ra ví dụ, dẫn chứng để bổ sung cho ý kiến đó. Ví dụ như đưa ra lý do.

So sánh: Tìm ra đặc điểm chung, điểm riêng để đi đến kết luận.

Chỉ trích: Tìm ra điểm thuận lợi và bất lợi. Nhận xét ý kiến của ai đó, thường là theo cách tiêu cực.

Thảo luận: phân tích mọi khía cạnh của một vấn đề để đi đến đánh giá về mặt được và chưa được.

Đánh giá: phân tích và đánh giá về điểm thuận lợi và bất lợi

Trung tính: Bổ sung ý kiến cho chủ đề và đưa ra điểm thuận lợi

Kết luận: Tổng kết lại ý quan trọng nhất và những ý bổ sung cho ý kiến của bạn.

Danh sách những từ và cụm từ thường dùng khi phát biểu ý kiến hoặc nhận xét:

Stating your Opinion [Đưa ra ý kiến]

· It seems to me that ... [Với tôi, dường như là,,]

· In my opinion, ... [Theo ý kiến tôi thì…]

· I am of the opinion that .../ I take the view that ..[ý kiến của tôi là/ Tôi nhìn nhận vấn đề này là].

· My personal view is that ... [Quan điểm của riêng tôi là…].

· In my experience ... [Theo kinh nghiệm của tôi thì…].

· As far as I understand / can see ... [Theo như tôi hiểu thì…].

· As I see it, .../ From my point of view ... [Theo tôi/ theo quan điểm của tôi].

· As far as I know ... / From what I know ...[Theo tôi biết thì…/ Từ nhừng gì tôi biết thì…].

· I might be wrong but ... [Có thể tôi sai nhưng…].

· If I am not mistaken ... [Nếu tôi không nhầm thì…].

· I believe one can [safely] say ... [Tôi tin rằng…].

· It is claimed that ... [Tôi tuyên bố rằng…].

· I must admit that ... [Tôi phải thừa nhận rằng…].

· I cannot deny that ... [Tôi không thể phủ nhận rằng….].

· I can imagine that ... [Tôi có thể tưởng tượng thế này….].

· I think/believe/suppose ... [Tôi nghĩ/ tin/ cho là…].

· Personally, I think ... [Cá nhân tôi nghĩ rằng….].

· That is why I think ... [Đó là lý do tại sao tôi nghĩ rằng…].

· I am sure/certain/convinced that ... [Tôi chắc chắn rằng….].

· I am not sure/certain, but ... [Tôi không chắc nhưng…].

· I am not sure, because I don't know the situation exactly. [Tôi không chắc lắm vì tôi không biết cụ thể tình huống như thế nào].

· I have read that ... [Tôi đã đọc được rằng…].

· I am of mixed opinions [about / on] ... [Tôi đang phân vân về việc…].

· I have no opinion in this matter. [Tôi không có ý kiến gì về việc này].

Outlining Facts [Chỉ ra điều hiển nhiên]

· The fact is that …[Thực tế là…].

· The [main] point is that ... [Ý chính ở đây là…].

· This proves that ... [Điều này chứng tỏ rẳng…].

· What it comes down to is that ... [Theo những gì được truyền lại thì…]

· It is obvious that ...[Hiển nhiên là…].

· It is certain that ... [Tất nhiên là….].

· One can say that ... [Có thể nói là…].

· It is clear that ... [Rõ ràng rằng….].

· There is no doubt that ... [Không còn nghi ngờ gì nữa….].

Trên đây là dàn ý cơ bản khi bạn muốn đưa ra một nhận xét nào đó và một số cụm từ hữu ích khi bạn muốn nêu ra ý kiến của mình. Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ giới thiệu thêm một số cụm từ hữu ích khác được sử dụng khi đưa ra ý kiến.

Theo Global Education

1. Hướng dẫn thuyết trình bằng tiếng anh

Theo nguyên tắc chung trong giao tiếp, kể cả tiếng Anh giao tiếpsự lặp lại là có giá trị. Trong các bài thuyết trình, có một quy tắc vàng về sự lặp lại:

  • Nói những gì bạn sẽ nói
  • Nói điều đó ra
  • Sau đó nói lại những gì bạn vừa nói

Vậy thuyết trình tiếng Anh là gì? Cấu trúc bài thuyết trình tiếng Anh sẽ như thế nào? Cùng Topica tìm hiểu nhé! Cấu trúc bài thuyết trình tiếng Anh thường bao gồm 3 phần: Phần giới thiệu, phần nội dung chính và phần kết thúc.

1.1. Phần giới thiệu

“All good presentations start with a strong introduction” – bài thuyết trình tốt có phần mở đầu bài thuyết trình bằng tiếng Anh gây ấn tượng với người nghe. Bạn có thể tham khảo một số cách mở đầu bài thuyết trình bằng tiếng Anh chuyên nghiệp và ấn tượng dưới đây.

Giới thiệu bản thân

  1. Good morning/afternoon everyone/ladies and gentlemen. [Chào buổi sáng/buổi chiều mọi người/quý vị và các bạn]
  2. Hi, everyone. I’m Marc Hayward. Good to see you all. [Chào mọi người. Tôi là Marc Hayward. Rất vui được gặp tất cả các bạn]
  3. It’s a pleasure to welcome the President there. [Thật vinh hạnh được chào đón vị chủ tịch ở đây]
  4. On behalf of Bee Company. I’d like to welcome you. My name’s Mike. [Thay mặt công ty Bee. Chào mừng mọi người. Tên tôi là Mike]
  5. I’m … , from [Class]/[Group]. [Tôi là…, đến từ…]
  6. Let me introduce myself; my name is …, member of group 1 [Để tôi tự giới thiệu, tên tôi là …, là thành viên của nhóm 1.]

Giới thiệu chủ đề thuyết trình

  1. I plan to say a few words about… [Tôi dự định nói vài lời về…]
  2. I’m going to talk about… [Tôi sẽ nói về…]
  3. The subject of my talk is… [Chủ đề cuộc nói chuyện của tôi là…]
  4. Today I am here to present to you about [topic]….[Tôi ở đây hôm nay để trình bày với các bạn về…]
  5. I would like to present to you [topic]….[Tôi muốn trình bày với các bạn về …]
  6. As you all know, today I am going to talk to you about [topic]….[Như các bạn đều biết, hôm nay tôi sẽ trao đổi với các bạn về…]
  7. I am delighted to be here today to tell you about…[Tôi rất vui được có mặt ở đây hôm nay để kể cho các bạn về…]

Giới thiệu sơ lược bố cục bài thuyết trình

  1. My talk will be in three parts. [Bài nói của tôi gồm 3 phần]
  2. I’ve divided my presentation into three parts. [Tôi chia bài thuyết trình của mình thành 3 phần]
  3. In the first part… [Phần đầu là…]
  4. Then in the second part… [Sau đó tại phần giữa…]
  5. Finally, I’ll go on to talk about… [Phần cuối tôi sẽ nói về…]
  6. I’ll start with…then…next…finally… [Tôi bắt đầu với…sau đó là…tiếp theo đến…cuối cùng là…]
  7. My presentation is divided into x parts. [Bài thuyết trình của tôi được chia ra thành x phần.]
  8. I’ll start with / Firstly I will talk about… / I’ll begin with [Tôi sẽ bắt đầu với/ Đầu tiên tôi sẽ nói về/ Tôi sẽ mở đầu với]
  9. then I will look at …[Sau đó tôi sẽ chuyển đến phần]
  10. Next,… [tiếp theo] and finally…[cuối cùng]

Giới thiệu cách đặt câu hỏi

  1. Please interrupt if you have any questions. [Hãy dừng tôi lại nếu bạn có câu hỏi]
  2. If there’s anything you’re not clear about, feel free to stop me and ask any questions. [Nếu bạn chưa hiểu ở đâu, hãy thoải mái dừng tôi lại và đặt câu hỏi]
  3. After my talk, there will be time for a discussion and any questions. [Kết thúc phần trình bày, sẽ có thời gian để thảo luận và đặt câu hỏi]
  4. I’d be grateful if you could leave any questions to the end. [Tôi rất vui nếu bạn đặt câu hỏi khi bài thuyết trình kết thúc]

Ví dụ về phần mở đầu bài thuyết trình tiếng Anh:

Respected Principal, Respected Professors and Dear Fellow Students!

Like every year, we have gathered here once again to celebrate the annual function of our college and today being the last day of the celebration we will have lots of fun including eating, dancing, merry-making, etc. This day is all the more important for us as this is the last year for the final year students.

Xem thêm: Bộ Ebook luyện giao tiếp thành thạo

1.2. Phần nội dung chính

Kết thúc phần giới thiệu, bạn sẽ chuyển qua phần quan trọng nhất là phần nội dung chính. Hãy tham khảo các mẫu câu dưới đây để thể hiện bài thuyết trình tiếng Anh chuyên nghiệp như chuyên gia nhé!

Liên kết các phần riêng lẻ, cách chuyển ý trong bài thuyết trình tiếng Anh

  1. Now let’s move to / turn to the first part of my talk which is about… [Bây giờ, hãy chuyển sang phần đầu của bài trình bày, về vấn đề…]
  2. So, first… [Vì vậy, đầu tiên là…]
  3. To begin with… [Hãy bắt đầu với…]
  4. Now I’d like to look at…[Bây giờ tôi muốn xem xét…]
  5. This leads me to my next point…[Điều này dẫn tôi đến vấn đề kế tiếp…]
  6. That completes/concludes… [Đó là kết thúc/ kết luận về…]
  7. That’s all I want to say [Đó là những gì tôi muốn nói]
  8. Ok, I’ve explained how… [Được rồi, tôi sẽ trình bày về…]
  9. So now we come to the next point, which is… [Bây giờ chúng ta sẽ đến với phần tiếp theo, về…]
  10. Now I want to describe… [Bây giờ tôi muốn miêu tả về…]
  11. Let’s turn to the next issue… [Hãy đến với vấn đề tiếp theo]
  12. I’d now like to change direction and talk about… [Bây giờ tôi muốn thay đổi định hướng và nói về…]

Thu hút sự tập trung của người nghe

  1. I’m going to let you in on a secret… [Tôi sẽ nói cho bạn về một bí mật…]
  2. You may already know this, but just in case you don’t… [Có thể bạn đã biết về nó, nhưng trong trường hợp bạn chưa, thì…]
  3. Because time is tight, you may want to consider. [Vì thời gian eo hẹp, bạn có thể muốn xem xét…]
  4. Here’s what’s most important about this for you. [Đây là phần quan trọng nhất dành cho bạn]
  5. Why you need to know bout… [Tại sao bạn nên biết về…]
  6. Let me bottom-line this for you. [Hãy để tôi gạch dưới điều này cho bạn]
  7. You may want to write this next part down. [Bạn có thể muốn ghi chép phần tiếp theo]
  8. If you’re only going to remember one thing, it should be… [Nếu bạn chỉ muốn ghi nhớ một điều, điều đó nên là…]
  9. If you’re only going to do one thing, it should be… [Nếu bạn chỉ muốn làm một thứ, điều đó hãy là…]

Yêu cầu người nghe

  1. This graph shows you about… [Đồ thị này cho bạn thấy về…]
  2. Take a look at this…[Hãy xem cái này…]
  3. If you look at this, you will see…[Nếu bạn nhìn vào đó, bạn sẽ thấy…]
  4. This chart illustrates the figures… [Biểu đồ này minh họa các số liệu về…]
  5. This graph gives you a breakdown of… [Biểu đồ này cung cấp cho bạn về…]

1.3. Phần kết thúc

Cuối cùng, hãy kết lại bài thuyết trình một cách thật ấn tượng và rõ ràng. Phần kết thúc thường bao gồm: kết luận, tóm tắt, cảm ơn, mời đặt câu hỏi, thảo luận. Dưới đây là một số cách kết thúc bài thuyết trình bằng tiếng Anh.

Kết luận, tóm tắt

  1. Okay, that ends the third part of my talk. [Đã kết thúc phần trình bày thứ 3 của tôi]
  2. That’s all I want to say about… [Đó là tất cả những gì tôi muốn nói về…]
  3. To sum up/conclude. [Để tóm tắt, kết luận]
  4. I’d like to end by emphasizing the main points. [Tôi muốn kết thúc bằng cách nhấn mạnh những điểm chính]
  5. I’d like to end with a summary of the main points. [Tôi muốn kết thúc với một bản tóm tắt các điểm chính]
  6. Well, I’ve covered the points that I needed to present today. [Tôi đã bao quát các điểm mà tôi cần trình bày hôm nay]

Cảm ơn

  1. I’d like to thank you for taking time out to listen to my presentation. [Tôi cảm ơn bạn vì đã dành thời gian lắng nghe bài thuyết trình của tôi.]
  2. Thank you for listening/your attention. [Cảm ơn vì sự lắng nghe/sự chú ý của bạn]
  3. Many thanks for coming. [Cảm ơn rất nhiều vì đã đến]
  4. Thank you for listening / for your attention. [Cảm ơn bạn đã lắng nghe/ tập trung]
  5. Thank you all for listening, it was a pleasure being here today. [Cảm ơn tất cả các bạn vì đã lắng nghe, thật là một vinh hạnh được ở đây hôm nay.]
  6. Well that’s it from me. Thanks very much. [Vâng, phần của tôi đến đây là hết. Cảm ơn rất nhiều.]
  7. Many thanks for your attention. [Cảm ơn rất nhiều vì sự tập trung của bạn.]
  8. May I thank you all for being such an attentive audience. [Cảm ơn các bạn rất nhiều vì đã rất tập trung.]

Mời đặt câu hỏi, thảo luận

  1. Now we have half an hour for questions and discussion. [Bây giờ chúng ta có nửa giờ để đặt câu hỏi và thảo luận]
  2. So, now I’d be very interested to hear your comments. [Bây giờ tôi rất háo hức để nghe bình luận của các bạn]
  3. And now if there are any questions, I would be pleased to answer them. [Và nếu bây giờ có câu hỏi nào, tôi rất sẵn lòng để giải đáp chúng]

1. Cấu trúc của bài thuyết trình bằng tiếng Anh

Một bài thuyết trình bằng tiếng Anh cần có cấu trúc đơn giản và hợp lý, tránh sự phức tạp, dài dòng, lan man và đưa ra những thông tin không cần thiết. Dưới đây là cấu trúc lý tưởng nhất của một bài thuyết trình bằng tiếng Anh. Cấu trúc này giúp bạn thuyết trình một cách chuyên nghiệp, có logic và người nghe dễ dàng theo dõi nội dung mà bạn muốn truyền tải.

1.1. Chào hỏi

Với phần đầu tiên của buổi thuyết trình, bạn nên có lời chào mừng những người tham dự để thể hiện sự chuyên nghiệp và lịch sự. Khi chào hỏi trước đám đông đang nghe, bạn có thể dùng các mẫu câu sau:

  • Good morning, ladies and gentlemen : Chào buổi sáng quý ông/bà
  • Good afternoon, everybody : Chào buổi chiều mọi người

1.2. Phần giới thiệu

Chào mừng người tham dự và giới thiệu bản thân

Với phần đầu tiên của buổi thuyết trình, bạn nên có lời chào mừng những người tham dự để thể hiện sự chuyên nghiệp và lịch sự. Phần mở đầu là phần đơn giản nhất, nhưng có vai trò vô cùng quan trọng bởi sẽ gây ấn tượng mạnh mẽ tới những người tham dự.

Sau đó, người thuyết trình sẽ tự giới bản thân [hoặc một nhóm]. Một phần mở đầu tốt giúp bạn có tâm lý tự tin, thoải mái hơn để tiếp tục thuyết trình, cũng như khiến người tham dự phải chú ý theo dõi những nội dung tiếp theo. Trong phần giới thiệu, điều quan trọng nhất là sự tự tin và tính hấp dẫn trong từng lời nói. Điều này sẽ giúp bạn truyền năng lượng vào bài thuyết trình của mình.

Giới thiệu chủ đề thuyết trình

Trong phần này, bạn cần trình bày chủ đề và mục đích của buổi thuyết trình một cách khéo léo và gây tò mò, hứng thú cho người theo dõi. Một số nội dung cần được đề cập tới là chủ đề bài thuyết trình, phạm vi đề tài, những vấn đề được khai thác, mục tiêu của bài thuyết trình, lợi ích đối với người nghe và thời gian dự kiến của bài thuyết trình.

Giới thiệu cấu trúc bài thuyết trình tiếng Anh

Sau khi giới thiệu về chủ đề, bạn sẽ dẫn dắt và giới thiệu cho mọi người biết cấu trúc bài thuyết trình gồm những phần nào để mọi người tiện hơn trong việc theo dõi.

1.2. Phần nội dung chính

Trình bày nội dung chính của bài thuyết trình

Đây là phần quan trọng và có thời gian dài nhất trong bài thuyết trình. Nội dung trong phần này chủ yếu do người thuyết trình biên soạn ra, tùy theo chủ đề và mục tiêu của bài thuyết trình. Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về từ vựng và mẫu câu sử dụng để hoàn thiện nội dung chính trong bài thuyết trình của mình.

Phần nội dung chính sẽ bao gồm tất cả những thông tin chi tiết xoay quanh vấn đề bạn đã đưa ra ở phần giới thiệu. Hãy phân chia rõ ràng thành nhiều khía cạnh khác nhau – điều quan trọng là bố cục phải có logic hợp lý để người nghe có thể theo dõi dễ dàng. Bạn có thể phân chia phần nội dung chính theo mức độ ưu tiên hoặc trình tự thời gian.

Sau khi đã xác định được những ý chính trong bài thuyết trình, bạn nên tìm thông tin để bổ trợ cho nó. Ví dụ: Bạn có thể làm cho lập luận của mình mạnh mẽ hơn thông qua sử dụng sơ đồ, biểu đồ hoặc liên kết ý chính với một ví dụ cụ thể trong cuộc sống… Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng nên sử dụng nội dung bổ sung một cách hợp lý, tránh làm bài thuyết trình lan man, phức tạp.


Chuyển sang các vấn đề khác

Kết hợp những câu chuyển ý sẽ làm cho bài thuyết trình của bạn thêm liền mạch và thu hút hơn.

Giới thiệu hình ảnh trong bài thuyết trình

Khi thuyết trình, bạn nên chèn thêm những hình ảnh vào để minh họa, vừa giúp bài thuyết trình thêm sinh động, vừa làm cho người nghe dễ hình dung hơn.

1.3. Kết luận

Tổng hợp lại bài thuyết thuyết trình

Ở phần kết bài, bạn có thể tóm tắt lại nội dung chính, khẳng định lại chủ đề, giúp người nghe dễ hiểu về bài thuyết trình và có thể hệ thống lại kiến thức.

Cảm ơn khán giả và mời đặt câu hỏi

Ở phần kết bài, bạn có thể tóm tắt lại nội dung chính, khẳng định lại chủ đề. Sau đó, trong bài thuyết trình bằng tiếng anh, chúng ta thường sẽ cảm ơn người nghe, và sau đó mời họ đặt câu hỏi hoặc đóng góp ý kiến về bài thuyết trình, phần này còn được gọi là phần Q&A [Question and Answer]. Trong phần kết luận, bạn cũng nên thuyết trình với sự tự tin và lôi cuốn để củng cố niềm tin cho người nghe về một bài thuyết trình ấn tượng và hữu ích.

Chủ Đề