Mứt gừng bị ướt phải làm sao

Những loại mứt dễ bị chảy nước nhất chính là mứt dừa, mứt bí. Vậy làm thế nào để mứt không bị chảy nước trong những ngày Tết?

  • Mua phải dừa già quá không thể làm mứt thì cũng làm được khối việc khác!
  • Sên mứt dừa thường gặp nhất tình trạng đường không kết tinh và đây là cách “chữa cháy”
  • Để có món mứt hạt sen bùi ngon ngọt mát bạn hãy tham khảo ngay bài viết này

Mứt là món ăn quen thuộc và không thể thiếu trong dịp Tết. Trên bàn tiếp khách của mỗi gia đình luôn là một khay mứt dùng để mời khách. Những loại mứt phổ biến có thể kể đến như mứt dừa, mứt gừng, mứt bí, mứt quất hay mứt hạt sen. Vị ngọt của mứt như mong muốn mang đến một năm mới đầy những điều ngọt ngào, ấm áp đồng thời cũng là món ăn giúp trung hòa hương vị ẩm thực ngày Tết.

Vị ngọt của mứt như mong muốn mang đến một năm mới đầy những điều ngọt ngào, ấm áp đồng thời cũng là món ăn giúp trung hòa hương vị ẩm thực ngày Tết. [Ảnh: Internet]

Đây là một món ăn dùng để tiếp khách, lại dễ làm nên mỗi khi Tết đến, nhiều chị em phụ nữ lại trổ tài làm mứt để dùng trong dịp Tết thay vì đi mua. Là món “nhà làm” nên sẽ chẳng bao giờ sử dụng chất bảo quản và vì vậy, mứt của chúng ta sẽ dễ bị chảy nước hơn so với các loại được bán ở ngoài.

Những loại mứt dễ bị chảy nước nhất chính là mứt dừa, mứt bí. Vậy làm thế nào để mứt không bị chảy nước trong những ngày Tết? Điều đơn giản và dễ làm nhất đó là bạn phải đậy thật kín lọ đựng mứt, cột chặt túi ni lông nếu chứa mứt trong túi. Chỉ cần tránh không khí lọt vào lọ, túi thì bạn đã có thể đảm bảo được phần lớn điều kiện để mứt không chảy nước rồi. Mỗi khi ăn, bạn chỉ nên lấy từng chút một, mứt ở ngoài không khí quá lâu sẽ bị yểu, chảy nước.

Ngoài ra, bạn nên bảo quản mứt trong lọ thủy tinh đã được rửa sạch, phơi nắng cho khô ráo hoàn toàn. Hũ phải kín khí và có rắc 1 lớp đường lên trên lượng mứt bảo quản trong lọ. Đường sẽ đóng vai trò hút ẩm, giúp mứt lâu chảy nước, bảo quản được lâu hơn. Bạn đừng quên bước quan trọng này nhé. Tuyệt đối đừng cho mứt vào ngăn đá vì mứt sẽ hỏng, chảy nước khi bạn lấy ra ngoài.

Đối với lượng mứt đã dọn ra khay, bạn phải nhớ luôn đậy kín khay mứt và không nên dọn ra quá nhiều. Ngoài ra, mứt phải tránh ánh nắng chiếu trực tiếp nếu không sẽ bị chảy nước, phát sinh vi khuẩn. Trong trường hợp mứt bị chảy nước, bạn cũng đừng đổ bỏ mà nên cho vào chảo sên lại. Chỉ cần đảo kỹ, đều tay và phơi khô là bạn có thể sử dụng lại được.

Nên lấy mứt vừa đủ ăn để tránh tình trạng mứt tiếp xúc với không khí sẽ bị mềm.

[Nguồn: Tổng hợp]

Có nhiều bạn khi làm mứt gừng thường thắc mắc tại sao làm mứt gừng không khô phải chăng do nhiều đường? WIKI món ngon xin được giải thích cho các bạn nguyên nhân và cách khắc phục

Về cách làm mứt gừng mình không nói lại các bạn có thể xem tại đây. Ta chỉ tập trung khắc phục nguyên nhân khiến mức gừng không khô thôi nhé

Nguyên nhân khiến mứt gừng không khô

Việc bạn thiếu kiên nhẫn khi xào gừng có thể làm mứt gừng không khô, bạn nhớ khi xào gừng phải để lửa thật nhỏ, đảo đều tay, không được nóng vội đảo đến khi đường khô lại và tạo thành lớp bột mịn trắng bám đều quanh lát gừng.

Nếu bạn để lửa quá to khi sên đường sẽ nhanh khô nước trong gừng chưa kịp bay hơi bạn lại sợ cháy nên dừng lại làm cho mứt gừng của bạn không khô là điều dĩ nhiên.

Các khắc phục khi mứt gừng của bạn không khô

Nếu đã trót có mẻ mứt gừng còn ướt thì bạn có thể khắc phục như sau:

Cách 1: Bạn hãy đem mứt gừng đã làm nhưng còn ướt trải đều lên một cái nong, rồi đem phơi dưới nắng to, bạn nhờ dùng màn che kẻo ruồi đậu vào mất vệ sinh nhé. Nếu phơi một nắng chưa được bạn phải phơi thêm nắng nữa nhé

Cách 2: Nếu trời không có nắng bạn có thể xếp lên khay lò nướng sau đó cho vào lò nướng bật nhiệt độ khoảng 70 độ C để sấy khô gừng, bạn căn khi nào lát gừng khô thì tắt lò. Nhớ không để nhiệt độ quá cao hoặc quá lâu sẽ làm cháy gừng hoặc đường bạn nhé.

Sau khi gừng được làm khô bạn không được cất gừng vào bịch mà phải để gừng thật nguội rồi mới cho vào lọ thủy tinh bảo quản nhé, nếu không gừng sẽ bị hấp hơi và rất dễ bị mốc.

Còn nguyên nhân gừng bị ướt không phải là do ta cho quá nhiều đường đâu nhé, dù có nhiều đường nhưng nước bên trong gừng được làm khô thì miếng gừng vẫn cứ khô như thường.

Vậy là bây giờ bạn đã trả lời được câu hỏi Tại sao làm mứt gừng không khô phải chăng do nhiều đường rồi nhé

Nếu bạn đang làm mứt tết thì có thể tham khảo thêm:

Mứt là món ăn vô cùng phổ biến ngày Tết, nhưng thay vì mua ngoài hàng thì nhiều mẹ lại chọn cách làm nhà cho an toàn. Nhưng nhiều khi mứt làm ra không như mong muốn vì có thể bị khô, ướt, không kết tinh đường hay cháy,... Vì thế hãy áp dụng cách “chữa cháy” siêu hay này cho món mứt nhé.

Những ngày gần Tết như thế này sẽ có nhiều mẹ nhà mình trổ tài khéo tay và làm những món mứt thơm ngon cho gia đình lắm đây. Thế nhưng, dù khéo đến mấy cũng không tránh khỏi những lúc sơ xuất mà làm cho chảo mứt đang sên bị khô, ướt hay cháy,... Những lúc như thế nhiều mẹ sẽ nghĩ ngay đến việc bỏ luôn mẻ mứt mà làm lại hoặc đi mua ngoài hàng cho nhanh. Trước đây em cũng đã gặp tình trạng này. Nhưng như thế thì lãng phí quá. Nên em đã tìm tòi học hỏi các mẹ nội trợ khác và cả nguồn kiến thức từ trên internet mà em đã rút kết được một vài cách “chữa cháy” vô cùng hay cho món mứt khi bị khô, ướt hay cháy. Các mẹ có thể tham khảo nhé: 1. Khi mứt không kết tinh

Theo như nhiều mẹ nội trợ chia sẻ thì mứt không kết tinh được là do thiếu đường. Nếu như mẹ nào gặp trường hợp như thế này thì có thể cho đường vào món mứt và sên tiếp nhé. Nhưng nên nhớ phải cho lượng vừa phải thôi nhé. Tránh cho đường quá nhiều làm món mứt quá ngọt và dễ bị cháy khét nhé. 2. Đường bị cháy và keo lại

Còn trong trường hợp đường bị cháy và keo lại cũng là do quá trình sên mứt, các mẹ nhà mình để lửa quá to mà thôi. Lúc này không chỉ đường bị cháy, keo lại mà còn không kết tinh lại được. Vì thế khi sên, các mẹ chỉ nên để lửa thật nhỏ mà thôi. Còn trong trường hợp đường cứ keo lại, sên mãi không kết tinh thì các mẹ hãy mang phần mứt đó đi rửa hết phần đường cũ, rồi cho lại đúng tỉ lệ như trên và sên thật nhỏ lửa là được. 3. Mứt khô và bị cứng

Còn trong trường hợp mứt bị khô và bị cứng là do trong quá trình sên mứt, dù đường đã kết tinh nhưng các mẹ vẫn đảo và sên thì sẽ khiến mứt bị khô và cứng. Thế nên, tốt nhất là khi các mẹ thấy đường bắt đầu kết tinh và sên nặng tay, thì các mẹ nhấc chảo ra khỏi bếp và sên đến khi nào đường kết tinh lại thì thôi. Chứ không nên sên mứt kết tinh trên bếp còn lửa như vậy. 4. Mứt bị chảy nước

Với món mứt kết tinh đường thì việc mứt bị chảy nước sau quá trình làm không phải là chuyện hiếm gặp. Những lúc như thế các mẹ có thể cho phần mứt bị ướt đấy đi sấy khô hoặc cho lên chảo sên thêm một lần nữa. Đến khi nào mứt khô lại là được. Các mẹ nhớ cho vào túi hoặc hộp và bảo quản nơi khô mát, tránh ánh sáng mặt trời hay nơi có nhiệt độ cao nhé. Với những cách “chữa cháy” món mứt này em hy vọng các mẹ nhà mình có thể làm cho gia đình mình những món mứt ngon nhất trong dịp Tết này nhé. *Những cách này chỉ áp dụng với món mứt kết tinh đường thôi nha các mẹ. Video: Cách làm bánh kem bắp - Corn Cream Cake Xem thêm: Làm mứt cà rốt hoa hồng, vừa dẻo ngọt đẹp mắt lại thơm ngon vô cùng ai ăn cũng phải siêu lòng Làm mứt xoài xanh dai dẻo thơm ngon ngày TẾT, lạ miệng cả nhà ai ăn cũng mê tít Cách làm mứt dừa viên vừa ngon vừa lạ cho khay mứt ngày Tết

Video liên quan

Chủ Đề