Chênh lệch đánh giá tài sản khi cổ phần hoá năm 2024

Bộ Tài chính đang trình Thủ tướng Chính phủ cho phép DNNN đánh giá tăng tài sản khi cổ phần hóa trong giai đoạn 2012-2013 mà đã ghi nhận toàn bộ phần chênh lệch vào phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần (CTCP) thì không phải nộp thuế TNDN đối với khoản chênh lệch này.

Không thu thuế TNDN đối với khoản chênh lệch

Bộ Tài chính cho biết, trước năm 2009, pháp luật về cổ phần hóa DNNN và pháp luật về thuế TNDN không có quy định thu thuế TNDN đối với chênh lệch do đánh giá lại tài sản của DN khi mang đi góp vốn, hoặc chuyển đổi loại hình DN.

Từ giai đoạn từ năm 2014 trở đi, Nghị định số 91/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định về thuế quy định: Chênh lệch do đánh giá lại tài sản theo quy định của pháp luật để góp vốn, điều chuyển khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình DN là thu nhập chịu thuế, trừ trường hợp cổ phần hóa, sắp xếp, đổi mới DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP và Nghị định số 189/2013/NĐ- của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 59/2011/NĐ-CP về chuyển DN 100% vốn nhà nước thành CTCP thì khoản chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản khi thực hiện cổ phần hóa DNNN được hạch toán tăng vốn Nhà nước.

Qua rà soát các DNNN cổ phần hóa giai đoạn 2012-2013 cho thấy: trong số 74 DNNN thực hiện cổ phần thì có 26 DN không phát sinh khoản đánh giá tăng tài sản nên không phát số thuế TNDN phải nộp, 01 DN đã thực hiện nộp thuế với số thuế là 370 triệu đồng, 47 DN chưa nộp thuế với tổng số thuế phải nộp theo báo cáo là 546.303 triệu đồng. Các DN có đánh giá tăng tài sản đang ghi nhận phần chênh lệch vào phần vốn nhà nước tại CTCP theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP.

Vì vậy, để đảm bảo chính sách nhất quán và phù hợp với tình hình thực tế là hầu hết các DNNN cổ phần hóa giai đoạn 2012-2013 chưa nộp thuế đối với phần chênh lệch do đánh giá tăng tài sản mà ghi nhận toàn bộ phần chênh lệch này vào phần vốn nhà nước tại CTCP (chỉ có 01 DN đã nộp thuế đối với phần chênh lệch này), Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ cho phép trường hợp DNNN đánh giá tăng tài sản khi cổ phần hóa trong giai đoạn 2012-2013 (giai đoạn Nghị định số 122/2011/NĐ-CP có hiệu lực) mà đã ghi nhận toàn bộ phần chênh lệch vào phần vốn nhà nước tại CTCP thì không phải nộp thuế TNDN đối với khoản chênh lệch này.

Không xử lý lại đối với DN đã nộp thuế TNDN phần chênh lệch

Bộ Tài chính cũng kiến nghị, đối với các DN cổ phần hóa trong giai đoạn trên đã nộp thuế TNDN đối với khoản chênh lệch này thì không xử lý lại.

Theo Bộ Tài chính, vì DN đã giảm phần vốn Nhà nước tại CTCP bằng đúng số thuế TNDN phải nộp nên nếu cho DN được hoàn lại số thuế TNDN đã nộp, hoặc bù trừ với số thuế phải nộp của các kỳ tiếp theo thì CTCP sẽ phải: điều chỉnh tăng phần vốn Nhà nước tại Công ty bằng đúng số thuế được hoàn hoặc được bù trừ sang các kỳ sau (tuy nhiên theo cách này sẽ phức tạp vì còn liên quan đến tỷ lệ cổ phần của các cổ đông); hoặc nộp lại số tiền thuế được hoàn hoặc được bù trừ sang các kỳ sau về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN thuộc SCIC.

Do đó, để đơn giản, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ không xử lý lại đối với các trường hợp DNNN đã nộp thuế đối với phần chênh lệch do đánh giá tăng tài sản khi cổ phần hóa./.

Tài khoản 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản áp dụng cho Ban quản lý dự án đầu tư được quy định như thế nào? Trên là thắc mắc của bạn Minh Đức hiện bạn đang sinh sống và làm việc trong một cơ quan nhà nước. Bạn có thắc mắc trên mong nhận phản hồi từ Ban biên tập.

Tài khoản 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản áp dụng cho Ban quản lý dự án đầu tư quy định tại Điều 5 Thông tư 195/2012/TT-BTC hướng dẫn kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, cụ thể như sau:

Tài khoản này dùng để phản ánh số chênh lệch do đánh giá lại tài sản hiện có và tình hình xử lý số chênh lệch đó ở doanh nghiệp.

10.1 Nguyên tắc hạch toán tài khoản

+ Tài sản được đánh giá lại chủ yếu là TSCĐ, một số trường hợp có thể và cần thiết đánh giá lại vật tư, công cụ, dụng cụ, thành phẩm, hàng hóa, sản phẩm dở dang…

+ Chênh lệch đánh giá lại tài sản được phản ánh vào tài khoản này trong các trường hợp sau:

- Khi có quyết định của Nhà nước về đánh giá lại tài sản;

- Khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước;

- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

+ Giá trị tài sản được xác định lại trên cơ sở bảng giá Nhà nước quy định hoặc Hội đồng định giá tài sản thống nhất xác định.

+ Số chênh lệch giá do đánh giá lại tài sản được hạch toán và xử lý theo chính sách tài chính hiện hành.

10.2 Kết cấu và nội dung phản ánh Tài khoản 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản

Bên Nợ:

- Số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản;

- Xử lý số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản.

Bên Có:

- Số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản;

- Xử lý số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản.

Tài khoản 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản, có thể có số dư bên Nợ hoặc số dư bên Có:

Số dư bên Nợ:

Số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản chưa được xử lý.

Số dư bên Có:

Số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản chưa được xử lý.

10.3. Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu

1- Khi có quyết định của Nhà nước về đánh giá lại tài sản cố định, vật tư, hàng hóa… hoặc định giá khi tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tiến hành kiểm kê, đánh giá lại tài sản và phản ánh số chênh lệch do đánh giá lại tài sản vào sổ kế toán.

a/ Đánh giá lại vật tư, hàng hóa:

- Nếu giá đánh giá lại cao hơn trị giá đã ghi sổ kế toán thì số chênh lệch giá tăng, ghi:

Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ

Nợ TK 155 - Thành phẩm

Có TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản.

- Nếu giá đánh giá lại thấp hơn trị giá đã ghi sổ kế toán thì số chênh lệch giá giảm, ghi:

Nợ TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản

Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ

Có TK 155 - Thành phẩm.

b/ Đánh giá lại TSCĐ sử dụng cho BQLDAĐT.

- Căn cứ vào bảng tổng hợp kết quả kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ:

+ Phần nguyên giá, giá trị còn lại, giá trị hao mòn điều chỉnh tăng, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Phần nguyên giá điều chỉnh tăng)

Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình (Quyền sử dụng đất - Phần nguyên giá điều

chỉnh tăng)

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Phần giá trị hao mòn điều chỉnh tăng)

Có TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản (Phần giá trị còn lại điều chỉnh tăng).

+ Phần nguyên giá, giá trị còn lại, giá trị hao mòn điều chỉnh giảm, ghi:

Nợ TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản (Phần giá trị còn lại điều chỉnh giảm)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Phần giá trị hao mòn điều chỉnh giảm)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình; (Phần nguyên giá điều chỉnh giảm)

Có TK 213 - TSCĐ vô hình (Quyền sử dụng đất - Phần nguyên giá điều chỉnh giảm).

2- Cuối năm tài chính xử lý chênh lệch đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan hoặc cấp có thẩm quyền: