Chịu tang bao lâu

Theo "Thọ mai gia lễ", có năm hạng tang phục tuỳ theo quan hệ huyết thống và nghĩa tình phân biệt thân sơ:

1.Đại tang: Trảm thôi và tề thôi.

  • Quần áo sổ gấu gọi là trảm thôi: Con để tang cha.
  • Quần áo không sổ gấu gọi là tề thôi: Con để tang mẹ, vợ để tang chồng khi cha chưa mất.
  • Thời hạn: 3 năm, đời sau giảm bớt còn 2 năm 3 tháng [sau lễ giỗ đại tường 2 năm, thêm 3 tháng dư ai].
  • áo xô, khăn xô có hai giải sau lưng [gọi là khăn ngang].

Nếu cha mẹ đều đã mất thì hai giải bằng nhau, nếu còn mẹ hoặc còn cha thì hai giải dài ngắn lệch nhau.

  • Con trai chống gậy: Tang cha gậy tre, tang mẹ gậy vông, mũ rơm quấn đầu, dây chuối, dây đai thắt lưng.

Thời nay, nhiều nơi đã bãi bỏ những tang phục này. ở thành phố nhiều nhà dùng băng đen theo tang chế châu Âu, theo ý chúng tôi, tiện hơn.

  • Con trai, con gái, con dâu đều để tang cha mẹ. [Kể cả đích mẫu, kế mẫu, dưỡng mẫu, từ mẫu và dưỡng phụ].
  • Vợ để tang chồng.
  • Nếu con trưởng mất trước thì cháu đích tôn để tang ông bà nội cũng đại tang thay cha.

2. Cơ niên: Để tang một năm. Từ niên cơ trở xuống dùng khăn tròn, vải trắng, không gậy.

  • Cháu nội để tang ông bà nội.
  • Con riêng của vợ để tang bố dượng nếu bố dượng có công nuôi và ở cùng, nếu không ở cùng thì không tang; trước có ở cùng sau thôi thì để tang 3 tháng.
  • Con để tang mẹ đẻ ra mình nhưng bị bố rẫy [xuất mẫu], hoặc cha chết, mẹ lấy chồng khác [giá mẫu].
  • Chồng để tang vợ cả có gậy, nếu cha mẹ còn sống thì không gậy.
  • Cháu để tang bác trai bác gái, chú, thím và cô ruột.
  • Anh chị em ruột để tang cho nhau [cùng cha khác mẹ cũng tang một năm, cùng mẹ khác cha thì tang 5 tháng].
  • Cha mẹ để tang con trai, con gái và con dâu cả, kể cả con đi làm con nuôi nhà người.
  • Chú, bác, thím cô ruột để tang cho cháu [ con anh em ruột].
  • Ông bà nội để tang cho cháu trưởng [đích tôn].
  • Đích mẫu, kế mẫu, từ mẫu tang các con chồng, thứ mẫu tang con mình và con chồng như nhau đều một năm. Tang con dâu cả cũng một năm.
  • Con dâu để tang dì ghẻ của chồng [tức vợ lẽ cha chồng].
  • Rể để tang cha mẹ vợ [vợ chết đã láy vợ khác cũng vậy].
  • Nàng hầu để tang cha mẹ chồng, vợ cả của chồng, các con chồng cũng như con mình [các họ hàng bàng thân bên nhà chồng đều không tang].

3. Đại công: để tang 9 tháng.

  • Anh chị em con chú con bác ruột để tang cho nhau.
  • Cha mẹ để tang con dâu thứ hoặc con gái đã lấy chồng.
  • Chú, bác thím ruột để tang cháu [con gái đã xuất giá, con dâu của anh em ruột].
  • Cháu dâu để tang ông bà của chồng, chú, bác, thím ruột, hoặc cô ruột của chồng.
  • Mẹ để tang con dâu thứ và con gái riêng của chồng.
  • Con gái đã xuất giá để tang bác trai, bác gái, chú thím, cô ruột.

4. Tiểu công: Để tang 5 tháng.

  • Chắt để tang cụ. [Hoàng tang: Chít khăn vàng]
  • Cháu để tang anh chị em ruột của ông nội [ông bà bác, ông chú, bà thím, bà cô].
  • Con để tang vợ lẽ, nàng hầu của cha [ nếu cha giao cho nuôi mình thì để tang 3 năm như mẹ đẻ].
  • Cháu để tang đường bá thúc phụ mẫu và đường cô [anh chị em con chú bác ruột của cha].
  • Anh chị em con chú, bác ruột để tang cho vợ của nhau.
  • Anh chị em chung mẹ khác cha để tang cho nhau [vợ con của anh chị em ấy thì không tang].
  • Chú bác ruột để tang cho cháu dâu [con dâu của anh em ruột].
  • Ông bà bác, ông chú, bà thím, bà cô để tang cho cháu [tức là cháu nội của anh em ruột].
  • Ông bà nội để tang cho vợ cháu đích tôn hoặc cháu gái xuất giá.
  • Cháu ngoại để tang ông bà ngoại và cậu ruột, dì ruột [anh chị em ruột của mẹ, kể cả đối với anh chị em ruột của đích mẫu, thứ mẫu, kế mẫu].
  • Cháu dâu để tang cô ruột của chồng.
  • Chị dâu, em dâu để tang anh chị em ruột của chồng và con của những người đó [tức là cháu gọi bằng bác, bằng thím].

5. Ty ma Phục: Tang 3 tháng.

  • Chít để tang can [kỵ] nội [ngũ đại : Hồng tang chít khăn đỏ].
  • Chắt để tang cụ nhà bác, nhà chú [tằng tổ bá thúc phụ mẫu và tằng tổ cô, tức là anh em ruột với cụ nội].
  • Cháu để tang bà cô đã lấy chồng [chị em ruột với ông nội].
  • Cháu để tang cô bá [chị em con chú bác ruột với bố].
  • Con để tang bố dượng [nếu trước có ở cùng, sau mới về bên nội].
  • Con để tang nàng hầu của cha.
  • Con để tang bà vú [cho bú mớm].
  • Cháu để tang tộc bá thúc phụ mẫu [anh em cháu chú, cháu bác với cha].
  • Chồng để tang vợ lẽ nàng hầu.
  • Anh chị em họ nội 5 đời để tang cho nhau.
  • Bố mẹ vợ để tang con rể.
  • Ông bà ngoại để tang cháu ngoại và cháu dâu ngoại.
  • Ông của chồng để tang cháu dâu.
  • Cụ để tang cho chắt nội.
  • Cháu để tang vợ cậu, chồng cô, chồng dì có cùng ở một nhà.
  • Anh chị em con cô ruột và bạn con dì ruột để tang cho nhau.
  • Cậu ruột để tang vợ của cháu trai
  • Cháu dâu để tang ông bà ngoại của chồng, cậu ruột, dì ruột chồng
  • Cháu dâu để tang các ông bà anh chị em ruột với ông nội chồng.
  • Chắt dâu để tang cụ nội của chồng.
  • Cụ để tang chắt nội trai gái.
  • Ông bà để tang các cháu gái của con nhà chú, nhà bác.

Tang bên cha mẹ nuôi:

  1. Kỵ bên cha nuôi thì 3 tháng, cụ bên cha nuôi thì 5 tháng, ông bà thì một năm.
  2. Cha mẹ nuôi thì áo bằng gấu, hoặc sổ gấu 3 năm có cả gậy.
  3. Từ ông bà trở lên nếu mình thừa trọng cũng sổ gấu 3 năm.
  4. Ông bà sinh ra mẹ nuôi thì 5 tháng, còn thì đều không có.

Tang họ nhà mình [Đã là con nuôi người khác, để tang bên họ của mình]:

  1. Ông bà sinh ra cha thì 9 tháng.
  2. Cha mẹ sinh ra mình thì 1 năm có gậy.
  3. Bác trai bác gái, chú, thím và cô là anh chị em ruột với cha thì đều 9 tháng. Cô đã giá thì 5 tháng.
  4. Anh chị em ruột thì 9 tháng, chị dâu, em dâu thì 3 tháng, chị em đã xuất giá thì 5 tháng.
  5. Ông bà sinh ra mẹ thì 3 tháng.

Xét trong lễ nói rằng: Con gái đã xuất giá thì các tang có giáng, song đi lấy chồng, hoặc phải chồng rẫy bỏ, hoặc chồng chết, con lại chẳng có, lại  trở về nhà cũng như chưa lấy chồng, tang chẳng có giáng

Nếu đương để tang cha mẹ được một năm mà chồng rẫy bỏ thì phải tang cha mẹ 3 năm, hoặc để tang cha mẹ được 1 năm đã trừ phục đoạn thì chẳng được để lại 3 năm, dù phải chồng dẫy trước, sau mới để tang cha mẹ chưa đủ 1 năm mà chồng mới gọi về thì chẳng nên về vội phải nên để trọn 3 năm.

Trường phục: có ba loại:

  1. Trưởng trường: Từ 16-19 tuổi
  2. Trung trường: Từ 12-15 tuổi
  3. Hạ trường: Từ 8-11 tuổi

[Đều lấy thứ tự giáng một bậc].

Ví dụ: Giai đã lấy vợ, gái đã lấy chồng, dẫu còn trẻ cũng không thể gọi là trường được, nhưng vốn mình phải tang 1 năm trưởng trường giáng xuống 9 tháng, trung trường giáng xuống 7 tháng, hạ trường giáng xuống 5 tháng.

Như vốn tang 9 tháng, trưởng trường giáng 7 tháng, trung trường giáng 5 tháng, hạ trường giáng 3 tháng, các trường hợp khác đều như thế mà suy.

Ngày đăng: 02/07/2021 - 2:14 PM Người đăng: Admin Lượt xem: 554 Lượt xem

Xả tang là một nghi thức đã có từ rất lâu trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Quá trình thực hiện mang ý nghĩa sâu sắc đối với gia đình và người đã khuất. Cùng tìm hiểu các thông tin qua bài viết sau đây nhé.

Xả tang là gì?

Xả tang là một nghi thức được gia đình thực hiện nhằm thông báo thời gian chịu tang cho người đã khuất đã hết. Đồng thời thể hiện sự tưởng nhớ của người còn sống dành cho người mất mong họ không luyến tiếc trần thế mà yên nghỉ nơi chín suối. Phù hộ cho các thành viên trong gia đình gặp nhiều may mắn trong cuộc sống và thành công trong công việc. Thời gian xả tang không được quy định chính xác là bao nhiêu giống như nghi thức cúng cơm. Nghi thức được chia làm 2 quy trình đó là thực hiện đại tang và tiểu tang.

=> Tìm hiểu thêm: bảng giá dịch vụ tang lễ trọn gói tại đây

Cúng xả tang

Đại tang là một lễ tang dành cho người đã khuất có quan hệ máu mủ ruột thịt trong gia đình. Khi thực hiện đại tang thời gian chịu tang kéo dài lên đến 3 năm. Đối với tiểu tang cho người thân họ hàng có quan hệ nội ngoại thì được chia thành đa cấp bậc. Cụ thể đó là đại công chịu tang 9 tháng, tiểu công chịu tang 5 tháng, ti ma chịu tang 3 tháng.

Thời điểm xả tang cho người quá cố

Hiện nay xả tang cho người mất không ảnh hưởng đến sự nghiệp và công việc của các thành viên trong gia đình. Thời điểm phù hợp nhất để xả tang cho người đã khuất là thời gian 2 năm. Tuy nhiên những năm gần đây việc thực hiện nghi thức xả tang được rút ngắn lại để phù hợp với các sự kiện trọng đại của con cháu như cưới hỏi, khai trương,... Có những gia đình còn rút ngắn thời gian xả tang chỉ còn 49 ngày.

Bao lâu thì nên xả tang

Tùy vào phong tục tập quán từng vùng miền, khu vực và theo mong muốn của gia đình nên thời gian xả tang có sự khác nhau. Thông thường người Việt Nam con cháu thực hiện xả tang phải qua thời gian cúng cơm 49 ngày. Điều này thể hiện lòng biết ơn và sự tôn trọng của con cái dành cho người quá cố.

Việc chịu tang hay xả tang không quan trọng quá nhiều về hình thức. Việc quan trọng nhất chính là các thành viên trong gia đình luôn tưởng nhớ đến người đã khuất như làm việc thiện, ăn chay, tụng kinh,... Việc chịu tang không nên chỉ nghĩ đến những việc tham lam, tranh chấp tài sản sẽ ảnh hưởng đến vong linh người mất.

Xả tang như thế nào đúng lễ nghi?

Xả tang là hình thức thực hiện nhằm chấp nhận sự mất mát của người thân trong gia đình ra đi mãi mãi. Tuy nhiên xã hội càng hiện đại xu hướng nhiều gia đình thực hiện xả tang cho người mất ngay sau khi chôn cất. Việc làm nhằm hạn chế được những điềm xui trong học tập và làm ăn của con cháu.

Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm và không ảnh hưởng gì đến con cháu cúng như may mắn và vận xui. Nhiều người sợ có những điều không may mắn, tiêu cực ảnh hưởng đến làm ăn và học tập. Đồng thời với họ nếu không xả tang sẽ không thể thực hiện các công việc hệ trọng như cưới hỏi, khai trương, quyền lực, địa vị, thi cử,... 

Thực tế nghi thức xả tang chỉ là một trong những tập tục truyền thống trong văn hóa người Việt được truyền từ bao đời. Nghi thức chỉ là việc thực hiện cúng bái để thể hiện hiếu nghĩa của con cháu trong gia đình dành cho người đã khuất. Những thành công trong học tập và công việc chỉ do sự cố gắng, nỗ lực của bản thân mà có chứ không liên quan đến việc xả tang. 

Quá trình thực hiện nghi thức xả tang chính là kết thúc quãng thời gian chịu tang dành cho người đã khuất. Mọi người thực hiện các nghi thức theo phong tục của khu vực, vùng miền để tỏ lòng thành kính và thương tiếc với người đã mất. Đồng thời giúp họ có thể quên đi tất cả bụi trần, không còn vướng bận để an nghỉ nơi chín suối với tổ tiên, gia tộc.

Hy vọng những thông tin về xả tang là gì? Xả tang như thế nào trên đây hữu ích cho gia đình. Cùng tìm hiểu để có cho mình cách thực hiện nghi thức chuẩn mực nhất nhé. 

Video liên quan

Chủ Đề