Christopher columbus khám phá ra châu mỹ năm nào

Nguồn: Historic figures, BBC [truy cập ngày 24/4/2015]

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Được biết đến như là ‘người đã tìm ra Châu Mỹ’, nhưng trên thực tế Columbus [1451-1506] đã cập bến Tân Thế giới năm 1492 khi đang cố gắng tìm con đường dẫn đến phương Đông băng qua Đại Tây Dương. Cuộc thám hiểm không định trước này đã thay đổi hoàn toàn lịch sử thế giới.

Christopher Columbus sinh tại Genova [Ý] vào khoảng giữa tháng 8 và tháng 10 năm 1451. Cha của ông là một thợ dệt vải và tiểu thương. Khi còn ở tuổi thiếu niên, Christopher đã lênh đênh trên biển dài ngày và dần coi Bồ Đào Nha là nơi định cư. Cũng chính tại đây ông bắt đầu vận động sự tài trợ từ hoàng gia cho một chuyến thám hiểm theo hướng tây [qua Đại Tây Dương] để đến phương đông.

Khi những lời thỉnh cầu của ông lần lượt bị các hoàng gia Bồ Đào Nha, Pháp và Anh khước từ, Columbus tới Tây Ban Nha và nỗ lực vận động triều đình bảo trợ cho kế hoạch của mình. Cuối cùng, Vua Ferdinand và Hoàng hậu Isabella cũng đồng ý tài trợ cho chuyến thám hiểm hàng hải. Vào ngày 3 tháng 8 năm 1492, Columbus và đoàn thủy thủ gồm ba con tàu – Santa Maria, Pinta và Nina – xuôi chèo băng qua Đại Tây Dương.

Mười tuần lễ sau đó, đất liền đã hiện ra. Ngày 12 tháng 10, Columbus và một nhóm thủy thủ đặt chân lên một hòn đảo mà sau này được biết đến với tên gọi Bahamas. Với niềm tin rằng mình đã tới Ấn Độ, họ gọi những người bản địa ở đây là người “Anh-điêng” [Indian]. Các cuộc tiếp xúc ban đầu tỏ ra khá thân thiện, nhưng thổ dân ở Tân Thế giới sớm bị những người Châu Âu quy phục. Columbus đặt chân lên nhiều hòn đảo khác thuộc biển Caribe, gồm có Cuba và Hispaniola, rồi quay trở lại Tây Ban Nha trong hào quang chiến thắng. Ông được phong tước “Đô đốc của bảy đại dương” và Phó vương Ấn Độ, và chỉ vài tháng sau, ông lại khởi hành trên chuyến đi thứ hai có quy mô lớn hơn. Nhiều miền đất mới được khám phá, nhưng vùng đất Châu Á mà Columbus nung náu tìm kiếm vẫn lẩn tránh ông. Trên thực tế, nhiều người đã bắt đầu hoài nghi vùng đất đó có thực sự là phương Đông hay là một thế giới hoàn toàn mới?

Columbus thực hiện hai cuộc thám hiểm nữa đến những miền đất mới, nhưng rồi bị đánh bại và mất mặt trên đường đi. Mặc dù là một nhà thám hiểm hàng hải vĩ đại, Columbus không phải là một người quản trị giỏi, thậm chí còn bị buộc tội quản lý tồi. Ông qua đời vào ngày 20 tháng 5 năm 1506 trong giàu sang nhưng đầy thất vọng.

Đáp án chi tiết, dễ hiểu của Top lời giải cho câu hỏi: “Cô-lôm-bô tìm ra châu Mỹ vào năm nào?” cùng với những kiến thức mở rộng hay nhất là tài liệu dành cho các bạn học sinh tham khảo để học tập tốt hơn

Câu hỏi: Cô-lôm-bô tìm ra châu Mỹ vào năm nào?

Trả lời:

Sáng sớm ngày 12/10/1492, trên cuộc hành trình đi tìm Ấn Ðộ bằng đường biển, nhà hàng hải Christopher Columbus đã khám phá ra Châu Mỹ.

Kiến thức tham khảo về hành trình tìm ra Châu Mỹ:

1. Sơ lược về hành trình tìm ra Châu Mỹ

- Sự kiện Phát hiện ra châu Mỹ là sự kiện lịch sử được đánh dấu bằng thời điểm đoàn thám hiểm do Cristoforo Colombo dẫn đầu đã đặt chân đến châu Mỹ vào ngày 12 tháng 10 năm 1492. Theo lệnh của vua Fernando và nữ vương Isabel xứ Castilla và Aragón, đoàn thám hiểm đã xuất phát từ cảng Palos xứ Andalucía 2 tháng 9 ngày trước đó. Sau khi vượt qua biển Đại Tây Dương, đoàn thám hiểm đã đặt chân đến một hòn đảo của lục địa châu Mỹ, đảo Guanahani thuộc quần đảo Bahamas, nhưng lại nhầm tưởng là Ấn Độ. Đây là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại, là sự tiếp xúc giữa hai thế giới vốn phát triển tách biệt nhau kể từ buổi bình minh của loài người.

- Các học sinh được dạy rằng Christopher Columbus là người khám phá ra châu Mỹ, vượt qua Đại Tây Dương trên ba con thuyền Nina, Pinta và Santa Maria. Nhà thám hiểm người Italy thậm chí còn được tôn vinh vào mỗi tháng 10 trong Ngày Columbus, ngày lễ quốc gia mang tên ông.

- Tuy nhiên, người đàn ông được ghi nhận đã phát hiện ra "Tân Thế giới" lâu nay lại là chủ đề gây tranh cãi trong lịch sử Mỹ do cách ông đối xử với cộng đồng người da đỏ bản địa, cũng như vai trò trong quá trình chiếm đóng thuộc địa. Hàng chục thành phố và nhiều bang Mỹ, như Minnesota, Alaska, Vermont và Oregon, đã thay thế Ngày Columbus bằng Ngày của Người dân Bản địa.

2. Cuộc hành trình về hành trình tìm ra Châu Mỹ

- Sáng sớm 12/10/1492, trên cuộc hành trình đi tìm Ấn Ðộ bằng đường biển, nhà hàng hải Christopher Columbus đã khám phá ra châu Mỹ, miền đất chưa ai biết đến. Ðây là một sự kiện lịch sử, mở đầu cho việc tìm hiểu Tân thế giới và dẫn tới việc phổ biến nền văn minh tây phương trên lục địa này.

- Dường như khao khát chinh phục thế giới đã được nuôi dưỡng trong con người Christopher Columbus ngay từ thuở nhỏ. Ông sinh năm 1451 tại thành phố Genoa của Italy, nhưng năm 1476 ông đến sống ở Bồ Đào Nha. Một sự thay đổi địa lý lớn như vậy đã ảnh hưởng nhiều đến Columbus. Tại Bồ Đào Nha, ông đã tham gia rất nhiều cuộc viễn du với những người đi biển ở nước này.

- Theo lệnh của vua Fernando và hoàng hậu Isabel xứ Castilla và Aragón, đoàn thám hiểm đã xuất phát từ cảng Palos xứ Andalucía. Trong 2 tháng và 9 ngày sau đó, đoàn đã vượt qua biển Đại Tây Dương và đến một số đảo thuộc lục địa châu Mỹ, cụ thể là các đảo thuộc quần đảo Bahamas hiện nay. Khi trở về, Colombo đã thông báo cho châu Âu biết về sự tồn tại của một Thế giới mới.

- Đây là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại, là sự tiếp xúc giữa hai thế giới vốn phát triển tách biệt nhau kể từ buổi bình minh của nhân loại.

- Trong những thế kỷ tiếp sau đó, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và cả Vương Quốc Anh cũng như Pháp, bên cạnh các cường quốc châu Âu khác, đã ra sức cạnh tranh để khám phá, chinh phục và thực dân hóa châu Mỹ, từ đó dẫn đến sự hình thành của nhiều dân tộc, nhiều nền văn hóa và quốc gia mới.

- Christopher Columbus đã tạo ra một bước ngoặt lớn cho lịch sử Châu Âu, đồng thời mở ra trang sử mới cho Châu Mỹ. Từ phát hiện rất tình cờ của Christopher Columbus, một kỷ nguyên xâm chiếm và khai phá vùng đất mới bắt đầu. Mọi vấn đề khó khăn của Châu Âu lúc bấy giờ đã được giải quyết. Vấn đề dân số ngày càng tăng không còn đáng lo ngại; nguồn nguyên vật liệu, khoáng sản giàu có của châu Mỹ cũng khiến nền kinh tế Châu Âu thay đổi lớn. Bên cạnh đó, sự thành công trong việc thiết lập văn hóa Âu Châu trên vùng đất mới của ông cũng là một nỗ lực đáng kể.

- Tuy không hề đặt chân lên vùng Bắc Mỹ, Columbus vẫn được người dân nước Mỹ ghi nhớ hàng năm vào ngày 12-10, đánh dấu ngày châu Mỹ đã được khám phá. Ngày tưởng niệm Columbus cũng được tổ chức hàng năm tại Tây Ban Nha.

- Hành trình của Christopher Columbus là cuộc phiêu lưu thật sự của một con người thật sự, đã trở thành đề tài cho vô số các giả tưởng, nhân vật của huyền thoại và lịch sử, không phải của một quốc gia, mà của Châu Mỹ. Columbus là biểu tượng của óc tưởng tượng với một ý chí thực hiện mộng tưởng quyết liệt và thành công.

Xem thêm:

>>> Khái quát về châu Mĩ

Đó là những nhận định được đưa ra nhân kỷ niệm 529 năm nhà thám hiểm người Ý Christopher Columbus tìm ra châu Mỹ diễn ra hôm 10.10 ở nhiều thành phố của xứ cờ hoa.

Năm 1492, Christopher Columbus đi tàu vượt qua Đại Tây Dương, nơi ông tình cờ gặp châu Mỹ và những người sống trên châu lục này, theo Thư viện Quốc hội Mỹ [LOC]. Khám phá quan trọng của ông đã mở đường cho việc khai phá và thuộc địa hóa rộng rãi châu Mỹ, đưa Christopher Columbus trở thành một nhân vật được ca ngợi trong nền văn hóa Mỹ gốc Ý.

Kể từ đó, những người Mỹ gốc Ý trên khắp nước Mỹ đã tổ chức lễ kỷ niệm và diễu hành vào ngày 10.10 để tưởng nhớ chuyến đi của Christopher Columbus cùng những đóng góp của ông.

Christopher Columbus

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, người dân bản địa và các nhà hoạt động khác lại cho rằng nhà thám hiểm nổi tiếng phải chịu trách nhiệm về thiệt hại nhân mạng, phá hủy đất đai và phá vỡ truyền thống từng được người Mỹ bản địa duy trì hàng chục nghìn năm trước khi ông đến.

Sự phản đối của họ khiến Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 8.10 đưa ra một tuyên bố công nhận Ngày của Người bản địa. Tuyên bố của ông Biden đóng vai trò như một sự thúc đẩy đáng kể nhằm tập trung lại ngày lễ liên bang hướng tới các dân tộc bản địa.

Hơn 100 thành phố ở Mỹ bao gồm Seattle, Los Angeles, Denver, Phoenix, San Francisco… đã thay thế Ngày Columbus bằng Ngày của Người bản địa, tin từ CNN. Và hơn một chục bang bao gồm Vermont, New Mexico, Maine, Hawaii… cũng làm như vậy, theo thông tin từ Bảo tàng Lịch sử tự nhiên quốc gia Smithsonian của người Mỹ da đỏ.

Tranh vẽ Christopher Columbus đến châu Mỹ

Sự thay đổi đã dẫn đến căng thẳng cao độ giữa những người ủng hộ hai ngày lễ, quanh việc tranh cãi liệu khen ngợi Christopher Columbus vì hành động của ông có đúng hay không.

Những người ủng hộ Ngày Columbus nói rằng nên duy trì ngày lễ vì đó là biểu tượng của di sản người Mỹ gốc Ý và đại diện cho sự khởi đầu của nền văn minh phương Tây.

“Chúng tôi có một thị trưởng đang làm mọi cách để tấn công cộng đồng người Mỹ gốc Ý, bao gồm hủy bỏ cuộc diễu hành, dỡ bỏ các bức tượng, thay đổi Ngày Columbus thành Ngày của Người bản địa”, luật sư George Bochetto nói với tờ Time sau khi Thị trưởng Philadelphia Jim Kenney và chính quyền đặt một chiếc hộp trên bức tượng Christopher Columbus sau vụ giết hại người Mỹ da đen George Floyd vào năm 2020. Ít nhất 3 bức tượng của nhà thám hiểm Christopher Columbus đã bị phá hoại ở Mỹ vào năm 2020, dấu hiệu cho thấy các cuộc biểu tình phản đối bạo lực quá mức của cảnh sát đang biến thành phản đối bất bình đẳng chủng tộc ở Mỹ.

“Hôm nay, chúng tôi kỷ niệm ngày Christopher Columbus đặt chân đến châu Mỹ và buổi bình minh của văn minh phương Tây ở thế giới mới. #ColumbusDay”, thượng nghị sĩ Doug Mastriano của bang Pennsylvania viết trên Twitter.

Hạ nghị sĩ Nydia Velázquez của New York đứng về phía những người chống lại Ngày Columbus, nói rằng ngày lễ này nên bị xóa hoàn toàn khỏi lịch vì nhà thám hiểm người Ý là một “kẻ cuồng tín diệt chủng”. Bà viết trên Twitter : "Hôm nay đáng lẽ phải là #IndinativePeopleDay… Chúng ta cần dành thời gian này để suy ngẫm về lịch sử bạo lực tàn bạo đối với các dân tộc bản địa ở Mỹ và nhận ra rằng vẫn còn rất nhiều việc phải làm để sửa chữa tác hại sai lầm này”.

Bức tượng Christopher Columbus ở Minnesota bị giật sập

Hạ nghị sĩ New York Hakeem Jeffries ghi rõ trong một dòng Tweet: “Hàng triệu người bản địa đã mất mạng trong cuộc diệt chủng chống lại họ ở châu Mỹ. Hôm nay chúng tôi tạm dừng để long trọng ghi nhận thảm kịch của những người này”.

Trong khi đó, những người khác đã chọn cách đồng thời công nhận cả Ngày Columbus và Ngày của Người bản địa.

Thị trưởng Thành phố New York Bill de Blasio gần đây lên tiếng bảo vệ cả hai ngày này sau cuộc tranh cãi giữa Hội đồng Giáo dục thành phố và các nhà hoạt động người Mỹ gốc Ý, theo Time.

Vào tháng 5.2021, hội đồng quản trị đã xóa Ngày Columbus khỏi lịch học của thành phố New York và thay thế bằng Ngày của Người bản địa. Quyết định của họ đã không thành công do các nhà hoạt động người Mỹ gốc Ý phản đối. Các trường học sau đó buộc phải đổi tên ngày lễ thành Ngày Di sản Ý/Ngày của Người bản địa để thỏa hiệp với cả hai bên.

“Chúng ta phải tôn vinh Ngày Columbus như một ngày ghi nhận những đóng góp của tất cả những người Mỹ gốc Ý, vì vậy tất nhiên ngày đó không nên thay đổi một cách tùy tiện", de Blasio nói với Time.

Ron Onesti, Chủ tịch Ủy ban hành chính chung của những người Mỹ gốc Ý, đã lặp lại thông điệp của mình: “Kết quả mà tôi đang mong muốn là truyền thống của chúng ta được tôn trọng và các cuộc bàn luận tiếp tục diễn ra. Cần ghi nhận những đóng góp của cộng đồng người Ý”.

Christopher Columbus [1451-1506] là một nhà hàng hải, thám hiểm người Ý. Những chuyến vượt Đại Tây Dương của ông mở ra nhiều cuộc thám hiểm châu Mỹ cũng như quá trình thực dân hóa của lục địa già. Nhiều quan điểm xét lại thời hiện đại cho rằng Christopher Columbus đã ra lệnh tiến hành tội ác diệt chủng đối với người Mỹ bản địa, nhưng điều này vẫn chưa chính xác về mặt lịch sử. Các nhà sử học chưa tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào cho thấy Christopher Columbus từng ra lệnh diệt chủng, hoặc có bất kỳ hành động ác ý cụ thể nào đối với người Mỹ bản địa mà ông từng gặp.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề