Chọc ối có ảnh hưởng đến thai nhi không

Chọc ối là một biện pháp giúp phát hiện sớm nguy cơ dị tật thai nhi mà không phải thai phụ nào cũng phải làm. Phương pháp này cũng tiềm ẩn một số nguy cơ nhất định mà thai phụ nào cũng cần biết.

Mặc dù không phải là xét nghiệm toàn năng, giúp phát hiện ra tất cả các rối loạn bất thường nhưng chọc ối là biện pháp hữu hiệu để chẩn đoán các trường hợp có nguy cơ bất thường về di truyền cao như: hội chứng Down, hội chứng Tay-Sachs, bệnh lý về máu, nhược cơ, xơ hóa nang và các bệnh lý tương tự khác.

Thủ thuật chọc ối thường được thực hiện khi thai nhi được 16-18 tuần. Đây là biện pháp được bác sỹ chỉ định đối với một số trường hợp đặc biệt. 

Không nên chọc ối nếu không có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa

Trước hết cần phải khẳng định là không phải thai phụ nào cũng phải thực hiện chọc ối. Đây là một trong những xét nghiệm chẩn đoán tiền sản, chỉ được các bác sỹ chỉ định đối với các đối tượng sau:

  • Thai phụ từ 35 tuổi trở lên;
  • Thai phụ đã thực hiện các xét nghiệm triple test và combined test cho thấy nguy cơ cao;
  • Thai nhi có độ mờ da gáy dày hơn mức bình thường;
  • Kết quả xét nghiệm sàng lọc không xâm lấn [NIPT] có nguy cơ cao;
  • Bố, mẹ hoặc người thân có mang một số rối loạn di truyền;
  • Thai phụ từng sinh con bị một hay một số dị tật bẩm sinh nào đó liên quan đến di truyền;
  • Thai phụ từng sinh con có rối loạn trong bộ nhiễm sắc thể;
  • Thai phụ khi siêu âm thai đã phát hiện một số dị tật ở thai nhi như: dị tật tim, dãn não thất, bất thường cấu trúc cơ quan, sứt môi, hở hàm ếch…

Khi được bác sỹ chỉ định chọc ối, hầu hết tất cả mọi thai phụ đều hoang mang, sợ hãi. Nhưng điều này không hề giúp ích được chút nào. Thay vào đó, thai phụ hãy bình tĩnh tìm hiểu về thủ thuật, tìm chuyên gia tư vấn và tìm các cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa, bác sỹ thực hiện thủ thuật phù hợp và tốt nhất.

Thông thường, trước khi tiến hành chọc ối, bác sĩ sẽ siêu âm để đo kích thước, kiểm tra giải phẫu cơ bản của thai nhi, xác định túi nước ối và đánh giá khoảng cách an toàn của em bé và nhau thai. Sau đó, bác sĩ đưa một đầu kim dài, mỏng và rỗng qua thành bụng vào trong túi ối xung quanh thai để rút khoảng 15 đến 20 ml nước ối và thực hiện xét nghiệm sau đó.

Giống như mọi xét nghiệm xâm lấn khác, chọc ối có thể hãn hữu gây ra một số nguy cơ như: Làm rò rỉ ối, gây viêm nhiễm, kim chọc lấy ối gây tổn thương cho thai nhi… Nặng nhất có thể gây sảy thai hoặc sinh non, tuy nhiên tỷ lệ này ở mức nhỏ hơn 1%, hoặc cứ khoảng 400 – 500 ca làm xét nghiệm chọc ối mới có một ca bị sảy thai ngoài ý muốn.

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến các nguy cơ khi chọc ối như: Cơ địa của người mẹ, cơ sở y tế hay bác sỹ thực hiện thủ thuật… Vì thế, để làm giảm các nguy cơ khi thực hiện thủ thuật chọc ối, người mẹ cần biết:

  • Xác định chắc chắn cơ địa của bản thân, tình trạng viêm nhiễm, dị ứng…
  • Lựa chọn cơ sở y tế uy tín
  • Lựa chọn bác sỹ thực hiện thủ thuật có chứng chỉ hành nghề và có tay nghề

Ngoài ra, các thai phụ có thể tìm hiểu và lựa chọn thực hiện phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT để tránh mọi nguy cơ mà thủ thuật chọc ối có thể gây ra.

Sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT giúp giảm nguy cơ chọc ối

NIPT một trong những là phương pháp sàng lọc tiền sản tiên tiến nhất hiện nay. NIPT dựa trên xét nghiệm ADN của thai nhi từ trong máu mẹ, có thể phát hiện dị tật thai nhi ngay từ tuần thứ 9 của thai kỳ, thay vì phải đợi đến khi thai nhi được 11-13 tuần để thực hiện Double test hay 16-18 tuần để thực hiện Triple test. Xét nghiệm này giúp nhận diện sớm 23 cặp NST và phát hiện các nguy cơ bất thường của NST với độ chính xác lên đến 99,9%. Và tất nhiên là tuyệt đối không gây ảnh hưởng tới em bé.

Viện Công nghệ DNA là đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực phân tích di truyền tại Việt Nam. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và các máy móc hiện đại, mọi thai phụ đến đây đều được thăm khám, tư vấn nhiệt tình. Nhất là đối với những thai phụ nằm trong nhóm những đối tượng cần phải thực hiện sàng lọc tiền sản, thực hiện xét nghiệm NIPT sẽ giúp phát hiện bệnh sớm để có biện pháp điều trị tích cực và hiệu quả.

Khách hàng có thể gọi điện đến đường dây nóng 1900886814 hoặc truy cập vào trang web: //viencongnghedna.com.vn/ để được tư vấn và đặt lịch trực tuyến. Viện làm việc tất cả các ngày trong tuần, cả ngày Lễ và Chủ Nhật.

Xem thêm:

23/07/2021

ThS. BS. Lê Võ Minh Hương

Phòng Công tác xã hội

Chọc ối là một thủ thuật y khoa được thực hiện để lấy mẫu dịch ối của thai. Dịch ối được lấy bằng cách sử dụng một kim nhỏ xuyên qua thành bụng và cơ tử cung vào buồng ối. Mẫu dịch ối sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm để kiểm tra một số bệnh lý của thai.

Chọc ối có thể giúp bạn biết được liệu thai nhi có bị các bất thường về gen hoặc nhiễm sắc thể hay không. Đôi khi, chọc ối được thực hiện để kiểm tra một số tình trạng khác của thai như nhóm máu, tình trạng nhiễm trùng hoặc bệnh lý di truyền. Do đó, xét nghiệm này được chỉ định khi thai kỳ có các yếu tố nghi ngờ bị bệnh lý về gen hoặc nhiễn sắc thể, bệnh di truyền hoặc nhiễm trùng bào thai. Nguy cơ này sẽ được tính toán dựa trên các xét nghiệm sàng lọc như xét nghiệm Double test, siêu âm đo khoảng sáng sau gáy [NT], siêu âm khảo sát hình thái thai ở 3 tháng đầu và 3 tháng giữa. Dựa trên các tính toán nguy cơ cao hay thấp, bạn sẽ được yêu cầu cần chọc ối hay không. Bác sĩ sẽ giải thích lý do vì sao chỉ định chọc ối và cần có sự đồng thuận của bạn trước khi thực hiện thủ thuật.

Chọc ối có đau không?

Mức độ đau của chọc ối cũng tương tự như khi bạn lấy máu ở tay. Hầu hết mẹ bầu trải qua chọc ối mà không cần dùng thuốc giảm đau.

Nguy cơ gì có thể gặp phải khi chọc ối?

Chọc ối làm tăng nhẹ nguy cơ sảy thai. Ước tính nguy cơ sảy thai do chọc ối thấp hơn 0,5% [trong 200 trường hợp chọc ối, có ít hơn 1 trường hợp sảy thai].

Lượng ối lấy ra rất ít [khoảng 15-30mL] nên sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nếu chọc ối được thực hiện sau tuần thứ 15 của thai kỳ.

Cần chuẩn bị gì trước khi chọc ối?

Hình minh họa - nguồn internet

Kiểm tra tuổi thai trước khi chọc ối là việc rất quan trọng. Chọc ối được khuyến cáo thực hiện từ sau 15 tuần, lúc này nguy cơ cho thai nhi là thấp nhất.

Bạn cũng cần được xác định nhóm máu trước khi làm thủ thuật. Nếu bạn có nhóm máu Rhesus âm, bạn cần tiêm 1 liều Kháng thể miễn dịch [anti-D] sau thủ thuật.

Xét nghiệm kiểm tra các bệnh lý truyền nhiễm như viêm gan B, C, HIV nên được thực hiện trước khi làm thủ thuật.

Bạn có thể ăn uống bình thường và không cần chuẩn bị đặc biệt gì trước thủ thuật.

 Chọc ối được thực hiện như thế nào?

Chọc ối là một thủ thuật được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa tiền sản có kinh nghiệm dưới sự hướng dẫn của siêu âm. Sau khi kiểm tra tư thế và nhịp tim của thai bằng siêu âm, bác sĩ sẽ làm sạch vùng da cần chọc kim bằng dung dịch sát khuẩn. Siêu âm được sử dụng nhằm tìm vị trí an toàn để đâm kim vào buồng ối, tránh chạm phải thai, dây rốn và các mạch máu lớn ở bánh nhau.

Thông thường, chỉ cần vài phút để thực hiện xong thủ thuật, khoảng 15-30mL dịch ối sẽ được lấy ra để chuyển đến phòng xét nghiệm.

Trong quá trình làm thủ thuật, bạn vẫn tỉnh táo và không cần phải gây mê.

Hình minh họa - nguồn internet

Theo dõi sau thủ thuật như thế nào?

Sau thủ thuật, bạn không cần phải nghỉ ngơi hoàn toàn tại giường, có thể sinh hoạt bình thường nhưng nên tránh các hoạt động nặng.

Nếu xuất hiện các triệu chứng như ra huyết âm đạo, đau bụng, sốt cao hoặc dịch tiết bất thường từ âm đạo, bạn nên đến bệnh viện ngay để kiểm tra. Thông thường, nếu không có bất kỳ triệu chứng bất thường nào sau 1-2 tuần đầu sau thủ thuật, khả năng cao là không có biến chứng.

Kết quả chọc ối sẽ có sau 1-2 tuần. Các xử trí tiếp theo được thảo luận tùy vào kết quả xét nghiệm dịch ối.

Tham khảo:

Video liên quan

Chủ Đề