Chùa long hoa quận 7 được xây vào năm nào năm 2024

Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Nguyễn Trần Phượng Trân cùng các đại biểu tham quan trưng bày “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” trong khuôn viên Long Hoa Cổ tự.

(Thanhuytphcm.vn) - Chiều 22/9, tại Long Hoa Cổ tự, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Quận 7 phối hợp Ủy ban MTTQ Việt Nam Quận 7, Hội Liên hiệp Phụ nữ Quận 7 tổ chức lễ ra mắt “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh”. Đến dự có Thành ủy viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Nguyễn Trần Phượng Trân; Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Phan Kiều Thanh Hương.

Đại đức Thích Hoằng Ninh, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Quận 7, cho biết, việc lựa chọn Long Hoa Cổ tự làm nơi xây dựng “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh là vì ngôi chùa mang dấu ấn của các tăng ni, phật tử tham gia cách mạng trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Đồng thời, ngôi chùa cũng là địa điểm thường xuyên được đón tiếp các tăng ni, phật tử, người dân. Vì vậy, việc đặt “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” tại đây sẽ phát huy tốt hơn hiệu quả giới thiệu, lan tỏa những giá trị cao đẹp về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đến với nhân dân, từ đó giúp các tăng ni, phật tử, thấm nhuần những lời dạy, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người.

Tại “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” ở Long Hoa Cổ tự, các tăng ni, phật tử và người dân có thể quét mã QR, truy cập ứng dụng “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” với phiên bản tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Hàn Quốc, giới thiệu về cuộc đời, biên niên sự kiện quá trình hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, nhiều tác phẩm kinh điển của Bác như Di chúc, Hồ Chí Minh toàn tập… cũng được giới thiệu.

Ngoài ra, ứng dụng cũng giới thiệu hơn 40 phim, kịch, bài hát nói về Bác Hồ và 110 ảnh liên quan đến thân thế, sự nghiệp và quá trình hoạt động của Người và những lời phát biểu của Người được lưu lại dưới dạng file ghi âm. Ứng dụng cũng giới thiệu không gian Bảo tàng Hồ Chí Minh dạng 3D đến với người xem.

Tên thường gọi: Chùa Long Hoa. Chùa tọa lạc tại số 60/7 đường Huỳnh Tấn Phát, khu phố 1, phường Phú Mỹ, quận 7, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8262581, 08.8751881. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Chùa long hoa quận 7 được xây vào năm nào năm 2024

Chùa long hoa quận 7 được xây vào năm nào năm 2024

Mặt tiền chùa

Chùa được trùng tu vào năm 1957, 1996, 2000. Đợt đại trùng tu năm 2000 – 2003 trên diện tích 14.000m2 đã thay đổi ngôi chùa nhỏ ngày xưa trở thành ngôi chùa to lớn ngày nay. Ngôi chánh điện với bề ngang 20m, bề dọc 36m, chính giữa tôn trí pho tượng đức Phật Thích Ca cao 2,8m do nghệ nhân Minh Dung thực hiện. Trong điện Phật còn đặt tượng thờ Bồ tát Quan Thế Âm, Bồ tát Địa Tạng, Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Phổ Hiền, Bồ tát Di Lặc, tượng Đản sanh và Thập Bát La Hán. Chùa có đại hồng chung đúc năm 2002, nặng 1.200 kg.

Toàn cảnh chùa – 2003

Đặc biệt, chùa thành lập Trường nuôi dạy trẻ mồ côi Long Hoa, có hơn 100 em nam từ 5 đến 17 tuổi, với bốn mục tiêu chính là: Giáo dục văn hóa và đạo đức; giáo dục nghề nghiệp; chăm lo đời sống; và chăm sóc sức khỏe.

Báo Giác Ngộ số 262 ngày 03 – 02 – 2005 cho biết Phòng chẩn trị từ thiện chùa Long Hoa đã cấp phát miễn phí 14.222 thang thuốc cho 10.059 người bệnh trong năm 2004. Ngày 12 – 12 – 2004, Phòng còn mở thêm lớp tập dưỡng sinh và phòng vật lý trị liệu, mỗi ngày có khoảng 40 người đến sinh hoạt.

Chùa Long Hoa tọa lạc tại số 1250/41 (số cũ 60/7) Huỳnh Tấn Phát, phường Phú Mỹ, quận 7, TP.HCM. Được thành lập năm 1902, đến năm 1995 một phần khuôn viên của chùa được xây dựng thành Trường Nuôi dạy trẻ mồ côi. Hiện nay, trường do thầy trụ trì Thích Viên Giác làm hiệu trưởng. Nuôi dạy hơn 100 em nam, 40 em từ 5 đến 14 tuổi, còn lại là từ 14 tuổi trở lên trong đó có 10 anh đang là sinh viên của các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn thành phố.

Không chỉ nhận nuôi dưỡng những em có hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ không có khả năng chăm sóc, trường còn tạo điều kiện để các em được học văn hóa ở các trường như bao bạn đồng trang lứa khác. Ngoài ra, tại đây còn có một thư viện do Singapore tài trợ để phục vụ cho việc học tập của các em.

Mục tiêu chính là giáo dục văn hóa và đạo đức; giáo dục nghề nghiệp; chăm lo đời sống và chăm sóc sức khỏe.

Trường có các cô (các em ở đây gọi thân thương là má) tự nguyện chăm sóc từ việc nấu ăn, giặt giũ đến tắm rửa. Các chi phí sinh hoạt phần lớn là đóng góp của các P hật tử và nhà hảo tâm, hiện chưa có nguồn tài trợ chính thức.

Còn cha, có mẹ nhưng vẫn là trẻ mồ côi

Không phải tất cả các em tại trường đều là trẻ mồ côi, nhưng số phận không cho họ cơ hội được bên nhau.

“Nó bị khùng đó, đừng có chơi với nó”. Đây là câu nói ở cửa miệng nhiều người khi nói về Phúc - một em bé có mẹ, có ngoại, nhưng chẳng ai muốn nhận nó. Qua lời kể của thầy Hạnh - thầy quản lý tại trường, Phúc được ngoại đem đến đây và bảo rằng “nó bị khùng”, mẹ nó “chửa hoang” và nhờ thầy nuôi dưỡng giúp vì nhà không lo nổi. Ôm em vào lòng mà nghe nồng cái mùi khét nắng, thấy tủi cho thân hình khẳng khiu đầy vết sẹo, ánh mắt ngờ nghệch, nụ cười nửa tỉnh nửa ngây kia không ai tin Phúc đã 6 tuổi.

Dường như không riêng gì Phúc, các em nhỏ khác cũng có trên người những vết sẹo dài trên tay, chân, trên mặt. Đó là vết tích của những quá khứ bên mẹ cha, hay những cái té ngã trong lúc vui chơi, thế nên một đứa trẻ mồ côi lại cần nhiều hơn những bàn tay để chăm sóc, để chở che.

Em Nguyễn Trường Giang - đang là học sinh lớp 11 (quê Đồng Tháp) do ba mẹ khó khăn nên em được gửi vào trường. Đã qua rồi cái thời mặc cảm quá khứ, em tâm sự, không hiểu sao hồi đó đi học mấy đứa trong trường thường hay kiếm chuyện với mình, “cái gì xấu cũng có mình”. Chắc không ngoài em đâu mà còn nhiều đứa trẻ khác, tại trường và bên ngoài xã hội cũng đang gánh chịu tiếng gọi là “đứa mồ côi, không ai dạy bảo” và sự xa lánh, nó sẽ như những vết dao khứa vào tâm hồn trẻ thơ.Nhưng không vì thế mà Giang mặc cảm với bạn bè, với mọi người xung quanh. Để đáp lại tình yêu thương của thầy, má và các anh, Giang luôn là học sinh giỏi ở trường qua nhiều năm học.

Khi tâm sự với chúng tôi về những chuỗi ngày lớn lên tại chùa, anh Trần Quốc Thái hiện là sinh viên năm 4 Trường ĐH Văn Hiến chia sẻ: “Được gửi vào đây lúc 8 tuổi, gắn bó hơn 10 năm tại trường, mỗi năm mình chỉ về thăm quê một lần vào dịp hè, nhưng chỉ khi trở lại nơi đây mình mới có cảm giác được trở về nhà thật sự”. Nụ cười trong sáng, tự tin của anh như truyền cho chúng tôi sự lạc quan, yêu đời và cả sự cảm phục.

Chuyến xe của tình yêu thương

Chúng tôi muốn nói đến những chuyến xe vẫn hằng ngày đưa đón các em đến trường. Lặng lẽ nhưng đầy tình yêu.

Tiền trợ giúp của những nhà hảo tâm, tiền do kinh doanh nước khoáng của chùa gom góp để mua được một chiếc xe tải nhỏ cũ kỹ. Hằng ngày, chiếc xe vừa chở các em đến trường, vừa giao nước, hay đi nhận những hàng người ta cho. Người gắn bó với những chuyến xe ấy là anh Nguyễn Văn Khánh, 29 tuổi.

Chàng trai này có dáng người cao to, nước da đen nhẻm, có nụ cười hiền khô và rất hay gãi đầu lúng túng khi trò chuyện với chúng tôi. Và những thiếu thốn về vật chất thường không cho người ta sự lạc quan, nghèo khó cứ đeo mang không cho sự êm ấm. Mỗi con người đều khao khát có một hạnh phúc riêng, nhưng điều đó với anh dường như là rất khó. “Anh và chị đã từng yêu nhau bốn năm, nhưng gia đình người ta bắt cưới. Anh hổng có tiền nên thôi... Giờ người ta lấy chồng rồi, thỉnh thoảng cũng vô tình gặp, chỉ cười thôi mà chẳng biết nói gì” - anh tâm sự. Rồi tình yêu thương của anh bây giờ dành hết cho những đứa trẻ ở đây.

Khi chúng tôi hỏi các em: “Nếu được cha mẹ nhận về nuôi lại thì em có về không?”, câu trả lời là những cái lắc đầu và những nụ cười của các em. Chúng tôi hiểu, nơi đây đã trở thành mái nhà thân thương, gắn bó của các em, các anh, những người dù đã hay chưa ý thức được cuộc đời và hướng đi của mình.

Những con người, những số phận tưởng chừng như mãi trôi dạt, mãi lênh đênh trong dòng đời không điểm tựa, và giờ, dưới mái nhà Long Hoa như đã tìm thấy cho mình một chốn bình an. Và chúng tôi tin vào một ngày không xa, khi trở lại, sẽ có thêm nhiều trái tim biết yêu thương, chia sẻ và đồng cảm cùng các em.