Chế phẩm sinh học xử lý phân chuồng

Sử dụng chế phẩm sinh học trong ủ phân chuồng

Để đạt hiệu quả kinh tế cao, phân hữu cơ trước khi sử dụng phải được ủ hoai mục. Nếu không, chúng sẽ có tác dụng ngược lại; bởi vì phân tươi chứa rất nhiều vi sinh vật gây hại, gây bệnh cho cây.

Chính vì vậy, để quá trình ủ phân diễn ra nhanh và đạt hiệu quả cao; thì Sài Gòn Hoa giới thiệu bạn một biện pháp vô cùng hữu hiệu đó là sử dụng chế phẩm sinh học để ủ phân chuồng. Vừa tiết kiệm vừa mang lại hiệu quả kinh tết cao lại không gây ô nhiễm môi trường.

Lợi ích của việc sử dụng chế phẩm sinh học trong ủ phân chuồng

  • Tận dụng được các phế phụ phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi; để tạo ra phân bón tốt cho cây trồng. Từ đó, giảm chi phí đầu tư trong trồng trọt như: chi phí phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật…
  • Làm mất sức nảy mầm của hạt cỏ lẫn trong phân chuồng.
  • Tiêu diệt các mầm bệnh có trong phân chuồng, nhất là khi gia súc bị bệnh.
  • Phân hủy các hợp chất hữu cơ, khó tiêu thành dễ tiêu; khoáng chất, nguyên tố đa lượng thành vi lượng; để cung cấp cho cây trồng sử dụng dễ dàng hơn.

  • Làm tăng độ phì nhiêu của đất; tăng độ tơi xốp của đất; giữ độ ẩm cho đất; hạn chế được rửa trôi đất; cải tạo đất. Đặt biệt, là rất tốt đối với các loại đất đã và đang bị suy thoái.
  • Sử dụng an toàn và vệ sinh cho sức khỏe cây trồng, vật nuôi và con người. Hạn chế tối đa các chất độc hại tồn dư trong cây trồng như NO3-… sự phát tán của các vi sinh vật mang mầm bệnh trên rau màu.

  • Tăng năng suất và chất lượng cho cây trồng.
  • Rút ngắn được thời gian phân hủy và thuận lợi hơn trong việc vận chuyển so với các loại phân hữu cơ không tiến hành ủ.

Các loại chế phẩm sinh học thường dùng để ủ phân chuồng

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại chế phẩm sinh học, Sài Gòn Hoa xin giới thiệu 2 loại chế phẩm sinh học tiêu biểu mang lại hiệu quả cao trong công tác ủ phân chuồng làm phân hữu cơ vi sinh

  • Chế phẩm sinh học Trichoderma [BIMA]

chế phẩm sinh học EM gốc

Các chế phẩm sinh học này sẽ tăng cường tính đa dạng vi sinh vật đấtbổ sung các vi sinh vật có ích vào môi trường tự nhiên, giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường do các vi sinh vật có hại gây ra.

* Cách ủ phân chuồng từ Trichoderma

Các loại xác bã thực vật, phân chuồng, than bùn, rác… được gọi chung là chất ủ.

Bước 1: Khuấy kỹ 1 kg Tricho vào phuy 200 lít nước. Nếu được thì khuấy thêm vào 1 chai aminô 0,5 lít để bổ sung thức ăn cho men. Phuy men này vừa đủ để ủ cho khoảng 4 khối chất ủ. Có thể trộn thêm phân chuồng và xác bã thực vật để ủ chung một lần. Khuấy đảo đều nước men trong phuy trước khi múc tưới lên chất ủ.

Bước 2: Trải chất ủ lên nền xi măng hoặc lên bạt nhựa thanh lớp dày 20 cm. Lấy nước men trong phuy tưới đều lên bề mặt chất ủ. Sau đó trải chồng tiếp 20 cm chất ủ lên lớp đầu tiên rồi tưới men. Làm tương tự như vậy cho đến khi hết khối chất ủ.

Bước 3: Cào banh đống ủ ra, đảo trộn lại cho đều, tưới thêm nước sao cho khi nắm vắt chất ủ thấy nước rịn qua kẽ tay là vừa [đạt độ ẩm khoảng 60%]. Sau đó vun chất ủ lại thành đống [như hình vẽ], tủ bạt để giữ ẩm.

Bước 4: Khoảng 7 – 10 ngày sau, cào banh đống ủ ra, đảo trộn, tưới thêm nước như lần trước rồi vun thành đống, tủ bạt kín lại. Khoảng 20 – 25 ngày sau khi thấy chất ủ đã tơi rã thì có thể đưa đi bón cho cây.

* Cách ủ phân chuồng từ chế phẩm sinh học EM1:

***Đối với phân chuồng

Tiến hành xử lý theo các b­ước sau:

  • Rải phân thành lớp dầy 20-30cm, rộng 1-2m, chiều dài tuỳ ý.
  • Dùng chế phẩm EM thứ cấp pha loãng theo tỉ lệ 1/100 phun ­ướt đều đồng phân [nếu phân ư­ớt quá thì dùng EM-Bokashi rắc đều trên bề mặt lớp phân, lư­ợng EM Bokashi là 5% so với lư­ợng phân].
  • Tiếp tục làm nhiều lớp đến khi đống phân cao 1-1,2m.
  • Dùng bao tải hoặc bạt dứa che phủ kín.
  • Sau 5-7ngày tiến hành đảo đống ủ và phun EM lần 2 [tỉ lệ liều lư­ợng như­ lần 1].
  • Tiếp tục ủ sau 5-7ngày đem bón rau.

***Đối với các loại phân tư­ơi

Tiến hành theo các bư­ớc xử lý sau:

  • Trộn đều phân với các chất hữu cơ khác nh­ư mùn, vỏ trấu, tro bếp…sau đó rải thành lớp cao 20cm.
  • Dùng EM thứ cấp pha loãng theo tỉ lệ 1/50 phun ­ướt đều toàn bộ [khoảng 20-25 lít dung dịch đã pha loãng/1m3].
  • Tiếp tục làm nhiều lớp đến khi đống ủ cao 0.8m.
  • Dùng bao tải hoặc bạt dứa che phủ kín.
  • Sau 7-10 ngày tiến hành đảo trộn, phun EM2 lần 2[tỉ lệ liều lư­ợng như­ lần 1].
  • Tiếp tục ủ sau 10 ngày, tiến hành đảo trộn, phun EM2 lần 3 [tỉ lệ liều lư­ợng như­ lần 1]. Sau 30 ngày đ­em sử dụng, bón rau.

Chú ý: Duy trì nhiệt độ đống ủ trong khoảng 35-450C. Nếu nhiệt cao quá phải tiến hành đảo để giảm nhiệt

Như vậy, ta có thể thấy ủ phân chuồng bằng chế phẩm sinh học khá đơn giản; bà con nông dân có thể làm tại nhà; vừa tận dụng được phế phụ phẩm nông nghiệp và chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao; vừa bảo vệ môi trường.

Với các cách sử dụng chế phẩm sinh học trong việc ủ phân chuồng mà Sài Gòn Hoa đã giới thiệu như trên, sẽ giúp ích được một phần nào nỗi lo của quý bà con. Kính chúc bà con nông dân có một mùa màng bội thu.

Mọi chi tiết, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN SÀI GÒN HOA

Địa chỉ: 74/2/1D đường 36,P. Linh Đông, Q. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

Điện thoại: [028] 3720 3389                                 

Fax: [028] 3720 6720

Email,

Websitewww.saigonhoa.com

Video liên quan

Chủ Đề