Cây cột nốc là cây cột như thế nào năm 2024

Ảnh vợ chụp và ảnh Rap Việt. “Ra đường anh là cá mập. Ở nhà anh là cá con. Chúng nó bảo anh sợ vợ á. Anh bảo chúng nó quá non. Nhà nào mà chả có mái.” Nguồn: JustaTee

1. Nóc nhà là gì?

Nóc nhà thường được dùng hài hước bởi nam giới để nói đến bạn đời hoặc người yêu của mình.

2. Nóc nhà phổ biến khi nào?

Sau Bán kết của chương trình Rap Việt tháng 10 năm ngoái, câu hát “Nhà nào mà chẳng có mái!” của rapper MCK tạo thành 1 trào lưu trên mạng xã hội.

Chữ “mái” ở đây có thể hiểu là cái mái nhà, hoặc là mái trong trống/mái, chỉ giới nữ. Nhà nào mà chẳng có mái là nhà nào mà chẳng có phụ nữ. “Định luật” này có ngoại lệ, nhưng quan trọng hơn, MCK đang muốn khẳng định “tôn trọng vợ” là điều hiển nhiên, như nhà là phải có mái. “Đội vợ lên đầu” không “trường sinh bất tử”, nhưng “sang”.

Cuối tháng 10, video parody Nhà Phải Có Nóc của “gương mặt thân quen” Đỗ Duy Nam và Thái Dương nhận về đến hơn 3 triệu lượt xem. Bài viết với câu chú thích “Ra đường anh là cá mập. Ở nhà anh là cá con.” của JustaTee cũng nhận về hơn 60 ngàn lượt thích.

Người Việt từ xưa đã có cách so sánh người quan trọng trong gia đình như một bộ phận của ngôi nhà: người “trụ cột”, hoặc “nóc nhà” như trong câu “con có cha như nhà có nóc”.

Khi địa vị xã hội của phụ nữ tăng lên, người trụ cột trong gia đình không nhất thiết phải là phái nam nữa. Nóc nhà cũng không hẳn phải là người đàn ông. Con không có cha thì vẫn có thể được che chở, chăm sóc đủ đầy.

“Nhà phải có nóc” đôi khi có thể được dùng hài hước bởi các ông chồng để níu kéo định kiến đàn ông có toàn quyền quyết định. Chẳng hạn như “Thôi không cãi nữa. Nhà là phải có nóc”. Nhưng về sau nóc nhà được dùng nhiều hơn để chỉ đến những người vợ. Nổi bật là trong các clip của cặp vợ chồng tấu hài nổi tiếng trên TikTok - Gianglinhofficial.

Tại Việt Nam, đến năm 2020 đã có tới 70% phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động. Các vị trí quản lý cấp cao do phụ nữ Việt Nam đảm nhiệm chiếm 27%, cao hơn trung bình thế giới. Tuy nhiên, lao động nữ vẫn tập trung ở những ngành nghề có thu nhập thấp. Và hơn 50% phụ nữ Việt Nam vẫn là nạn nhân của bạo lực gia đình.

Cách dùng nóc nhà phản ánh sự thay đổi trong góc nhìn của giới trẻ về vai trò của nữ giới, nhưng con đường mang lại sự công bằng, bình đẳng cho họ trong xã hội vẫn còn rộng và dài.

Cây cột cao gần 5 m treo từ trần ngôi đền xuống và không chạm đất khiến giới nghiên cứu đau đầu về phương pháp và ý đồ xây dựng của người xưa.

Cây cột nốc là cây cột như thế nào năm 2024

Cây cột lơ lửng ở đền thờ Veerbhadra. Ảnh: Wikipedia

Ở trung tâm của làng Lepakshi, bang Andhra Pradesh, là một kỳ quan của kiến trúc Ấn Độ cổ đại là đền thờ với cây cột hoàn toàn không chạm đất. Hiện tượng gây tò mò này biến ngôi đền thành trọng tâm của những nghiên cứu, dấy lên câu hỏi về phương pháp và ý đồ xây dựng cây cột, theo Ancient Origins.

Đền thờ Veerbhadra nằm ở làng Lepakshi nổi tiếng với nhiều bức tranh khảm bích họa và tượng điêu khắc có niên đại từ thế kỷ 16. Tuy nhiên, nổi tiếng nhất là cây cột lơ lửng dường như thách thức định luật hấp dẫn. Cột đá cao khoảng 4,6 m và trang trí hình khắc tinh xảo dường như treo từ trần nhà với phần trụ hầu như không chạm đất, có thể nhét vừa một tấm vải hoặc khăn qua khe hở.

Theo giả thuyết về các khối đá đan cài vào nhau, cây cột có thể bao gồm nhiều khối đá đặt cân bằng hoàn hảo tạo ra cảm giác vật thể lơ lửng. Tuy nhiên, giới nghiên cứu không tìm thấy mối nối nào chứng minh. Một số người khác suy đoán cây cột có thể rỗng một phần, giúp giảm trọng lượng và khiến nó nhìn như đang lơ lửng. Ngoài ra, do hoạt động địa chấn trong vùng, nhiều học giả cho rằng thiết kế độc đáo của cây cột có thể là chủ ý của thợ xây dựng đền nhằm giúp công trình chịu động đất tốt hơn.

Trong thời kỳ thuộc địa, một kỹ sư người Anh tìm cách khám phá bí ẩn phía sau cây cột treo ở đền thờ Lepakshi. Ông tìm cách dịch chuyển khiến cây cột bị lệch khỏi vị trí. Tai nạn này làm sụp đổ một phần mái ngôi đền, nhưng cũng làm cây cột càng trở nên bí ẩn hơn, thu hút càng nhiều người ghé thăm và nghiên cứu nó.

Tầm quan trọng về mặt lịch sử của đền Lepakshi nằm ở mối liên hệ với đế quốc Vijayanagara, một trong những đế quốc nổi bật và có tầm ảnh hưởng nhất trong lịch sử Nam Ấn Độ. Đế quốc này do vương triều Sangama và Saluva dynasties thống trị, phát triển thịnh vượng trong thế kỷ 14 – 17. Việc xây dựng đền thờ Lepakshi trong khoảng thời gian trên là một minh chứng cho thành tựu nghệ thuật, văn hóa và tính ngưỡng của đế quốc.

Ở bản La khi làm nhà sàn người ta luôn chọn một cây gỗ thật to, đục đẽo cho thật đẹp, đến ngày dựng nhà thì chôn phần chân ngập xuống đất để làm cột trụ...

Mẹ mất ngay trong cái ngày đẻ con Lén.

Phá thì quanh năm đau ốm chẳng làm được việc gì nặng. Lún mới lên mười nhưng phải chuyển vào buồng giữa, chỗ có cây cột lớn giữa ngôi nhà mà phá mẹ cất khi mới lấy nhau.

Phá bảo "Từ giờ mày là cột cái trong nhà, phải ở buồng đó. Cột cái nghiêng thì nhà đổ. Cột cái vững thì nhà yên".

Đến lúc con Lén biết bò thì Lún để cho hai đứa lớn hơn muốn tha lôi thế nào thì tha, miễn sao buổi tối từ trên nương về con em út vẫn lành lặn là được. Chớp mắt vài cái mà cái Lén cũng đã thành thiếu nữ, quần áo của hai đứa chị bỏ lại nó mặc lúc nào cũng nhăn nhó kêu chật. Ở bên cạnh nhưng Lún không có thời gian để nhìn chúng lớn lên. Sáng sớm khi người bản đến nhà xin lửa về nhóm thì đã không thấy mặt Lún đâu, tối mịt, thanh niên í ới gọi nhau đi chơi tối cô mới từ trên nương về.

Tối đó con Lén nằm ôm ngực khóc lăn trên sàn nhà. Phá ngồi bó gối bên bếp. Hai đứa em lớn ra ra vào vào chẳng biết làm gì. Thấy Lún về con Lén được đà gào lên.

- Lén sắp chết rồi chị Lún ối. Lén bị bệnh giống mẹ rồi.

Lún không kiềm được liền tát cho con em một cái thật đau.

- Biết mẹ bị bệnh gì mà giống.

Lún bắt nó cởi nút dải dây lưng, vạch áo lên, thấy hai nhúm măng nhú trên khuôn ngực trắng nõn nường của đứa em, Lún bớt lo hơn.

- Người sắp chết gì mà mặt cứ đỏ như than vậy, dậy dọn cơm ăn đi, còn già mới chết.

Chị Lún là chỗ dựa của cả nhà, nói một câu thì ai nấy đều yên tâm hẳn. Riêng con Lén, nó tin tưởng tuyệt đối vào chị nó, chị đã bảo chưa chết thì chắc chắn chưa chết. Phá vẫn còn sống sờ sờ ra đấy, nhưng phá không được như chị Lún, tay chị làm ra ngô ra lúa, miệng chị đã nói thì như cây cột cái chôn xuống đất khó mà nhổ lên.

Đợi đám em đi ngủ hết phá mới nói chuyện với Lún.

- Có người ở trên mạn Trang xuống hỏi mày về làm dâu, nhưng tao muốn cho con Lanh đi trước.

- Xa thế mà phá cũng cho nó đi à?

- Cho nó đi trước, rồi tìm đường để hai con em nó đi theo, cả mày nữa...

- Không ai đi đâu cả.

- Không đi, ở đây chờ ma nó đến trèo cột nhà chúng mày.

Câu nói của phá làm Lún suy nghĩ thật mông lung. Nhà Lún chỉ có "một màu" con gái, hai bên nội ngoại đều khinh ghét, người trong bản cũng chê không ai cho con cái họ bén mảng đến. Ở trong bản tầm tuổi chị em Lún đã con bồng con bế cả, nhìn thấy đứa "lộc ngộc" trong nhà mà đêm đêm chẳng có trai bản nào đến chơi, phá sốt ruột là phải.

Chuyện gả con Lanh chưa được Lún đồng ý thì lại có đám ở xa tít đến hỏi con Liêu. Phá nhận lời luôn. Hai đứa cưới chung một ngày, hôm đưa dâu mỗi đứa đi một ngả, nước mắt tuôn dòng như mưa. Chúng đi lấy chồng cả năm giời không được về thăm phá lấy một lần.

Đến giờ thì chỉ còn con Lén, Lún nhất quyết phải gả nó cho người trong vùng, cô không muốn đứa em út cũng lấy chồng xa rồi chẳng bao giờ được gặp mặt nữa.

***

Cả ngày đi bộ khắp bản trên bản dưới để vận động dân trồng bồ đề, hai chân Thâu dã dời. Vậy mà cái nhà ông ấy làm anh càng thêm khó chịu, đã giải thích đến rát họng cuối cùng cũng chỉ được câu trả lời của ông phá. "Đợi con gái tao về!".

Thâu sợ phá mẹ ở nhà chờ cơm nên xin về trước hẹn ngày mai quay lại. Đang mải nhìn đường thì đâm ngay phải bó củi biết đi. Cả củi với người ôm vào nhau mà lăn một vòng mới dừng lại được. Thâu khua khua tay với cái đèn pin lăn dưới đất soi thẳng vào mặt Lún, cô hoảng hốt nhắm tịt mắt lại, cặp mi dài cong vút xòe ra như chiếc lông vũ hớp lấy hồn Thâu.

"Con gái nhà đó thật đẹp, lại còn chăm chỉ nữa, lên nương giờ này mới về...", Thâu phải lòng đứa con gái có đôi mi mắt lông vũ ngay từ lúc ấy. Lún luống cuống rút tay khỏi gùi củi, bò dậy rồi chạy biến về nhà.

Con Lén vừa tắm xong, cột bó tóc ướt nhoẹt trên đỉnh đầu. Nó tròn mắt nhìn chị gái đang chống tay vào cột nhà thở hổn hển.

- Chị bị gì vậy?

- Không bị gì, mang củi mệt quá thôi.

- Củi đâu?

- Vứt dưới kia.

- Thay quần áo xong lên ăn cơm đi chị, phá đói rồi đấy.

Lén dọn cơm lên trên bục sàn. Phá ngồi xuống trước, đến chị Lún, Lén ngồi sau cùng.

Phá vừa ăn vừa nói với Lún.

- Nãy thằng Thâu sang hỏi có gieo bồ đề không đấy.

Lún suýt nữa thì mắc nghẹn. Hóa ra thằng trai vừa làm chị ngã là Thâu. Nó đi học ở dưới thành phố thỉnh thoảng mới về. Lún ngày cắm đầu trên nương, tối về đắp chăn đi ngủ. Ai đi, ai đến bản chẳng phải việc của mình, thế mà tối nay đầu óc lại dày đặc suy nghĩ về thằng trai ấy, nó cứ luẩn quẩn trong đó đuổi không chịu ra. Nếu nó làm Lún tức thì đã đành, đằng này cứ nghĩ đến việc đè cả người cả gùi củi trên bụng nó cô lại tủm tỉm cười, hai má đỏ lựng. Từ ngày mẹ mất, Lún đảm đương hết việc nương rẫy, cô sợ muội than hun cháy mầu da nõn nường của mấy đứa em. Đến giờ hai đứa lớn đã được gả đi, từ buổi tối gặp Thâu ở ngoài suối cô bỗng hoảng hốt giật mình, ở bản bằng tuổi này ít cũng đến hai, ba đứa con rồi, vậy mà Lún quên bẵng mình đang già đi.

***

Lún đi nương. Lén phải sang nhà Thung lấy hạt bồ đề về gieo. Nó chưa bao giờ được bước chân vào ngôi nhà to và đẹp nhất bản nên ngập ngừng đứng ở cổng, đợi có người vào nó mới mạnh dạn đi theo. Vừa bước chân vào sân nhà người ta, hai con mắt Lén đã bị chết cháy vì đúng lúc ấy Thâu xách túi hạt bồ đề lên, ngẩng đầu hỏi xem còn ai chưa lấy. Ngực Lén lúc ấy như có gì đó búng tanh tách bên trong, muốn bung ra hết. Thâu chẳng hề biết điều đó, vẫn cắm cúi bốc hạt vào túi đưa cho từng người một. Lén không muốn lấy trước, nó còn mải đứng nhìn người trai đẹp này thật lâu. Bọn con gái trong bản biết Thâu về làm ở đây nên cũng tranh nhau đến nhận hạt bồ đề thay cho phá mẹ. Chúng chen lên phía trước đẩy Lén ngã dúi dụi ra sau. Thâu không để ý đến những chuyện ấy, vẫn cắm cúi bốc hạt bồ đề cho vào túi, đặt lên cân rồi phân phát cho từng người.

Nhà ông bà Thung giàu nhất bản nhưng lại chỉ đẻ được một mình Thâu, anh đi học ở thành phố từ nhỏ, mới đây về làm cán bộ lâm nghiệp ở xã, ngày ngày leo đồi dốc, nương cao đo đạc, hướng dẫn dân bản trồng cây nên ai cũng quý mến anh.

Lén chỉ đứng nghe đám con gái xì xào về Thâu thôi mà hai má nó đã ửng đỏ, nóng như ngồi sát bên ngọn lửa, đôi chân líu ríu chẳng muốn về. Bà Thung từ trong bếp đi ra thấy đám con gái lấy xong hạt bồ đề mà vẫn còn rúc rích trêu ghẹo Thâu nên đuổi hết chúng đi.

Lén ra khỏi sân nhà Thung rồi nhưng vẫn ngoái cổ nhìn lại, ánh mắt khát khao của nó bất giác chạm phải cái nhìn lạnh như đá của mẹ Thâu. Nó bước thấp bước cao đi về, trong đầu in mãi đôi mắt biết nói, lấp lánh như đốm lân tinh đêm của Thâu. Cánh cửa nhà đó to thật, chắc thật nhưng nó nhất định phải vào được.

Con Lén bỏ ăn bỏ uống mấy ngày, người sốt nóng hầm hập, mặt không tươi như hoa đỗ, môi không đỏ như than đang đượm lửa nữa.

Chỉ có đầu của nó là tỉnh táo, nó biết chị Lún có thể phá được cánh cửa nhà Thung nên giờ phải ăn vạ chị thôi.

Lún đun lá nhọ nồi cho con Lén uống. Phá ôm điếu cày thở dài lắc đầu.

- Nó thích thằng Thâu.

Lún giật nảy mình khi phá nhắc đến tên thằng trai ấy. Ngày nào nó chẳng lên nương tìm Lún. Từ cái buổi hai đứa chạm nhau ở bờ suối, từ cái buổi dọi đèn pin bắt gặp đôi mí mắt giống như cặp lông vũ ấy, Thâu tìm đường lên tận nương của Lún. Có buổi còn hái cả rau rừng đem theo. Lún không nhận, vứt nắm rau xuống chân. Thâu làm mặt nhăn nhó.

- Sao Lún không ăn rau của tôi hái?

- Rau của anh chát, Lún không dám ăn.

Mặt Thâu nóng ran, chân tay luống cuống một hồi rồi bỏ đi. Lún làm mặt lạnh trước Thâu nhưng anh đi rồi cô mới cúi xuống nhặt hết nắm rau lên mang về lều, không cần rửa mà chỉ lau qua vạt váy, ngắt từng đoạn chấm muối vừa ăn vừa tủm tỉm cười một mình.

Hóa ra con Lén đã thích Thâu mất rồi. Lún ôm đầu ngồi bên bếp lửa, bếp lửa cháy bùng bùng, hơi lửa phả vào mặt bỏng rát.

Hôm sau Thâu lại hái rau ngọt lên nương cho Lún, cô cầm nắm rau ngọt trên tay mà lòng đắng ngắt.

- Em Lén nhà tôi thích Thâu đấy! - Nhưng tôi yêu chị của Lén cơ! Lún đau nhói trong ngực. "Nếu như Thâu nói câu đấy với mình trước đây vài hôm thì tốt biết mấy!". Nước mắt cô tuôn xuống ướt cả nắm rau trên tay.

- Em Lén biết tính toán, Thâu lấy về có người cùng đi buôn hạt bồ đề.

- Nếu lấy Lún thì tôi còn cố vượt qua phá mẹ.

Lún gạt nước mắt nhìn Thâu.

- Nếu lấy Lún phải biết trèo cột.

- Sao Lún phải làm khó thế? Thâu chưa trèo cột bao giờ cả. Với lại ở bản không có ai trèo cột nữa, thích nhau thì cưới thôi mà.

Lún nuốt nước mắt, nhét nắm rau ngọt lên mái lều, quay lưng đi về phía vạt đỗ đang vun dở. Thâu đứng chôn chân ở đó. Lún đi khoảng mươi bước thì đứng lại nói với anh: - Anh Thâu nhớ đừng có nhầm cột đấy.

***

Nước mắt Lún ướt nhòa trong đêm, cô nhón chân khe khẽ bước sang buồng của con Lén.

Nó đang ngon giấc, khuôn ngực phập phồng dưới ánh đèn. Lún bỗng thoáng bủn rủn chân tay, lòng dạ trống hoác, tuyệt nhiên không muốn Thâu trèo cột vào đêm nay.

Cô xuống bếp, mở chum mỡ thối được cuốn kín mít từ hồi cưới con Lanh với con Liêu, múc đầy một bầu mỡ đi đến tạt vào các chân cột. Mùi mỡ ôi xộc lên nhà làm ông bố nằm trên đó ho lụ sụ. Con Lén vừa ngái ngủ vừa lèo nhèo.

- Gì mà thối thế?

Lún lặng lẽ ngồi ở cầu thang giống như người mẹ khó tính ngồi canh suốt đêm không cho mấy thằng trai nhăm nhe đến gần buồng của con gái. Giờ phút làm cô khiếp sợ cũng đến, khi tiếng bước chân rất khẽ đi vào. "Là Thâu". Thâu nhón chân lần tìm khắp những chân cột dưới gầm sàn, cây nào cũng tròn như nhau, lại còn bị tạt mỡ trơn tuột dính nhớp nháp vào hai bàn tay.

Anh tỉ mẩn, kiên nhẫn mò mẫm nhưng tuyệt nhiên không có một dấu vết nào của Lún đánh dấu mời gọi anh lên.

Ở bên này cầu thang Lún như ngừng thở, chị muốn chạy xuống chỗ Thâu nhưng chân nặng trĩu không cất lên nổi. Thâu bắt đầu nhoài người lên theo chân cột. Vậy là trái tim anh không chịu nghe theo suy nghĩ của cô. Tiếng móng tay vẫn cào sồn sột vào thân gỗ, Thâu đã leo đến lưng chừng của cây cột.

Lún buồn thắt tim. Bỗng tiếng Thâu trượt ngã vang như quả bí nặng gãy cuống. Phá nằm bên kia gian trái đằng hắng làm anh vừa đau vừa sợ không dám kêu rên khi cái mông đang ê ẩm.

Lún chưa hết thương, hết mừng thì lại nghe tiếng bước chân của Thâu dò dẫm sang cây cột khác.

Chẳng nhẽ anh đã phát hiện ra chân cột đó không đưa lên đến buồng ngủ của chị nên nhảy xuống chứ không phải ngã. Không, là tiếng đằng hắng của phá đã ngầm báo hiệu cho anh biết phía đó là gian ông nằm chứ không phải Lún.

Thâu thầm cảm ơn bố vợ tương lai rồi lại dò dẫm tìm đường đến cây cột gian bên kia. Có sự hậu thuẫn của ông, lần này anh chắc chắn mình đã tìm đúng cây cột buồng của Lún. Thâu cẩn trọng cởi áo ngoài lau sạch sẽ lớp mỡ nhơm nhớm trên cây cột. Miễn sao người đang chờ anh ở phía trên là Lún thì dù cho cột có trơn đến mấy anh cũng cố bấu víu nhích từng tí một leo lên. Cuối cùng Thâu cũng lên được đến sàn nhà, anh chùi chùi hai bàn tay rồi khẽ bước qua ngưỡng cửa đi vào. Lún đau cháy lòng. Cô thầm gào lên trong lòng bàn tay đen như mầu chàm nhuộm.

Hai đốm lân tinh ngoài đồi xa chạm vào nhau tóe lửa, bốc cháy xanh lét rồi tắt ngấm.

Mọi sáng giờ này Lún đã đi nương từ lâu lắm nhưng hôm nay hội chị Mai, chị Sinh đến xin lửa vẫn thấy bếp lạnh tanh. Lún ngồi ngủ vịn trên bục cầu thang lên xuống. Họ chưa kịp gọi Lún dậy thì trên nhà có tiếng hét ầm ĩ nên bảo nhau đứng lại nghe ngóng. Lún giật mình tỉnh giấc, luống cuống đầu chúi về trước suýt ngã xuống chân cầu thang.

Phá ngồi trong giường không dám thò đầu ra ngoài từ sáng đến giờ cũng chạy rầm rập sang buồng đứa con gái út, tiếng ông ngượng ngạo như thể giờ mới biết chuyện đêm qua có trai trèo cột lên buồng ngủ của con gái vậy.