Chiếc xe tăng húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập mang số hiệu bao nhiêu

Trưa ngày 30/4/1975, hai chiếc xe tăng mang số hiệu 390 và 843 của Quân Giải phóng cùng tiến vào húc đổ cổng và cắm cờ trên nóc Dinh Độc lập - cơ quan đầu não cuối cùng của chính quyền Sài Gòn.

Theo đó sau năm 1975, chiếc xe tăng T-54B mang số hiệu 843 - một trong hai chiếc xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập vào trưa ngày 30/4/1975 đang được lưu giữ và trưng bày tại Bảo Tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, thậm chí nó còn có tên trong danh sách bảo vật quốc gia của nước ta.

Chiếc xe tăng này đã vượt hàng nghìn kilomet trong hai tháng ngắn ngủi trước khi vào tới đích cuối đó là Dinh Độc Lập. Đầu tháng 3, kíp lái xe tăng số hiệu 843 tham gia chiến dịch giải phóng Huế.

Trong thời gian từ ngày 5/3 cho tới ngày 29/3/1975, xe tăng 843 luôn nằm trong lực lượng mũi nhọn, đi đầu mọi cuộc tấn công.

Sau chiến dịch giải phóng Huế, xe tăng 843 tiếp tục nhận nhiệm vụ giải phóng Đà Nẵng và các tỉnh Nam Trung Bộ. Cùng thời gian này chiến dịch Tây Nguyên cũng đi tới hồi kết, địch co cụm về vùng Sài Gòn - Gia định.

Ngày 24/4/1975, xe tăng 843 cùng Đại đội 4, Tiểu đoàn 1, H203 thuộc Quân đoàn 2 chỉ còn cách Sài Gòn 100 km nhận được lệnh làm mũi tiên phong. Tới 9:30 sáng ngày 30/4, lực lượng cùng xe tăng 843 vào tới cầu Sài Gòn.

Tới trưa ngày 30/4/1975, xe tăng 843 là chiếc đầu tiên tiến vào cổng Dinh Độc Lập, Trung uý Bùi Quang Thận trực tiếp lái xe và đã húc... ba lần vào cổng phụ nhưng sau đó xe bị mắc kẹt, Trung uý Thận nhảy ra khỏi xe mang theo lá cờ giải phóng và là người đầu tiên phất cờ giải phóng trên nóc Dinh Độc Lập. Nguồn ảnh: Danviet.

Trong lúc chiếc 843 bị kẹt lại tại cổng phụ, chiếc xe tăng Type 59 mang số hiệu 390 chính là chiếc xe tăng húc tung cổng chính để tiến vào trong sân Dinh Độc Lập. Nguồn ảnh: Danviet.

Xe tăng 390 cũng cùng đơn vị với chiếc 843 và hiện tại cũng đã được công nhận là Bảo Vật Quốc Gia. Hiện chiếc xe tăng này đang được nằm trong bảo tàng nhưng phiên bản của nó lại được trưng bày ở khuôn viên Dinh Độc Lập. Nguồn ảnh: Danviet.

Khác với chiếc xe tăng 843, chiếc xe tăng mang số hiệu 390 sau khi giải phóng Sài Gòn lại tiếp tục hành trình của mình, rong ruổi khắp chiến trường Campuchia cho mãi tới năm 1999 mới được đưa về bảo tàng Tăng Thiết giáp. Ảnh: Xe tăng 390 tại ga Vinh trên đường vào Nam. Nguồn ảnh: TL.

Phải tới năm 1995, phóng viên chiến trường người Pháp là bà Francoise Demulder mới cho trưng bày tấm ảnh lịch sử của mình cho thấy hình ảnh chiếc 390 húc tung cánh cổng chính của Dinh Độc Lập thì khi này, chiếc xe tăng 390 mới được đối xử như một hiện vật vô giá. Nguồn ảnh: TL.

Bức ảnh duy nhất ghi lại cảnh chiếc xe tăng 390 húc tung cổng chính của Dinh Độc Lập trong khi chiếc 843 sau vài lần cố thử đã kẹt lại tại cổng phụ. Trong khoảnh khắc này, mọi phóng viên nước ngoài đều bỏ máy ảnh xuống đất vì lo sợ bộ đội giải phóng từ phía xa có thể nhìn nhầm máy ảnh thành... súng chống tăng. Chỉ duy nhất nữ nhà báo Pháp đủ liều lĩnh ghi lại khoảnh khắc lịch sử này. Nguồn ảnh: TL.

Ngay sau khoảnh khắc hai chiếc xe tăng 390 và 843 đi đầu tiến vào Dinh Độc Lập, hàng loạt xe tăng của các đơn vị khác cũng nhắm tới sân Dinh Độc Lập như là cái đích cuối cùng chấm dứt cuộc Kháng chiến chống Mỹ và lật đổ chế độ ngụy quyền tay sai kéo dài suốt 20 năm của dân tộc Việt Nam. Nguồn ảnh: TL.

Tuấn Anh [Theo Kiến Thức]

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.

Sau đại thắng 30/4/1975 đến nay, có lẽ rất nhiều người dân Việt Nam và các du khách thắc mắc về bản gốc của hai chiếc xe tăng 390 và 843 huyền thoại đang được lưu giữ ở đâu vì ở Hà Nội có một chiếc xe tăng mang số hiệu 390 ở Bảo tàng Lực lượng Tăng thiết giáp và trong TP. Hồ Chí Minh cũng có một chiếc tương tự. Còn chiếc xe tăng mang số hiệu 843 ở Hà Nội hiện nay có đến hai chiếc. Một ở Bảo tàng Quân sự Việt Nam, một chiếc đang ở Bảo tàng Lực lượng Tăng thiết giáp. Ở Thái Bình cũng có một chiếc mang số hiệu 843 và một chiếc khác ở TP. Hồ Chí Minh hiện đang được trưng bày ở Dinh Độc Lập.

Theo tìm hiểu của phóng viên Dân Việt, hai chiếc xe tăng bản gốc từng tiến vào Dinh Độc Lập mang số hiệu 390 và 843 hiện nay đều ở Hà Nội. Trong đó chiếc xe tăng 390 bản gốc hiện đang được trưng bày ở Bảo tàng Lực lượng Tăng thiết giáp còn chiếc xe tăng mang số hiệu 843 bản gốc hiện đang trưng bày ở Bảo tàng Lịch Sử Quân sự Việt Nam. Còn tất cả những chiếc xe tăng khác có cùng số hiệu chỉ là hiện vật đồng thời.

Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, đúng 5 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, quân ta từ 5 hướng đồng loạt tổng tiến công vào nội đô Sài Gòn. Xe tăng T-54B mang số hiệu 843 thuộc Đại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn Tăng thiết giáp 203, Quân đoàn 2 do Đại đội trưởng Bùi Quang Thận làm Trưởng xe, kíp xe gồm Thái Bá Minh-pháo thủ số 1, Nguyễn Văn Kỷ-pháo thủ số 2, Lữ Văn Hỏa-lái xe. Tiếp sau là xe tăng T-59 số hiệu 390 do Chính trị viên Vũ Đăng Toàn chỉ huy; kíp xe gồm Ngô Sĩ Nguyên-pháo thủ số 1, Lê Văn Phượng-Đại đội phó kỹ thuật [thay thế pháo thủ số 2 Đỗ Cao Trường bị thương phải ở lại tuyến sau], Nguyễn Văn Tập-lái xe.

Hình ảnh các cựu chiến binh thuộc Đại đội 6, Trung đoàn 9, quân Đoàn 2 tới thăm xe tăng 843 tại Bảo tàng Lịch Sử Quân sự Việt Nam trong ngày lễ kỷ niệm 30/4. Đây là những người lính bộ binh đã cầm súng chiến đấu cùng 2 xe tăng 390 và 843 huyền thoại. Ông Sửu chia sẻ: “Lúc bấy giờ Quân đoàn 2 có chỉ thị lính bộ binh cùng xe tăng kết hợp đánh thọc vào sâu xào huyệt của địch. Đánh đến cầu Rạch Chiếc cách Dinh Độc Lập 7km, địch chống trả rất quyết liệt, chúng tôi đã hy sinh rất nhiều. Chứng kiến đồng đội nằm xuống chúng tôi thương xót lắm nhưng vì nhiệm vụ chúng tôi vẫn phải cùng xe tăng tiến đánh thật nhanh, còn thi hài đồng đội sẽ được những bộ phận phía sau lo”.

Theo lời kể của Đại tá Bùi Quang Thận [Trưởng xe tăng 843]: “Xe tăng T-54B mang số 843 đi đầu đội hình tiến vào Dinh Độc Lập. Khi Xe tăng 843 của ông bị kẹt lại tại cổng phụ và xe tăng 390 của Chính trị viên Vũ Đăng Toàn húc đổ cổng chính, ông đã nhảy xuống, mang cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam cắm trên nóc Dinh Độc Lập.

Trước đó, xe tăng 843 và 390 đã tham gia các chiến dịch giải phóng Huế, Đà Nẵng, sau đó tiếp tục hành quân tham gia giải phóng các tỉnh ven biển miền Trung và thẳng tiến về Sài Gòn với tinh thần “thần tốc và quyết thắng”. Từ ngày 26 đến 29/4/1975, xe tăng 843 và 390 đã tham gia chiến đấu đập tan tuyến phòng thủ của địch ở căn cứ Nước Trong.

Sau ngày thống nhất, xe tăng 843 được lệnh ra tiếp quản cảng Nhà Bè [nay là cảng Nhà Rồng] rồi hành quân về Tổng kho Long Bình. Sau đó, xe được đưa ra Hà Nội dự triển lãm mừng ngày thống nhất. Kết thúc triển lãm, xe tăng 843 trở về làm nhiệm vụ huấn luyện tại Lữ đoàn 203 cho đến năm 1979 thì được đưa về trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.

Khác với chiếc xe tăng 843, sau năm 1975, xe tăng 390 tiếp tục thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Năm 1979, xe tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam, làm nhiệm vụ quốc tế trên đất Campuchia và bảo vệ biên giới phía Bắc. Từ năm 1980, kíp lái xe đóng quân tại địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Sau đó từ tháng 10/1999, xe tăng 390 được đưa về Bảo tàng Binh chủng Tăng thiết giáp làm hiện vật trưng bày cho đến nay.

Phải tới năm 1995, phóng viên chiến trường người Pháp là bà Francoise Demulder mới cho trưng bày tấm ảnh lịch sử của mình cho thấy hình ảnh chiếc 390 húc tung cánh cổng chính của Dinh Độc Lập thì khi này, chiếc xe tăng 390 mới được đối xử như một hiện vật vô giá. Bức ảnh duy nhất ghi lại cảnh chiếc xe tăng 390 húc tung cổng chính của Dinh Độc Lập trong khi chiếc 843 sau vài lần cố thử đã kẹt lại tại cổng phụ. Trong khoảnh khắc này, mọi phong viên nước ngoài đều bỏ máy ảnh xuống đất vì lo sợ bộ đội giải phóng từ phía xa có thể nhìn nhầm máy ảnh thành... súng chống tăng. Chỉ duy nhất nữ nhà báo Pháp đủ liều lĩnh ghi lại khoảnh khắc lịch sử này. Nguồn ảnh: Francoise Demulder.

Với ý nghĩa lịch sử đặc biệt của mình, xe tăng 843 và 390 đều được công nhận là bảo vật quốc gia của Việt Nam. Đây là những hiện vật có ý nghĩa tuyên truyền, giáo dục sâu sắc truyền thống cách mạng đối với các tầng lớp nhân dân và khách quốc tế, là vật chứng xác thực ghi dấu chiến công to lớn của quân và dân ta trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 lịch sử. Nguồn ảnh: Getty Images.

Video liên quan

Chủ Đề