Chiến dịch mở đầu cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là

[CTTĐTBP] - Ngày này cách đây 47 năm, ngày 26/4/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh chính thức mở màn. Đây là chiến dịch quyết chiến chiến lược lớn nhất của quân và dân ta đánh vào trung tâm đầu não và lực lượng quan trọng nhất của chính quyền, quân đội Nguỵ ở Sài Gòn - Gia Định và các vùng phụ cận, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Chiến thắng của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh mãi mãi đi vào lịch sử, khẳng định tầm vóc vĩ đại của cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược, để lại nhiều bài học kinh nghiệm có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc.
 

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • Đang truy cập973
  • Hôm nay153,597
  • Tháng hiện tại2,342,275
  • Tổng lượt truy cập151,046,284

Tây nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng, vì vậy Mỹ- ngụy đã biến Tây Nguyên thành một căn cứ chiến lược lớn, hòng đè bẹp phong trào cách mạng ở cả 3 nước Đông Dương, ngăn chặn sự chi viện của ta từ miền Bắc vào và từ rừng núi xuống đồng bằng.

Quân địch ở Tây Nguyên tháo chạy tán loạn trên đường số 7 ngày 16-3-1975.

Trong chiến dịch Tây Nguyên, ta đã tiến hành một loạt biện pháp nghi binh công phu và tích cực để thu hút và giam chân quân chủ lực cơ động của địch tại Bắc Tây Nguyên, trong khi ta tập trung lực lượng tiến công Nam Tây Nguyên khiến địch hoàn toàn bất ngờ và nhanh chóng thất bại. Ngày 4-3-1975, chiến dịch Tây Nguyên bắt đầu. Ngày 24-3 chiến dịch kết thúc. Với chiến thắng Tây Nguyên, cuộc chiến tranh cách mạng đã bước sang một giai đoạn mới, từ tiến công có ý nghĩa chiến lược, phát triển thành Tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam.Chiến dịch Tây Nguyên, ta đã tiêu diệt và làm tan rã Quân đoàn 2 ngụy cùng một bộ phận cơ động chiến lược của chúng. Tiêu diệt sư đoàn 22 và 23, lữ đoàn 3 dù, 8 liên đoàn biệt động quân, 1 liên đoàn công binh, 4 thiết đoàn thiết giáp, 10 tiểu đoàn pháo binh, đánh thiệt hại nặng sư đoàn 6 không quân. Tiêu diệt và làm tan rã 7 tiểu khu, 26 chi khu, 50 tiểu đoàn và 51 đại đội bảo an cùng toàn bộ lực lượng cảnh sát, dân vệ trong 7 tỉnh. Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 20.000 tên địch, thu và phá hủy 154 máy bay, 1.096 xe, 17.188 khẩu súng các loại cùng toàn bộ các cơ sở hậu cần kỹ thuật, kho tàng của địch ở Tây Nguyên. Giải phóng 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Phú Bổn, Quảng Đức.

3 chiến dịch lớn cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa xuân 1975

Tháng 10 và tháng 12-1974, Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương cùng các bộ chủ chốt ở chiến trường đã họp bàn về quyết tâm và kế hoạch giải phóng miền Nam trong thời gian hai năm 1975-1976.

Ngoài kế hoạch này, Bộ Chính trị còn dự kiến: Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975. Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương quyết định chọn Tây Nguyên là hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975.

Ban Quân ủy Trung ương theo dõi diễn biến của chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn, Hà Nội, tháng 4-1975.

Thực hiện quyết tâm chiến lược trên đây của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương, hai miền Nam, Bắc khẩn trương hoàn tất các mặt chuẩn bị, cả về thế và lực. Bộ Chính trị, Bộ Tổng tham mưu quyết định thành lập 3 quân đoàn 1, 2, 4; mở rộng và kéo dài tuyến vận tải chiến lược Bắc-Nam tới Nam Bộ; miền Bắc dồn sức chi viện mạnh mẽ, toàn diện, liên tục cho miền Nam.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giai phóng hoàn toàn miền Nam mở màn từ ngày 4-3-1975 bằng chiến dịch Tây Nguyên mà trận đột phá chiến lược là việc đánh chiếm thị xã Buôn Ma Thuột. Qua 20 ngày đêm chiến đấu, đến ngày 24-3-1975, chiến dịch Tây Nguyên đã giành thắng lợi hoàn toàn. Quân, dân miền Nam đánh bại cuộc phản kích của Sư đoàn 23 Việt Nam cộng hòa, tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ lực lượng rút chạy trên đường số 7, tiêu diệt và làm tan rã Quân đoàn 2, Quân khu II, giải phóng Tây Nguyên, nhanh chóng phát triển xuống các tỉnh ven biển miền Trung.

Những thắng lợi to lớn trong chiến dịch Tây Nguyên là cơ sở để Bộ Chính trị kịp thời bổ sung quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam ngay trong năm 1975.

Trong lúc đó, từ ngày 6-3-1975, Quân giải phóng bắt đầu tiến công ở Trị Thiên và Khu 5. Đến ngày 21-3, phát huy thắng lợi nhanh chóng và dồn dập ở Tây Nguyên và đồng bằng miền Trung, hai chiến dịch ở Quân khu V và Quân khu Trị Thiên đã phát triển thành chiến dịch tiến công Huế-Đà Nẵng.

Ngày 25-3-1975, Bộ Chính trị bổ sung quyết tâm giải phóng miền Nam trước mùa mưa năm 1975.

Ngày 26-3-1975, Huế được giải phóng.

Ngày 29-3, Đà Nẵng được giải phóng.

Sau 25 ngày đêm chiến đấu [6-3 đến 29-3], Quân giải phóng tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ lực lượng Quân đoàn 1, Quân khu I. Đến ngày 3-4, toàn bộ các tỉnh đồng bằng ven biển miền Trung được giải phóng.

Ngày 4-4, Quân uỷ Trung ương giao cho Khu 5 và lực lượng hải quân tiến công giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Từ ngày 14 đến ngày 29-4, toàn bộ các đảo trên được giải phóng.

Từ ngày 26-4 đến ngày 30-4-1975, chiến dịch lịch sử mang tên Hồ Chí Minh diễn ra và giành toàn thắng. Sài Gòn-Gia Định và miền Đông Nam Bộ được sạch bóng quân thù. 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, Tổng thống Dương Văn Minh buộc phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Toàn bộ Quân đoàn 3, Quân khu III quân đội Sài Gòn bị tiêu diệt và tan rã.

Ở khu vực các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, cuộc tiến công và nổi dậy của quân dân miền Nam từ đầu tháng 3-1975, đến ngày 1-5-1975 đã giải phóng toàn bộ khu vực này, tiêu diệt và làm tan rã Quân đoàn 4, Quân khu IV. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam đã kết thúc thắng lợi.

Thắng lợi trọn vẹn của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 là kết quả cuối cùng của cả một quá trình kháng chiến lâu dài, bền bỉ, quyết chiến, quyết thắng của quân và dân trên cả hai miền Nam-Bắc nhằm đánh bại từng chiến lược chiến tranh của Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Đó là thắng lợi của bản lĩnh Việt Nam, văn hoá Việt Nam; thắng lợi của sự vận dụng sáng tạo tư tưởng quân sự tiên tiến vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của cách mạng và chiến tranh cách mạng Việt Nam; thắng lợi của sức mạnh khối đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế, của chế độ xã hội mới được xây dựng trên miền Bắc và ở vùng giải phóng miền Nam, của tình đoàn kết chiến đấu, gắn bó keo sơn, bền chặt giữa nhân dân ba nước Việt Nam-Lào-Campuchia.

Video liên quan

Chủ Đề