Chi phí tuân thủ pháp luật là gì

Chi phí tuân thủ pháp luật là gì?

Chi phí tuân thủ pháp luật là các loại chi phí liên quan tới việc tuân thủ, thực hiện một quy định của pháp luật, bao gồm các chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Đối tượng chịu chi phí đó có thể là doanh nghiệp, người dân và chính phủ

Chi phí tuân thủ pháp luật và giải pháp giảm chi phí tuân thủ pháp luật 

Ngày 01 tháng 01 năm 2019, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021, theo đó, tiếp tục cải thiện năng lực cạnh tranh hướng đến mục tiêu nâng xếp hạng chỉ số B1 của Việt Nam từ năm 2019 đến năm 2021 lên từ 5- 10 bậc, trong đó năm 2019 tăng ít nhất 2 bậc.

Việc đánh giá chỉ số B1 dựa trên cơ sở tổng hợp ý kiến cảm nhận [thông qua trả lời câu hỏi khảo sát] về mức độ tạo thuận lợi hay gây khó khăn cho doanh nghiệp trong tuân thủ những quy định của pháp luật [làm phát sinh chi phí tuân thủ pháp luật: chi phí hành chính; chi phí đầu tư để tuân thủ quy định; phí, lệ phí; chi phí rủi ro pháp lý; chi phí không chính thức], được xếp theo thang bậc đánh giá tính từ mức 01 [kém nhất] đến mức 07 [tốt nhất]. Đối tượng và số lượng doanh nghiệp tiến hành khảo sát để xếp hạng chỉ số B1 là các doanh nghiệp được phân bổ theo tỉ trọng đóng góp vào tổng sản phẩm quốc nội [GDP] của 03 ngành Nông nghiệp, Công nghiệp và Dịch vụ của năm trước đó. Thời gian Diễn đàn kinh tế thế giới khảo sát thường bắt đầu từ tháng 11 của năm trước đến tháng 5 của năm sau. Việc khảo sát được tiến hành theo phương thức gửi bảng hỏi tới các doanh nghiệp được lựa chọn thuộc đối tượng phù hợp nêu trên, các doanh nghiệp trả lời  trực tiếp bảng hỏi khảo sát qua mạng internet [khảo sát online].

Chỉ số B1 được hiểu là các chi phí mà doanh nghiệp, người dân phải gánh chịu trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật. Chi phí tuân thủ pháp luật bao gồm: [1] Chi phí hành chính, chi phí về nhân công và thời gian mà doanh nghiệp, người dân phải gánh chịu để thực hiện các yêu cầu của pháp luật, bao gồm thực hiện thủ tục hành chính với cơ quan nhà nước và các nghĩa vụ khác.[2] Chi phí đầu tư để tuân thủ quy định: chi phí mà doanh nghiệp, người dân phải đầu tư về cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, nhân công, đào tạo… để đáp ứng các yêu cầu theo quy định pháp luật.[3] Các khoản phí, lệ phí chính thức mà doanh nghiệp, người dân phải nộp trong quá trình thực hiện các thủ tục có liên quan.[4] Chi phí rủi ro pháp lý [nếu có]: chi phí tăng thêm, thiệt hại hoặc mất cơ hội kinh doanh mà doanh nghiệp, người dân phải gánh chịu do chất lượng kém của quy định pháp luật dẫn đến bị xử phạt hoặc chậm chễ trong giải quyết thủ tục.[5] Chi phí không chính thức: Các khoản trả thêm hoặc “lót tay” liên quan đến việc xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng dịch vụ công cộng, trả thuế hoặc để được nhận các hợp đồng, giấy phép trong lĩnh vực công hoặc để có được các quyết định thuận lợi.

Việc nâng xếp hạng chỉ số B1 nhằm cắt giảm triệt để các chi phí không hợp lý trong tuân thủ quy định pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh, ngăn chặn và đẩy lùi các hành vi làm phát sinh chi phí không chính thức cho doanh nghiệp, qua đó, giảm chi phí tuân thủ pháp luật cho các doanh nghiệp, góp phần cải thiện chỉ số B1, cải thiện năng lực cạnh tranh theo chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 [GCI 4.0], nâng cao thứ hạng trong các xếp hạng của Diễn đàn kinh tế thế giới [WEF] về năng lực cạnh tranh.

 Để giảm chi phí tuân thủ pháp luật cho các doanh nghiệp, bảo đảm đạt được mục tiêu nâng xếp hạng chỉ số B1 của Việt Nam, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh theo chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 [theo GCI 4.0], theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp, trước mắt cần tập trung thực hiện ngay một số nhiệm vụ, giải pháp về xây dựng, hoàn thiện thể chế và tổ chức thi hành pháp luật, cụ thể:

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế để giảm chi phí tuân thủ pháp luật, cần đánh giá đúng, thực chất gánh nặng chi phí tuân thủ pháp luật mà các doanh nghiệp đã, đang và sẽ tiếp tục gặp phải trong quá trình thực hiện, chấp hành các quy định pháp luật, qua đó, tiếp tục khẩn trương thực hiện rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định không rõ ràng, không cụ thể, không khả thi, cản trở điều kiện đầu tư kinh doanh, gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp; Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2018 và Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2019. Các  cơ quan tư pháp địa phương tiếp tục nâng cao chất lượng thẩm định trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo không có các quy định mới chứa đựng các yêu cầu không cần thiết, bất hợp lý, cản trở điều kiện đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, khả thi, giảm thiểu chi phí tuân thủ pháp luật trong các văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới.

Thực hiện rà soát, đánh giá toàn bộ các quy định về phí, lệ phí mà các doanh nghiệp đang phải gánh chịu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Tạo sự liên thông giữa hoạt động xây dựng, hoàn thiện pháp luật với hoạt động tổ chức thực thi pháp luật, theo đó, thường xuyên, kịp thời phối hợp trong nắm bắt, tổng hợp các quy định của pháp luật có nội dung chưa rõ, khó hiểu, mâu thuẫn, chồng chéo hoặc thiếu khả thi, đồng thời, rà soát tổng hợp các quy định pháp luật không rõ ràng, thiếu tính minh bạch, khó tuân thủ, bất hợp lý để sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ.

Thứ hai, thực hiện cập nhật  kịp thời, đầy đủ và thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức và cộng đồng doanh nghiệp, trong đó chú trọng tuyên truyền các quy định mới, để các doanh nghiệp nắm được các quy định mới của các văn bản pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh, quyền và nghĩa vụ của cơ quan nhà nước và của doanh nghiệp để  ngoài việc kiến nghị, đề xuất cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ, doanh nghiệp còn tự bảo vệ mình trước các hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu; phát động trong các doanh nghiệp thống nhất nhận thức, thái độ hành xử kiên quyết không “lót tay” cho cán bộ, công chức, viên chức, không chấp nhận chi những khoản chi phí “bôi trơn” để được hưởng những lợi ích, nhưng “ưu tiên” ngoài quy định của pháp luật. Xây dựng, phát hành, tổ chức hướng dẫn sử dụng các tài liệu về tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của ngành, địa phương mình.

Thứ ba, thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

Thứ tư, tiếp nhận và xử lý kịp thời các kiến nghị, phản ánh của doanh nghiệp, thực hiện thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý kỷ luật và khen thưởng trong tổ chức thực thi và tuân thủ pháp luật. Bằng các hình thức đa dạng, linh hoạt để tiếp nhận, xử lý, giải quyết kịp thời , công khai, công bằng, nhanh chóng, khách quan, đúng thẩm quyền kiến nghị, phản ánh của doanh nghiệp; chủ động tổ chức đối thoại với doanh nghiệp. Thiết lập kênh thông tin đa dạng, thuận lợi, bảo mật thông tin về tổ chức, cá nhân khiếu nại, tố cáo để doanh nghiệp tự giác, kịp thời khiếu nại, tố cáo về những hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi pháp luật. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công vụ. Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp.

Thứ năm,tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện nghiêm việc công khai các thủ tục hành chính, cập nhật thường xuyên, kịp thời các thủ tục hành chính, đặc biệt là các thủ tục hành chính về điều kiện đầu tư kinh doanh trên Cổng, trang thông tin điện tử, niêm yết tại trụ sở cơ quan nhà nước, tại nơi tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, tại nơi làm việc của các hiệp hội, địa điểm sinh hoạt cộng đồng doanh nghiệp bảo đảm thuận tiện cho việc tìm hiểu, tra cứu, cập nhật thông tin đối với doanh nghiệp.  Cải tiến quy trình giải quyết các thủ tục hành chính; rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính. Tiếp tục thực hiện và đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến, tăng tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4; đẩy mạnh phương thức tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích. Không tự đặt thêm điều kiện đầu tư kinh doanh trái quy định của pháp luật. Tăng cường, thúc đẩy chia sẽ dữ liệu, tăng cường phối hợp trong nội bộ ngành, địa phương mình và giữa các ngành, địa phương; Thường xuyên quan tâm, chú trọng hơn nữa đến công tác phối hợp giữa các đơn vị hữu quan  trong xây dựng, hoàn thiện thể chế và tổ chức thực thi pháp luật, bảo đảm sự chính xác, thống nhất, đồng bộ, khả thi, hiệu quả trong quy định của các văn bản pháp luật và trong thực tiễn thi hành pháp luật hành đối với các doanh nghiệp./.

Luật gia Minh Hương

Chi phí tuân thủ pháp luật là gì?

Chi phí tuân thủ pháp luật [TTPL] được hiểu là các chi phí mà doanh nghiệp [DN], người dân phải gánh chịu trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật [PL]. Chi phí TTPL bao gồm:

Chi phí hành chính: chi phí về nhân công và thời gian mà DN, người dân phải gánh chịu để thực hiện các yêu cầu của PL, bao gồm thực hiện thủ tục hành chính [TTHC] với cơ quan nhà nước và các nghĩa vụ khác [ví dụ: lưu giữ thông tin hoặc cung cấp thông tin cho khách hàng, người tiêu dùng…].

Chi phí đầu tư để tuân thủ quy định: chi phí mà DN, người dân phải đầu tư về cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, nhân công, đào tạo,… để đáp ứng các yêu cầu theo PL.

Phí, lệ phí: các khoản phí, lệ phí chính thức mà DN, người dân phải nộp trong quá trình thực hiện các thủ tục có liên quan.

Chi phí rủi ro pháp lý [nếu có]: chi phí tăng thêm, thiệt hại hoặc mất cơ hội KD mà DN, người dân phải gánh chịu do chất lượng kém của quy định PL dẫn đến bị xử phạt hoặc chậm chễ trong giải quyết thủ tục.

Chi phí không chính thức: Các khoản trả thêm hoặc “lót tay” liên quan đến việc xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng dịch vụ công cộng [ví dụ: điện thoại, điện năng], trả thuế, …  hoặc để được nhận các hợp đồng, giấy phép trong lĩnh vực công hoặc để có được các quyết định thuận lợi.

  Chỉ số chi phí TTPL là gì?

Chỉ số chi phí TTPL [gọi tắt là chỉ số B1] là một trong những chỉ số nằm trong mục Quản trị theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới [WEF] được thể hiện thông qua chỉ số “Burden of government regulation”.Chỉ số B1 có thể được hiểu là chỉ số tổng hợp ý kiến cảm nhận [thông qua trả lời câu hỏi khảo sát] về mức độ tạo thuận lợi hay gây khó khăn cho DN  trong tuân thủ những quy định của PL [làm phát sinh chi phí TTPL: chi phí hành chính; chi phí đầu tư để tuân thủ quy định; phí, lệ phí; chi phí rủi ro pháp lý; chi phí không chính thức], được xếp theo thang bậc đánh giá tính từ mức 01 [kém nhất] đến mức 07 [tốt nhất].

Đối tượng và số lượng DN tiến hành khảo sát để xếp hạng chỉ số B1 là các DN được phân bổ theo tỉ trọng đóng góp vào tổng sản phẩm quốc nội [GDP] của 03 ngành Nông nghiệp, Công nghiệp và Dịch vụ của năm trước đó. Các DN được khảo sát phải phù hợp tiêu chí rõ ràng được Diễn đàn kinh tế thế giới đặt ra  [ví dụ: DN phải có từ 20 lao động trở lên, phải theo cơ cấu vùng miền phù hợp, trong số DN được phân bổ theo tỉ trọng đóng góp vào GDP]. Thời gian Diễn đàn kinh tế thế giới khảo sát thường bắt đầu từ tháng 11 của năm trước đến tháng 5 của năm sau. Việc khảo sát được tiến hành theo phương thức gửi bảng hỏi tới các DN được lựa chọn thuộc đối tượng phù hợp nêu trên, các DN trả lời  trực tiếp bảng hỏi khảo sát qua mạng internet [khảo sát online].

Chỉ số B1 là một trong những chỉ số quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến việc đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh vì nếu gánh nặng chi phí TTPL mà các DN phải gánh chịu lớn do quy định PL phức tạp, đặt ra nhiều yêu cầu, điều kiện, do mức phí và lệ phí không hợp lý thì sẽ tạo ra chi phí hành chính, chi phí đầu tư, phí và lệ phí cao; quy định PL không rõ ràng, không khả thi sẽ tạo thêm chi phí cơ hội và chi phí không chính thức cho các DN. Bên cạnh đó, nếu  việc tổ chức thi hành PL không tốt sẽ làm gia tăng chi phí hành chính, chi phí không chính thức hoặc chi phí rủi ro pháp lý, làm mất cơ hội KD của DN. Điều này gây tốn kém cho DN, cản trở các DN đầu tư, hạn chế năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, cản trở phát triển kinh tế - xã hội [KT-XH].

  Tình hình xếp hạng năng lực cạnh tranh và chỉ số B1 của Việt Nam

Theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới xếp hạng môi trường KD: Năm 2018, năng lực cạnh tranh của Việt Nam ở mức trung bình khá trên bình diện quốc tế: xếp thứ hạng 69/190 về môi trường KD, thứ hạng 77/140 về năng lực cạnh tranh. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam hiện chưa được xếp vào nhóm 04 nước dẫn đầu [Việt nam đứng thứ 05 về môi trường KD, thứ 07 về năng lực cạnh tranh]. Bên cạnh một số chỉ số có mức cải thiện thứ hạng nhanh, vẫn còn nhiều chỉ số cải thiện thứ hạng còn chậm. Báo cáo kinh tế toàn cầu năm 2018 của Diễn đàn kinh tế thế giới [WEF] đã xếp thứ hạng chỉ số B1 của Việt Nam tương đối thấp, đứng thứ 96/140 nước.

Tuy nhiên, cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự quyết tâm, nỗ lực của Bộ Tư pháp và các bộ, ngành địa phương, ngày 08/10/2019, Diễn đàn kinh tế thế giới [WEF] công bố Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2019. Theo đó, chỉ số B1 của Việt Nam năm 2019 đã có sự cải thiện vượt bậc so với năm 2018, cụ thể: Năm 2019, Chỉ số B1 của Việt Nam đạt 3.4/7 [tăng 0,3 điểm so với năm 2018], tương ứng với số điểm 39.8/100 [trong khi đó, năm 2018, chỉ đạt 34.6/100], xếp thứ 79/141 nước [năm 2018, xếp thứ 96/140 nước] và đứng vị trí thứ 7 trong các nước ASEAN [năm 2018, Việt Nam đứng thứ 9 trong 9 nước ASEAN được WEF khảo sát, đứng sau Brunay và Philippin]. Năm 2019, điểm số và xếp thứ hạng chỉ số B1 của Việt Nam đã vượt qua Brunay - xếp thứ 83 và Philippin - xếp thứ 103.
Như vậy, năm 2019, Việt Nam đã có sự cải thiện về điểm số và vị trí xếp thứ hạng về chỉ số B1 so với năm 2018, theo đó, điểm số và vị trí xếp hạng của Việt Nam về chỉ số B1 được nâng lên 17 bậc so với năm 2018. Đây có thể nói là số bậc đã đạt và vượt chỉ tiêu mà Chính phủ đã đề ra trong Nghị quyết số 02 [Theo Nghị quyết số 02, từ năm 2019 đến năm 2021 nâng xếp hạng chỉ số B1 của Việt Nam lên từ 5-10 bậc, năm 2019 ít nhất 2 bậc]. Chỉ số B1 là một trong 10 chỉ số  góp phần quan trọng trong việc cải thiện năng lực cạnh tranh của Việt Nam theo GCI 4.0, đã được Chính phủ đề ra trong Nghị quyết số 02, cùng với các chỉ số khác như: Chỉ số Kiểm soát tham nhũng [B2]; Chỉ số Chất lượng quản lý hành chính đất đai [B3]; Nhóm Chỉ số hạ tầng [B4]; Nhóm Chỉ số Ứng dụng công nghệ thông tin [B5]; Chỉ số Chất lượng đào tạo nghề [B6]; Chỉ số Vốn hóa thị trường chứng khoán [B7]; Chỉ số Chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển [B8]; Chỉ số Tăng cường về doanh nghiệp đổi mới sáng tạo [B9]; Chỉ số Công ty có ý tưởng sáng tạo mới đột phá [B10].

Việc Việt Nam nâng cao điểm số và vị trí xếp thứ hạng của chỉ số B1 lên 17 bậc cũng đã góp phần cải thiện vị trí xếp thứ hạng về năng lực cạnh tranh của Việt Nam theo đánh giá của WEF. Theo đó, năm 2019 năng lực cạnh tranh của Việt Nam xếp thứ 67/141 nước [tăng 10 bậc so với năm 2018, đạt và vượt chỉ tiêu mà Nghị quyết số 02/NQ-CP đề ra: Nâng xếp hạng Năng lực cạnh tranh -  GCI 4.0 [của WEF] tăng 5-10 bậc; trong năm 2019 tăng 3-5 bậc].

Trên cơ sở kết quả đạt được trong nâng cao điểm số và thứ hạng về chỉ số B1 của Việt Nam năm 2019 như đã nêu ở trên và chỉ đạo của  Bộ Tư pháp tại Công văn số 883/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL ngày 13/3/2020 về việc hướng dẫn triển khai các hoạt động nhằm nâng xếp hạng Chỉ số B1 năm 2020 , Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo sở, ban, ngành thuộc tỉnh, Ban Quản lý các khu công nghiệp và Uỷ ban nhân dân [UBND] các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện một số nhiệm vụ sau:

1. Tiếp tục triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời, quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo nội dung hướng dẫn tại Công văn số 2961/UBND-NC ngày 25/7/2019 của UBND tỉnh về việc nâng xếp hạng chỉ số tuân thủ pháp luật [Chỉ số B1]; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong việc cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật có liên quan đến người dân, doanh nghiệp; kịp thời biểu dương điển hình, khen thưởng đối với cá nhân, tập thể làm tốt tiêu biểu; đồng thời xử lý, kỷ luật nghiêm minh những trường hợp vi phạm trong thực thi nhiệm vụ này tại cơ quan, đơn vị, địa phương. 

2. Rà soát, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các kiến nghị về hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu hoặc chưa phù hợp với mục tiêu giảm thiểu chi phí tuân thủ pháp luật, chưa bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, khả thi; tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, giảm chi phí tuân thủ pháp luật cho người dân, doanh nghiệp.

3. Bố trí nguồn lực phù hợp nhất là sắp xếp, phân công cán bộ, công chức trực tiếp phụ trách công việc này và kinh phí để tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm tiếp tục cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật trong năm 2020. 

4. Tiếp tục tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông tin về các hoạt động triển khai các giải pháp giảm thiểu chi phí tuân thủ pháp luật đối với doanh nghiệp, người dân; chú trọng thông tin đầy đủ, kịp thời trên Cổng/Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị, địa phương để cán bộ, công chức thực thi công vụ, cộng đồng doanh nghiệp và người dân hiểu rõ, hưởng ứng, phối hợp thực hiện đồng bộ các giải pháp đề ra. 

5. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tăng cường công tác tập huấn nghiệp vụ pháp luật, đặc biệt là kỹ năng, nghiệp vụ rà soát, đánh giá các quy định về  điều kiện kinh doanh để cắt giảm các khoản chi phí tuân thủ pháp luật không hợp lý, không khả thi, hoặc có mâu thuẫn, chồng chéo.

6. Phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp trong quá trình Bộ Tư pháp tiến hành kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ nâng xếp hạng chỉ số B1 tại địa phương [dự kiến trong Quý II, III/2020].  

Nguyễn Thị Khanh- Trưởng phòng QLXLVPHC & TDTHPL

Video liên quan

Chủ Đề