Chích ngừa buổi chiều có tốt không

Khám sàng lọc trước khi tiêm chủng là việc rất cần thiết nhằm phát hiện những bất thường cần lưu ý để quyết định cho trẻ [người được tiêm] tiêm chủng, tạm hoãn việc tiêm chủng hay không được tiêm một loại vắc xin nào đó.

Vì vậy, người nhà của trẻ hay người đi tiêm chủng và bác sĩ cần hợp tác với nhau để đảm bảo việc tiêm chủng là đúng thời điểm, hiệu quả và an toàn.

Kết quả khám sàng lọc trước tiêm chủng được căn cứ trên những thông tin người nhà hay người đi tiêm chủng cung cấp cho bác sĩ và những thông tin bác sĩ phát hiện sau khi thăm khám.

2. Những thông tin cần thông báo cho bác sĩ là gì?

Với trẻ nhỏ, bố mẹ cần thông báo cho bác sĩ các vấn đề về sức khỏe và lịch sử tiêm chủng như:

  • Trẻ đã đủ cân nặng 2.5kg chưa? [Nếu là trẻ sơ sinh]
  • Trẻ có bú [ăn], uống, ngủ, chơi bình thường không?
  • Trẻ có đang sốt hay mắc bệnh gì không? Trẻ có bệnh lý bẩm sinh hoặc bệnh lý mắc phải khiến trẻ phải nhập viện điều trị từ khi sinh đến nay.
  • Trẻ có đang dùng thuốc hoặc sử dụng phương pháp điều trị nào không?
  • Trẻ có tiền sử dị ứng với thuốc hay thức ăn nào không?
  • Trẻ có tiền sử dị ứng với vắc xin hoặc có phản ứng nặng ở các lần tiêm trước hay không?

Với người lớn đi tiêm chủng cũng cần thông báo cho bác sĩ các vấn đề sức khỏe của mình bao gồm các bệnh đã mắc, những loại thuốc – liệu pháp điều trị đang dùng, loại vắc xin đã tiêm gần đây [trong vòng 4 tuần] và phản ứng của cơ thể ở những lần tiêm chủng trước hoặc các phản ứng, dị ứng đã gặp.

Với phụ nữ, ngoài các thông tin cơ bản như trên, cần thông báo cho bác sĩ biết mình đang có thai hay không, hoặc thời gian dự định có thai.

Bác sĩ sẽ khám như thế nào

Việc khám sàng lọc trước tiêm chủng được thực hiện theo đúng quy định nghiêm ngặt của Bộ Y Tế [Quyết định số 2470/QĐ-BYT ban hành ngày 14/6/2019], tập trung vào việc đánh giá tình trạng sức khỏe chung của cơ thể bao gồm:

  • Đo thân nhiệt
  • Đánh giá tri giác
  • Quan sát nhịp thở, nghe phổi
  • Nghe tim
  • Phát hiện các bất thường khác

Hướng dẫn trước khi tiêm chủng

Với trẻ nhỏ:

  • Bố mẹ cần theo dõi tình trạng sức khỏe của bé để thông báo cho bác sĩ trong quá trình khám sàng lọc trước khi tiêm.
  • Nếu trẻ chưa đạt tiêu chuẩn về cân nặng hoặc có một trong các biểu hiện bệnh lý thì phải trì hoãn lịch tiêm cho đến khi trẻ đủ cân nặng, hết sốt hoặc khỏi bệnh.
  • Nếu trẻ có các phản ứng nặng sau tiêm ở các lần tiêm trước thì sẽ ngưng tiêm các mũi tiếp theo [nếu có].
  • Khi đưa trẻ đi tiêm chủng, bố mẹ [người chăm sóc] cần mang đầy đủ sổ/phiếu tiêm chủng và thông báo đầy đủ tình trạng sức khỏe, các loại thuốc đang sử dụng để bác sĩ theo dõi và phối hợp cùng bố mẹ đưa ra lịch tiêm chủng hợp lý, tránh bỏ sót hay nhầm lẫn.
  • Tại cơ sở tiêm chủng, bác sĩ sẽ tiến hành khám sàng lọc cho trẻ và đánh giá toàn diện thể trạng của trẻ. Căn cứ vào kết quả khám và lịch sử tiêm chủng, bác sĩ sẽ phối hợp cùng bố mẹ lựa chọn mũi tiêm tiếp theo.
  • Bố mẹ nên tuân thủ lịch tiêm chủng theo lứa tuổi đã được Bộ Y Tế và các chuyên gia khuyến cáo. Việc tiêm chủng đúng thời điểm sẽ giúp tạo miễn dịch hiệu quả cho trẻ, tránh trường hợp mắc bệnh có thể xảy ra nếu chưa kịp tiêm chủng.

Với người lớn

Người lớn đi tiêm chủng cũng cần thông báo cho bác sĩ các vấn đề sức khỏe của mình bao gồm các bệnh đã mắc, các loại thuốc – liệu pháp điều trị đang dùng, loại vắc xin đã tiêm gần đây [trong vòng 4 tuần] và phản ứng của cơ thể ở những lần tiêm chủng trước.

Chúng ta đều biết rằng vắc xin cứu sống sinh mạng hàng triệu người mỗi năm. Vắc xin hầu như rất an toàn và ít gây ra tác dụng phụ. Một nghiên cứu mới đây cho thấy vắc xin sẽ hiệu quả hơn khi được tiêm vào buổi sáng, ít nhất điều này đúng với việc chích ngừa cúm cho các bệnh nhân lớn tuổi.

Một nhóm 276 người trên 65 tuổi đã tham gia chương trình tiêm chủng phòng ngừa 3 chủng cúm của Vương quốc Anh. Việc đáp ứng với các kháng thể được kiểm nghiệm sau đó một tháng.

Những người được tiêm trong khoảng thời gian từ 9 đến 11 giờ sáng cho thấy một phản ứng mạnh hơn đáng kể với 2 trong số 3 chủng cúm [so với những người được tiêm ngừa trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 giờ chiều]. Chủng cúm thứ 3 không cho thấy sự khác biệt đáng kể nhưng các nhà nghiên cứu đang có kế hoạch thực hiện một đợt thử nghiệm với quy mô lớn hơn để có kết luận chính xác.

Tiến sĩ Anna Phillips của trường Đại học Birmingham cho biết: "Chúng tôi biết rằng những biến động trong phản ứng miễn dịch diễn ra trong suốt cả ngày và muốn kiểm tra xem các thời điểm trong ngày đáp ứng với kháng thể như thế nào sau khi tiêm chủng. Có thể thấy rằng việc tiêm phòng vào buổi sáng hiệu quả hơn, đây là một manh mối để giúp cải thiện chất lượng các đợt tiêm chủng sau này".

Kết quả nghiên cứu này vừa được công bố trên tạp chí Vaccine.

Việc nghiên cứu sâu hơn hy vọng sẽ giải quyết các khác biệt giữa 3 chủng virus nhưng một vấn đề được đặt ra là người ta đang tự hỏi liệu kết quả nghiên cứu trên có áp dụng được cho nhóm bệnh dễ gây tổn thương cho con người như bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận hay không. Phillips và các đồng nghiệp của mình hy vọng sẽ kiểm tra xem các tác dụng tương tự áp dụng cho tất cả các loại vắc xin.

Thúc đẩy phản ứng với vắc xin là một thách thức lớn, đặc biệt là đối với những người cần tiêm phòng nhất, ví dụ như những người có hệ miễn dịch suy yếu. Trước đây, người ta thường sử dụng các phương pháp phụ trợ như bổ sung nhôm nhưng đây cũng là lí do làm cho nhiều người lo ngại việc tiêm chủng có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Phillips đã có một thời gian dài nghiên cứu cách vượt qua các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta, đặc biệt là với nhóm người lớn tuổi. Trong đó, bao gồm cả nghiên cứu cho thấy trạng thái tâm lý của bệnh nhân ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phục hồi của họ khi bị gãy xương hay năng lực chống nhiễm trùng của họ.

Nhiều người trong chúng ta thường ước gì mình không phải thức dậy trước 11 giờ sáng nhưng thí nghiệm trên cho thấy ít nhất bạn đừng làm điều này vào ngày mình phải đi tiêm phòng vắc xin.

Chủ Đề