Câu hỏi ngược lại nhà tuyển dụng Nhật bạn

Các câu hỏi cho nhà tuyển dụng Nhật Bản – nguyên tắc cần chú ý

Trong quá trình đi phỏng vấn tìm việc, bạn sẽ cần phải đặt các câu hỏi cho nhà tuyển dụng Nhật Bản để có thể tìm hiểu thêm về vị trí công việc. Vậy đâu là những nguyên tắc cần chú ý để đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng cũng như phỏng vấn tuyển dụng với doanh nghiệp Nhật.

Xem thêm:

  • Tester là gì? Tổng hợp câu hỏi và đáp án nhất định làm hài lòng nhà tuyển dụng
  • Phỏng vấn là gì? Các kiểu phỏng vấn mà nhà tuyển dụng hay dùng

Tại sao phải đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng Nhật?

Trong khi diễn ra buổi phỏng vấn xin việc, ngoài việc chuẩn bị những câu trả lời cho những câu hỏi của nhà tuyển dụng về năng lực của bản thân, thì việc bạn có thể đặt lại câu hỏi cho các nhà tuyển dụng luôn là điều hết sức cần thiết.

Tại sao phải đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng Nhật?

Các câu hỏi cho nhà tuyển dụng nhật bản cũng như các câu hỏi cho các nhà tuyển dụng khác nhau thông thường sẽ trải dài ở nhiều lĩnh vực để giúp bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về công việc.

Cùng với đó là gây thêm ấn tượng cho nhà tuyển dụng về mức độ quan tâm của bạn tới với công việc. Và rất nhiều ứng viên đã có thể vượt qua được các vòng phỏng vấn khác nhau do thường xuyên đặt những câu hỏi để bày tỏ rõ sự quan tâm tới vị trí công việc, công ty.

►►►CẬP NHẬT NHANH 100+ các mẫuthư xin việc khiến nhà tuyển dụng KHÔNG THỂ KHÔNG YÊU để trở thành ứng viên tiềm năng cho vị tríviệc làm công nghệ thông tin Đà Nẵng!

Những nguyên tắc khi đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng Nhật Bản

Khi tham gia phỏng vấn tìm việc tại các công ty Nhật Bản, bạn cần đặc biệt lưu ý những nguyên tắc sau khi đặt câu hỏi ngược lại cho nhà tuyển dụng như:

Nói rõ họ tên + trường đã học trước khi đặt câu hỏi: Việc nói rõ họ tên và trường đã theo học sẽ giúp cho nhà tuyển dụng có thể nhớ rõ bạn là ai, trình độ học vấn ra sau khi trong một ngày, các nhà tuyển dụng thường phải phỏng vấn rất nhiều ứng viên khác nhau.

Nguyên tắc khi đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng Nhật Bản
  • Nói to, dõng dạc để hội đồng phỏng vấn có thể nghe rõ.
  • Tránh tuyệt đối việc hỏi những câu mà người khác đã hỏi.
  • Không hỏi quá dài. Thời gian tối đa để tóm tắt câu hỏi nên giới hạn trong vòng 30 giây là đủ.
  • Đi thẳng vào vấn đề, tránh việc dài dòng.
  • Hãy hỏi 1 câu hỏi một lần để nhà tuyển dụng dần dần giải quyết từng câu một.
  • Tuyệt đối không hỏi những câu chỉ gắn liền tới quyền lợi bản thân mình.

Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý những nguyên tắc sau khi đi phỏng vấn tìm việc tại các doanh nghiệp của Nhật Bản như:

  • Thành thật trong buổi phỏng vấn: Bạn nên trình bày thật nhất những gì mình có thể làm được ra trong buổi phỏng vấn. Đừng có quá nâng cao bản thân mình. Khi làm việc trong các doanh nghiệp Nhât, sự cầu tiến, không ngại gian khổ đôi khi lại được yêu thích hơn là việc bạn có nhiều kinh nghiệp trong công việc.
  • Cảm ơn trước khi kết thúc buổi phỏng vấn: Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được bạn không chỉ là người giỏi chuyên môn mà còn rất lễ phép. Và lời cảm ơn chính là một trong những biểu hiệu của sự lễ phép trong giao tiếp đó.

Các câu hỏi nên đặt cho nhà tuyển dụng nhật bản

Để có thể tự tin hơn trong buổi phỏng vấn, bạn có thể hỏi nhà tuyển dụng nhật một số câu hỏi như sau để tìm hiểu sâu hơn cũng như gia tăng sự chuyên nghiệp của bản thân bạn trước mắt hội đồng nhà tuyển dụng.

Các câu hỏi về vị trí công việc

  • Lịch trình một ngày làm việc của vị trí này tại công ty như thế nào?
  • Nguyên nhân những người làm việc trước đó lại nghỉ việc?
  • Ấn tượng của anh/ chị trước và sau một thời gian khi vào công ty là gì>
  • Trong vị trí này, anh/ chị yêu cầu gì ở ứng viên sau thời gian thử việc.
  • Quá trình đánh giá kết quả công việc sẽ diễn ra như thế nào?
Câu hỏi nên đặt cho nhà tuyển dụng Nhật Bản

Các câu hỏi về cảm hứng đối với công việc

Với các câu hỏi tìm hiểu về cảm hứng đối với công việc này. Đây cũng là một nguồn thông tin rất có giá trị để bạn bổ sung vào CV xin việc của mình. Bạn có thể hỏi những câu sau để tìm hiểu cảm hứng làm việc của nhà tuyển dụng:

  • Trong quá trình làm việc, anh chị cảm nhận rõ giá trị công việc của mình vào thời điểm nào?
  • Trong khi làm việc, lúc nào anh/ chị cảm thấy công việc của mình vất vả nhất?
  • Anh/chị có thể kể lại một vài kỷ niệm về những lúc công việc vất vả nhất được không?
  • Đâu là điểm mà anh/ chị cảm thấy mình cứng cáp hơn trong quá trình làm việc tại công ty?

Các câu hỏi về môi trường làm việc của doanh nghiệp

  • Anh/ chị cảm nhận thế nào về môi trường làm việc, văn hóa doanh nghiệp của công ty?
  • Các nhân viên sẽ đảm nhận những vị trí nào trong công ty sau thời gian làm việc từ 1 năm trở lên?

Các câu hỏi cho nhà tuyển dụng nhật bản không nên hỏi

Bên cạnh những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng, có một số câu hỏi bạn không nên hỏi nhà tuyển dụng. Nếu vô tình hỏi những câu này, bạn có thể nhận được sự từ chối tuyển dụng tới từ nhà tuyển dụng nhật bản như:

  • Công ty anh/chị có yêu cầu nhân viên làm tăng ca không?
  • Công ty có ép doanh thu xuống cho vị trí nhân viên kinh doanh không?
  • Vị trí công việc này có được về đúng giờ hay không?
  • Vị trí công việc này có phải làm vào ngày nghỉ không?

Trên đây là một trong số các câu hỏi cho nhà tuyển dụng Nhật Bản để có thể giúp bạn nâng cao được cảm tình trong mắt nhà tuyển dụng. Hãy thử áp dụng những câu hỏi này trong các lần phỏng vấn tìm việc làm tại các doanh nghiệp nhật bản của bạn trong tương lai.

Nguồn: News.timviec.com.vn


Những câu hỏi "ghi điểm" nên đặt cho nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn

26/04/2022 09:30

Đặt câu hỏi ngược cho nhà tuyển dụng là một cơ hội tốt để ứng viên có thêm thông tin cũng như thể hiện sự chuyên nghiệp của mình. Dĩ nhiên, người phỏng vấn kỳ vọng vào những câu hỏi phù hợp, thông minh và khéo léo từ bạn.

Khi trao đổi với nhà tuyển dụng trong phỏng vấn, có những trường hợp ứng viên rất muốn đặt câu hỏi nhưng lại thấy ngại ngần và/ hoặc không biết câu hỏi thế nào thì phù hợp, lịch sự. Ngược lại, có những bạn vì quan tâm tới công việc và tò mò nên hỏi người phỏng vấn liên hồi, đó cũng là một sai lầm. Nhìn chung, bạn có thể đặt câu hỏi ngược cho nhà tuyển dụng nhưng hỏi thế nào, thời điểm ra sao sẽ là điều mà bạn cần quan tâm.

Top câu hỏi nên hỏi ngược lại nhà tuyển dụng để "ghi điểm"

1. Vì sao nên hỏi ngược lại nhà tuyển dụng trong phỏng vấn?

Nếu như bạn có thắc mắc không biết có nên hỏi ngược lại nhà tuyển dụng trong phỏng vấn hay không thì câu trả lời sẽ là NÊN đặt câu hỏi. Một số lý do chính để JobOKO đưa ra lời khuyên này cho bạn là:
  • Cơ hội tìm hiểu thông tin từ nhà tuyển dụng.
  • Khẳng định bạn đã tìm hiểu về công ty, việc làm [nên có căn cứ để đặt câu hỏi thích hợp, xác đáng].
  • Thể hiện sự quan tâm, hào hứng với cơ hội việc làm.
  • Phản ánh khả năng giao tiếp, tương tác và kỹ năng phỏng vấn.
  • Hỏi đúng trọng tâm cho thấy sự chuyên nghiệp.

2. Khi nào nên đặt câu hỏi trong phỏng vấn cho nhà tuyển dụng?

Thời điểm ứng viên đặt câu hỏi ngược cho nhà tuyển dụng trong phỏng vấn là một trong những yếu tố quyết định phản ứng và cách nhà tuyển dụng đưa ra phản hồi cho bạn. Nếu chọn sai thời điểm, rất có thể bạn sẽ trở thành ứng viên "giao tiếp kém", "bất lịch sự",... do cắt ngang, ngắt lời nhà tuyển dụng.
Trong phỏng vấn việc làm, ứng viên nên đề cập đến các câu hỏi ngược cho nhà tuyển dụng khi:
  • Nhà tuyển dụng chủ động hỏi bạn: Thường là vào gần cuối buổi trao đổi, gần như 100% người phỏng vấn đều sẽ hỏi ứng viên như "Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?", "Có điều gì bạn muốn biết thêm về công ty không?", "Bạn còn thắc mắc nào không?",... Đây là cơ hội tốt để bạn đặt ra các câu hỏi sắc bén và có được thông tin mình muốn, cũng như tạo ấn tượng tích cực về sự chuyên nghiệp.
  • Khi bạn có thắc mắc và nhà tuyển dụng đã ngừng nói vấn đề trước đó: Đương nhiên, phỏng vấn là một quá trình và bạn cũng không nhất thiết phải đợi đến cuối cùng mới hỏi ngược nhà tuyển dụng. Nếu trong quá trình trao đổi một vấn đề, có thông tin bạn muốn minh bạch hơn, hãy chờ nhà tuyển dụng nói xong vấn đề trước đó và hỏi để rõ hơn.

3. Các thông tin phù hợp để hỏi ngược nhà tuyển dụng

Như đã đề cập ở trên, các chuyên gia tuyển dụng nhân sự đều lưu ý rằng ứng viên nên chuẩn bị để có thể đặt câu hỏi ngược cho người phỏng vấn nhưng không phải tất cả các chủ đề đều thích hợp để nói. Có những khía cạnh bị cho là nhạy cảm và chưa nên đề cập tới trong vòng phỏng vấn. Những thông tin bạn nên hỏi là về:
  • Cơ hội đào tạo.
  • Cơ hội thăng tiến.
  • Chế độ bảo hiểm.
  • Nhân sự và văn hóa công ty.
  • Thông tin về công việc, định hướng.
  • Yêu cầu chi tiết về kỹ năng, năng khiếu [ngoài JD].

Nên hỏi ngược nhà tuyển dụng những vấn đề gì?

4. Những câu hỏi hay nhất để hỏi ngược nhà tuyển dụng

4.1. Câu hỏi về công việc

Thực tế, luôn có những cơ hội việc làm mà khi đọc JD đơn giản, chúng ta nghĩ rằng mình phù hợp, tự tin rằng sẽ đáp ứng được tất cả tiêu chí nhà tuyển dụng đưa ra và quyết định ứng tuyển. Công ty có danh tiếng tốt, quy mô lớn, không gian làm việc bạn cảm thấy rất ấn tượng,... nhưng có thể khi hỏi nhà tuyển dụng trong phỏng vấn bạn mới nhận ra rằng mình không phù hợp với chính công việc đó [không phải các yếu tố bên ngoài].
Gợi ý về những câu hỏi ngược cho nhà tuyển dụng trong phỏng vấn liên quan tới công việc gồm có:
  • Không biết công ty đề cao kỹ năng teamwork hay làm việc độc lập?
Đáp án của câu hỏi này giúp bạn hình dung rõ hơn về môi trường làm việc sắp tới. Vì đặc điểm tính cách có thể hướng nội hoặc hướng ngoại mà mỗi người trong chúng ta sẽ có thế mạnh về làm việc nhóm hoặc làm một mình thì hiệu suất cao hơn.
Ở trong một công ty yêu cầu teamwork nhiều nhưng bạn không thoải mái, như vậy sẽ rất khó khăn; ngược lại, bạn thích trao đổi và minh bạch thông tin nhưng công ty chủ yếu là "việc ai nấy làm" thì chắc chắn bạn cũng sẽ thấy chán nản.
  • Sự kết nối và hỗ trợ giữa nhân viên với sếp và với đồng nghiệp cũng như phòng ban khác trong công ty mình thế nào ạ?
Các công việc trong một tập thể sẽ có liên quan tới nhau, từng cá nhân và từng bộ phận đều ít hay nhiều có sự tương tác. Các mối quan hệ giữa đồng nghiệp với nhau, giữa quản lý với đồng nghiệp và cách phối hợp với phòng ban liên quan ảnh hưởng khá nhiều tới hiệu suất công việc.
Mặc dù đáp án nhà tuyển dụng đưa ra cho bạn có thể khá cơ bản [rằng mọi người rất thân thiện và hỗ trợ nhau kịp thời, nhiệt tình,...] nhưng ít nhất bạn cũng sẽ cảm thấy có động lực và hình dung rõ hơn về công việc, công ty.
  • Máy tính và thiết bị làm việc do công ty cung cấp đúng không ạ?
Thông thường, các thiết bị làm việc sẽ được doanh nghiệp, tổ chức cung cấp cho nhân sự, nhưng cũng có trường hợp bạn sẽ phải tự dùng máy tính, điện thoại của mình khi đi làm chính thức. Nhà tuyển dụng có thể ghi rõ trong tin tuyển hoặc không, việc bạn đặt câu hỏi này không bao giờ là thừa.
Bạn hoàn toàn có thể cảm thấy sẵn sàng tự trang bị, hoặc không thoải mái khi cần dùng đến "tài sản" cá nhân. Hỏi rõ thông tin từ trước, bạn có thêm căn cứ để ra quyết định có nhận job offer không [nếu trúng tuyển].
  • Ngoài những thông tin trong JD và những gì vừa trao đổi, Anh/ Chị có thể tiết lộ thêm cho em/ tôi về yêu cầu kỹ năng của vị trí này được không?
Để hỏi chi tiết hơn về vị trí việc làm, các nhiệm vụ hay yêu cầu bổ sung [ngoài thông tin trong JD], bạn có thể hỏi thêm bằng câu hỏi này. Thế nhưng, đặc biệt lưu ý là bạn nên hỏi khéo, tránh trường hợp "vô tư" hỏi đến những tiêu chí đã có sẵn trong JD hoặc nhà tuyển dụng vừa chia sẻ trước đó [sẽ bị cho là bạn không tìm hiểu kỹ].
Người phỏng vấn là quản lý bộ phận, giám đốc,... có thể tiết lộ thêm cho bạn khá nhiều thông tin hữu ích về yêu cầu chi tiết hơn với vai trò bạn ứng tuyển, bởi vì họ chính là người phân công công việc, hiểu nhất về lĩnh vực và công ty.
  • Nếu trúng tuyển, em có được chọn cơ sở/ chi nhánh làm việc không ạ?
Hỏi về nơi làm việc nếu trúng tuyển cũng là một cách để bạn rõ ràng thông tin [trường hợp trong tin tuyển chưa ghi rõ, công ty có nhiều chi nhánh/ cửa hàng]. Đối với nhà tuyển dụng, khi bạn hỏi nội dung này thì có nghĩa là bạn thực sự quan tâm tới cơ hội việc làm nên cân nhắc tới các điều kiện làm việc, di chuyển và cơ hội phát triển [ví dụ làm việc tại ngân hàng thì hội sở sẽ khác với chi nhánh].

Gợi ý câu hỏi hay để hỏi ngược trong phỏng vấn

4.2. Câu hỏi về cuộc phỏng vấn

Không nhất thiết phải hỏi đến những điều cao xa hay các định hướng tương lai, bạn cũng có thể trực tiếp đặt câu hỏi ngược cho nhà tuyển dụng về chính cuộc phỏng vấn.
  • Anh/ Chị cảm thấy em/ tôi đã thể hiện thế nào trong buổi phỏng vấn hôm nay ạ?
Với hầu hết nhà tuyển dụng, nguyên tắc tuyển dụng nhân sự là chọn ứng viên phù hợp nhất [có thể không phải người giỏi nhất] và ứng viên có tiềm năng nhất, nghĩa là cầu tiến, ham học hỏi và còn không gian để phát triển, hoàn thiện bản thân hơn nữa. Việc bạn hỏi về đánh giá sơ bộ của họ về mình trong phỏng vấn sẽ phần nào cho thấy bạn rất "để ý" tới cách nhìn nhận của nhà tuyển dụng [đánh giá cơ hội trúng tuyển] và muốn chuyên nghiệp hơn trong phỏng vấn, tìm việc nói chung.
Có thể nhà tuyển dụng sẽ không trả lời chi tiết hay trực tiếp với câu hỏi này nhưng cũng có thể, bạn thấy được một chút thông tin từ cách diễn đạt, thái độ của họ.
  • Không biết khi nào có kết quả phỏng vấn vị trí này ạ?
Thông tin về mốc thời gian nhà tuyển dụng dự kiến sẽ có kết quả phỏng vấn giúp bạn dễ điều chỉnh các kế hoạch tìm việc tiếp theo của mình - biết cần đợi đến ngày nào, nếu đến thời điểm đó chưa thấy thông báo qua email, điện thoại thì bạn có thể hỏi thăm kết quả phỏng vấn đúng cách.
Quan trọng hơn thế, nếu bạn đang có nhiều sự lựa chọn khác nhau, bạn có thể so sánh và lựa chọn đi làm ở công ty, tổ chức bạn yêu thích hơn, cung cấp điều kiện làm việc và mức lương tốt hơn - miễn là bạn sớm biết kết quả phỏng vấn.
  • Nếu em/ tôi có thắc mắc và/ hoặc câu hỏi khác về công việc thì có thể liên hệ qua kênh nào thì thích hợp nhất?
Rất ít ứng viên nghĩ tới tầm quan trọng của nhà tuyển dụng trực tiếp liên lạc và trao đổi với bạn, trong khi thông tin này cực kỳ cần thiết. Biết mình có thể liên hệ với ai để hỏi thông tin quan tâm, bạn cũng có thể cá nhân hóa cách giao tiếp [ví dụ thay vì chung chung là "Kính gửi phòng Tuyển dụng", bạn có thể đổi thành "Kính gửi Ms. [tên]" hoặc "Thân gửi Chị [tên]"].

4.3. Câu hỏi về công ty

  • Anh/ Chị có thể giới thiệu một chút về nhân sự và môi trường làm việc của mình được không ạ?
Với sự bùng nổ của internet, chúng ta có thể dễ dàng khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, ví dụ trên các trang review công ty sẽ có chia sẻ từ ứng viên từng đến phỏng vấn hoặc nhân viên cũ. Thế nhưng, vì thế mà đôi lúc chúng ta quên mất rằng mình có thể hỏi trực tiếp.
Cách những người đang làm việc ngay tại công ty, một người quản lý, nhà tuyển dụng chuyên nghiệp nhìn nhận về phương thức hoạt động, môi trường làm việc, sự kết nối, văn hóa doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng với ứng viên. Tips cho bạn ở câu hỏi này là hãy quan sát kỹ phản ứng khi nhà tuyển dụng nghe câu hỏi [thái độ, khoảng ngắt nghỉ] sau đó mới đến nội dung đáp án.
  • Quy mô công ty mình hiện nay có bao nhiêu nhân viên ạ?
Những công ty, tập đoàn lớn có truyền thông mạnh, thương hiệu tuyển dụng uy tín thì rất có thể thông tin về quy mô nhân sự, số lượng chi nhánh sẽ có rất nhiều trên internet, bạn tự tìm hiểu được. Tuy nhiên, ở các công ty vừa và nhỏ, startup thì bạn nên hỏi nhà tuyển dụng.
Thông tin về quy mô nhân sự quan trọng vì có thể quyết định khối lượng công việc bạn đảm nhiệm, quy trình làm việc bạn cần tuân thủ - đặc biệt là với những vai trò như kế toán, chuyên viên nhân sự, hành chính hay nhân viên truyền thông nội bộ,... Ở các doanh nghiệp lớn, lượng công việc có thể nhiều, có quy trình làm việc rõ ràng là điểm cộng nhưng đôi khi sự chuyên biệt của một vị trí không giúp bạn học hỏi được nhiều hoặc quy trình sẽ "cồng kềnh".
  • Công ty mình thiên về làm việc theo quy trình cố định hay tùy biến, linh hoạt ạ?
Kiểu câu hỏi về quy trình làm việc giúp bạn hình dung rõ nhất về môi trường làm việc. Quy trình rõ ràng có thể đi kèm với những gò bó, hoặc cần khả năng tương tác và xây dựng mối quan hệ tích cực với đồng nghiệp cũng như các phòng ban - đôi khi sẽ áp lực với các bạn hướng nội.
Trong khi đó, các môi trường công ty thoải mái, thân thiện thì sự linh hoạt cũng là điểm thách thức vì thường đòi hỏi bạn có khả năng phản ứng nhanh, giải quyết vấn đề hiệu quả [do có thể có nhiều tình huống phát sinh, chưa có tiền lệ xử lý,...].
Lưu ý: Muốn thực sự tự tin, thoải mái khi đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng, trước đó bạn sẽ cần trả lời tốt các câu hỏi của họ. Suy cho cùng, phỏng vấn là 2 chiều nhưng thường nhà tuyển dụng sẽ chủ động dẫn dắt và đặt câu hỏi đúng trọng tâm để ứng viên thể hiện năng lực chuyên môn, kỹ năng mềm của mình nổi bật hơn.
Như vậy, quá trình để chuẩn bị cho một buổi phỏng vấn việc làm sẽ không chỉ dừng lại ở lời giới thiệu bản thân và các câu hỏi bạn dùng để khai thác thông tin từ nhà tuyển dụng. Cùng với đó, hãy tập trung vào thế mạnh bạn có bằng cách lồng ghép thông tin, trả lời chính xác, đầy đủ và đúng trọng tâm cho mỗi câu hỏi phỏng vấn.
Nếu như bạn chưa có hướng để dự đoán về những nội dung nhà tuyển dụng sẽ đề cập trong phỏng vấn thì tham khảo bộ sưu tập các câu hỏi phỏng vấn hay gặp sẽ cực kỳ ý nghĩa và hữu ích. Điển hình như trên JobOKO.com [mục Cẩm nang nghề nghiệp] cung cấp các bộ sưu tập câu hỏi các ngành nghề, vị trí việc làm khác nhau rất phong phú. Qua đó ứng viên sẽ có định hướng cơ bản để phân tích những câu hỏi hay gặp, nghiên cứu cách trả lời và thực hành cách diễn đạt từ trước.

Nên hỏi những câu hỏi về công ty như thế nào?

5. Những câu hỏi cấm kỵ không nên đề cập

Bên cạnh danh sách những câu hỏi hay nhất để hỏi ngược lại nhà tuyển dụng trong phỏng vấn, có một số chủ đề, kiểu câu hỏi bạn không bao giờ nên nhắc tới. Lý do là vì chủ đề có tính chất nhạy cảm, hơi "kém duyên" và sẽ khiến hình ảnh của bạn trong đánh giá của nhà tuyển dụng trở nên tiêu cực hơn, không phù hợp, điển hình như:
  • Hỏi về tiền bạc, lương thưởng: Bạn sẽ được biết thông tin và có cơ hội deal lương nếu trúng tuyển.
  • Nghỉ phép, du lịch: Đây là một trong điều kiện phúc lợi của hầu hết doanh nghiệp hiện nay và "chờ" tới khi trúng tuyển, đi làm bạn sẽ rõ, không quá cần thiết để hỏi ngay trong phỏng vấn.
  • Hỏi về giới tính của nhân sự trong công ty: Đây không phải nội dung để "đùa vui" và cũng không quá quan trọng. Những nhà tuyển dụng nghiêm túc có thể cảm thấy bạn "kỳ quặc".
  • Thời gian, giờ giấc làm việc: Tương tự như lương, chế độ phúc lợi, bạn sẽ được thông báo về các thông tin liên quan sau khi trúng tuyển.
  • Cách tính OT [làm thêm giờ]: Có thể khiến bạn bị hiểu lầm là không sẵn sàng OT, quá so đo thiệt hơn, không tự nguyện nỗ lực vì mục tiêu chung.
  • Trang phục mặc đi làm: Với câu hỏi này, bạn đang cho thấy những gì mình quan tâm hoàn toàn không đúng trọng tâm.
  • Hiệu quả kinh doanh: Các thông tin về doanh thu, lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh là thông tin cần được bảo mật.
  • Vì sao nhân viên cũ nghỉ việc: Đây cũng là một câu hỏi ngược hoàn toàn không phù hợp cho nhà tuyển dụng vì mỗi nhân viên có lý do khác nhau để nghỉ việc, đôi khi là vấn đề mà doanh nghiệp, tổ chức không muốn bạn biết.

Tránh đề cập câu hỏi nào để nhà tuyển dụng đánh giá cao

6. Lưu ý khi đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng

Để quá trình đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng và nhận được câu trả lời thỏa đáng trong phỏng vấn, những lưu ý cho bạn về cách đặt câu hỏi, thời điểm hỏi, thái độ khi hỏi,... được tóm tắt trong những tiêu chí sau:
  • Chọn đúng thời điểm.
  • Thái độ lịch sự.
  • Nghiêm túc, đừng nghiêm trọng.
  • Lắng nghe câu trả lời.
  • Quan sát phản ứng.
  • Hỏi 2 - 3 câu, không hỏi quá nhiều.
Đặt câu hỏi ngược cho nhà tuyển dụng trong phỏng vấn là cơ hội tốt mà ứng viên của bất kỳ vị trí nào cũng nên tận dụng. Dĩ nhiên, việc hỏi thông tin gì, bằng cách nào, có đủ khéo léo hay chưa thì phụ thuộc vào sự chuẩn bị và phong cách giao tiếp. Chúc bạn thể hiện hoàn hảo trong suốt buổi phỏng vấn và ứng tuyển là trúng tuyển!

MỤC LỤC:
1. Vì sao nên hỏi ngược lại nhà tuyển dụng trong phỏng vấn?
2. Khi nào nên đặt câu hỏi trong phỏng vấn cho nhà tuyển dụng?
3. Các thông tin phù hợp để hỏi ngược nhà tuyển dụng
4. Những câu hỏi hay nhất để hỏi ngược nhà tuyển dụng
5. Những câu hỏi cấm kỵ không nên đề cập
6. Lưu ý khi đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng

Đọc thêm: Phỏng vấn ngược là gì? Một số câu phỏng vấn ngược thông minh?

Đọc thêm: Những câu hỏi "đắt giá" nên hỏi nhà tuyển dụng trước khi phỏng vấn

Video liên quan

Chủ Đề