Chữ nhân được viết chư ngày xưa là chữ gì năm 2024

Sư huynh Đại Cồ Việt hỏi tôi, ngày xưa các cụ ta học chữ Hán như thế nào? Bản thân tôi chưa thực sự am tường, song trong quá trình đọc sách, tôi có lưu lại vài dòng kiến văn thô lậu thế này, tiện cung cấp lên đây để những ai quan tâm tiện tham khảo.

Quan Đốc học

Ngoài một số bài thơ dạy nhớ chữ Hán kiểu “Chim chích mà đậu cành tre, Thập trên Tứ dưới Nhất đè chữ Tâm”, “Cô Lan đứng ở cửa Đông, cớ sao để tóc rối bung trên đầu”…, theo một số tư liệu như Việt kiệu thư, Sơn cư tạp thuật, Kỹ thuật của người An Nam, có thể bước đầu nhận định, trẻ con Việt Nam từ thời Trần Hồ tới thời Nguyễn, khi mới bắt đầu tập viết đều viết 25 chữ Hán cơ bản, gọi tắt là Thượng Đại Nhân.

Thầy đồ xưa

Tập viết chữ Hán

Chim chích mà đậu cành tre, thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm

- Việt kiệu thư của Lý Văn Phượng, người thời Minh sơ, cho biết: Năm 1406, sau khi chiếm được nước ta, Minh Thành Tổ Chu Đệ ra lệnh “binh lính vào nước ấy, ngoại trừ sách kinh và ván in của đạo Phật, đạo Lão không thiêu hủy; tất cả thư tịch, ván in cho đến những loại giấy trẻ con quê mùa tập viết như “Thượng đại nhân, Khưu ất dĩ”, một mảnh một chữ đều phải hủy hết.[Nguyên văn:兵入除釋道經板經文不毀外,一切書板文字以至俚俗童蒙所習如上大人丘乙已之類片紙隻字悉皆毀之,其境内凡有古跡中國所立碑刻則存之,但是安南所立者悉坏之,一字不存 Bản dịch trong sách Thơ văn Lý Trần có chỗ chưa xác đáng, như câu “俚俗童蒙所習如上大人丘乙已之類” được dịch là “những loại [sách ghi chép] ca lý dân gian, hay sách dạy trẻ, như loại sách có câu Thượng đại nhân, Khưu ất dĩ. Từ “Lý tục” [lý: nhà quê; tục: thô tục] có thể bị người dịch hiểu nhầm sang từ “lý ngữ”, “lý ca” [lời nói dân gian, câu hát dân gian]. Bản Việt kiệu thư in trong Tứ khố toàn thư tồn mục tòng thư - Sử bộ - Q.162 - Tr.695 có ghi chép tương tự, riêng từ ‘lý tục’ chép là “lễ tục”].

- Mục Thượng đại nhân trong Sơn cư tạp thuật niên đại cuối Lê, cho biết: Trẻ con mới tập viết chữ, ắt viết “Thượng đại nhân, Khưu ất dĩ [chữ Khưu nay đổi thành chữ Thánh], hóa tam thiên, thất thập sĩ, nhĩ tiểu sinh, bát cửu tử, giai tác nhân, khả tri lễ dã” [Bậc đại nhân thời cổ, chỉ có ngài Khổng Khưu mà thôi, ngài giáo hóa ba nghìn đồ đệ, có bảy mươi học trò giỏi. Nay trò nhỏ các ngươi, tám chín đứa, làm tốt điều nhân, biết lễ nghĩa], thiên hạ đều như vậy, không biết bắt đầu từ khi nào. [Nguyên văn: 小兒初習字,必書[上大人,丘乙已(丘今作聖),化三千,七十士。爾小生,八九子,佳作仁(佳今作皆),可知禮也]。天下同然,不知何起].

- Kỹ thuật của người An Nam niên đại cuối Nguyễn còn lưu lại hai bức vẽ Trẻ con tập viết, đều xuất hiện các dòng chữ Thượng Đại Nhân Khưu Dĩ Ất.

Trẻ con tập viết chữ Hán

Bên cạnh đó, Sơn cư tạp thuật còn cho biết: Ở nước ta, trẻ con mới nhập học, phải viết hai câu "Thiên tích thông minh, thánh phù công dụng", không biết từ đâu. Có người bảo "bắt đầu từ Lê Văn Hưu, người Phủ Lý Đông Sơn vậy". [Nguyên văn: 我國童子入學,必書[天錫聰明,聖扶功用]兩句,不知何自。或曰始于黎文休,東山甫里人] . Ông nội tôi hồi còn sống từng kể lại rằng, hồi đi học chữ Nho, thầy bắt chép đi chép lại 8 chữ Thiên tích thông minh, thánh phù công dụng, ông và các bạn toàn đọc vui thành Thiên tích thong manh, thánh nằm chỏng gọng.

Thiên tích thong manh, thánh nằm chỏng gọng [!].

Lều chõng...

Sĩ tử khi xưa

Ngoài ra, An Nam kỷ du của Phan Đỉnh Quế, quan nhà Thanh, mô tả phép viết chữ của người Việt thời Lê Trung Hưng cho biết:

Theo quan điểm của những người hiểu biết chữ nghĩa, việc xin, cho chữ đỉnh cao phải đến trong trường hợp “vô tình đi ngang qua” được thầy đồ gọi lại cho chữ. Kiểu “một anh mệnh thiên thượng hoả, ngày đầu năm du Xuân qua Văn Miếu, khi đi qua một quầy cho chữ được thầy đồ gọi lại cho chữ Nhẫn thì thật là phúc lộc quanh năm”. Đấy mới là chữ duyên trong xin, cho chữ. Nhưng có mấy người có được cái may mắn ấy. Việc xin – cho là chuyện bình thường, có điều nhiều năm gần đây, rất nhiều ý kiến cho rằng, có sự dịch chuyển từ xin chữ sang mua chữ.

Ngày càng có nhiều người trẻ tham gia viết thư pháp. Ảnh: Trần Đàm

Tục cho chữ ngày xuân đã có rất lâu đời ở Việt Nam. Nó không chỉ chứng tỏ về khát vọng vào tương lai của mọi người mà còn là minh chứng cho truyền thống tôn sư, trọng đạo, lấy nhân, nghĩa, đức, trí, tín để “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Khi văn minh phương Tây du nhập vào Việt Nam từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, những ông đồ Nho dần “mất giá” và bị thay thế bởi một lớp người Tây học dạy chữ Quốc ngữ. Tục viết chữ, cho chữ hay xin chữ ngày xuân cũng dần mai một theo biến thiên lịch sử, những ông đồ trở thành “những người muôn năm cũ”.

Bước sang thế kỷ 21, khi kỹ thuật công nghệ cao đang dần làm thay đổi bộ mặt cuộc sống, khi thông tin chỉ còn tính trong khoảnh khắc của từng giây phút, khi những người trẻ được gọi là thế hệ @, thế hệ số, thế hệ 4.0..., thì hình như tâm hồn người Việt lại hướng về những nét đẹp truyền thống dân tộc, tục xin chữ – cho chữ đầu năm lại được nhiều người quan tâm.

Trước đây người đến xin chữ trong một tâm thế “an nhiên”, không hề tính toán xin chữ gì cụ thể, ông đồ cho chữ nào thì nhận chữ đó. Nhưng không biết từ bao giờ, người cho chữ và xin chữ đã trở thành người bán chữ và người mua chữ và trong số hàng trăm người đang bán chữ ở các chùa, đình, miếu hiện nay, có phải ai cũng là “ông đồ” am hiểu cách thức viết chữ, am hiểu ý nghĩa sâu xa của chữ viết ra, có “thần”, “lực”, “khí” trong từng nét bút?

Mua chữ, nhiều nhà thư pháp cho rằng: Quá nặng nề. Theo chia sẻ của nhà thư pháp Tô Xuân Bảng, Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ [CLB] Thư pháp Thanh Hoa: Hiện CLB có 18 thành viên tham gia, người cao tuổi nhất là cụ Nguyễn Văn Tấn đã ở tuổi 90, người ít tuổi nhất là Hoàng Trọng Tuyển cũng ngoài 30 tuổi. Trong số đó, người trẻ chiếm phần đông, vì thế họ phải lo cơm áo gạo tiền cho gia đình và thực hiện trách nhiệm với xã hội. Còn nhà thư pháp Hà Văn Bôn kịch liệt phản đối: “Dùng chữ “mua” là sai. Ai cũng hiểu để thực hiện nghi thức xin cho, nhà thư pháp, hay các thầy đồ phải mua một tờ giấy 25.000 đồng, đó là giá mua cả thùng, cả kiện đấy. Chưa kể còn mực, còn bút lông và hơn hết là phải gian nan tập luyện, cha mẹ nuôi ăn học bao năm. Trả cho thầy tí công sức coi như chút lòng thành, sao lại nặng nề dùng từ: bán - mua?. Nhãn tiền là làm nghề này có “ông đồ” nào giàu đâu? Phải là người khá trong nghề mới đủ nuôi vợ nuôi con”... Ông Hà Văn Bôn còn chỉ sang “ông đồ” trẻ Hoàng Trọng Tuyển: “Đấy, ngoài chất liệu truyền thống là giấy gió, Hoàng Trọng Tuyển còn cách điệu sáng tác những bức thư pháp trên gỗ, đá, trái cây, vải vóc... Tuyển là người làm nghề chuyên nghiệp đấy, nhưng may ra thì đủ sống”.

Ông Bôn còn chia sẻ thêm: Nếu bạn đến Văn Miếu, trước tiên vào cửa mua một tờ giấy có giá 200.000 đồng, sau đó xin chữ nào thì xin. Có năm, người xếp hàng rồng rắn 2 cây số để chờ xin chữ; có thầy đồ viết chỉ 52 giây/ chữ, nếu tính ngày 8 giờ làm việc, thì thầy “sản xuất” được bao nhiêu chữ? So sánh có thể là khập khiễng vì ở đất kinh kỳ, người thích chữ Nho, quan tâm đến chữ Nho là rất lớn. Nhưng chính sự đông đúc này, cách cho chữ và nhận chữ trong những năm gần đây khiến cộng đồng mạng xã hội từng đặt câu hỏi: Liệu việc xin chữ, cho chữ có bị biến tướng? Tuy vậy, ông Bôn khẳng định, không phải ở đâu cũng có điều kiện để biến tướng.

Kể từ Tết Canh Ngọ [năm 2000], lần đầu tiên Thanh Hóa tổ chức hoạt động cho chữ đầu năm. Cũng từ đó, đến hẹn lại lên, các nhà thư pháp và những người mê thư pháp vào những dịp tết đến xuân về lại nhộn nhịp xin - cho.

Trong số những “ông đồ” thời nay, ngoài một số am hiểu cách thức viết chữ, am hiểu ý nghĩa sâu sa của chữ viết ra, có “thần”, “lực”, “khí” trong nét bút, thì không hiếm những “ông đồ” xem việc viết chữ như một cách kinh doanh kiếm tiền.

Với những người xin chữ khó tính thì cho rằng: Người viết hiện tại hiếm có ai vì cái tâm mà viết chữ, họ viết là để kinh doanh chữ, viết không cần tình mà cần tiền. Còn người đi xin chữ, phần lớn xem như một thứ trang trí ngày tết, ít hiểu được ý nghĩa cao quý của chữ, nên mới có chuyện chữ đắt, chữ rẻ.

Quan điểm xin – cho hay mua – bán suy cho cùng cũng là nhãn quan của mỗi người. Điều quan trọng hơn hết, thiết nghĩ là mỗi người viết chữ cần phải nghiêm túc nâng chất lượng chữ, tạo ra một môi trường văn hóa lành mạnh, tránh việc biến một nét đẹp văn hóa trong phong tục truyền thống thành một kiểu công nghệ, hoặc phong trào làm mất đi ý nghĩa đích thực.

Chủ Đề