Cắt hết dạ dày sống được bao lâu

Nếu không may bị ung thư dạ dày, việc phải cắt bỏ một phần dạ dày có thể sẽ xảy ra nếu giai đoạn bệnh nặng. Vậy cắt ung thư dạ dày sống được bao lâu? Có phương thức chữa trị nào khác không?

Ung thư dạ dày là hiện tượng các tế bào cấu trúc bình thường của dạ dày trở nên bất thường đột biến và tăng sinh một cách không kiểm soát, xâm lấn các mô ở gần [xâm lấn cục bộ] hay ở xa [di căn] qua hệ thống bạch huyết.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày có thể kể đến như:

  • Vi khuẩn Hp [Helicobacter pylori]: Đây là tác nhân gây ung thư dạ dày hàng đầu, người bệnh cần hết sức lưu ý.

  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Việc ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, ăn mặn, đồ nướng, chiên xào, các thực phẩm chứa chất bảo quản… là nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn.

  • Người mắc bệnh thiếu máu ác tính.

  • Bị viêm dạ dày thể teo, viêm loét dạ dày mãn tính do vi khuẩn Hp nhưng không được điều trị triệt để.

  • Thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn và các chất kích thích như: Rượu, bia, thuốc lá…

  • Tâm lý: Thường xuyên lo lắng, trầm cảm, căng thẳng gây ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng viêm loét dạ dày mãn tính, đây là tác nhân gián tiếp gây tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.

Thông thường với ung thư dạ dày, sau khi phẫu thuật triệt để [cắt bỏ hoàn toàn], tỷ lệ sống sót trong 5 năm là khoảng 90% đối với ung thư giai đoạn I, 70% đối với ung thư giai đoạn II, 30 đến 50% đối với ung thư giai đoạn III, và 10% đối với ung thư giai đoạn IV.

Còn đối với các loại chỉ định một phần cắt dạ dày trong bệnh khác [viêm loét dạ dày, cắt dạ dày cho người béo phì,…] thì người bệnh vẫn sống khỏe mạnh bình thường mà không gặp vấn đề gì cả.

Như vậy, cắt ung thư dạ dày sống được bao lâu là tùy thuộc vào giai đoạn bệnh và sức khỏe của người bệnh. Có thể rất dài khi phát hiện bệnh sớm.

Gia Huy

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

  • Sức khỏe cho mẹ và bé
  • Viên uống tăng chiều cao GH

Phiên bản di động

Những trường hợp nguy hiểm như ung thư dạ dày, thủng dạ dày… thì các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng phương pháp phẫu thuật cắt dạ dày. Nhiều người bệnh thắc mắc phẫu thuật cắt dạ dày sống được bao lâu và có ảnh hưởng gì không? Cùng tham khảo tại bài viết sau đây.

Khi nào cần cắt bỏ dạ dày?

Mặc dù cơ thể là một khối thống nhất nhưng cũng có nhiều cơ quan khi bị thiếu đi thì chúng ta vẫn có thể sống được mặc dù gặp nhiều khó khăn. Dạ dày là bộ phận quan trọng của cơ thể để tiêu thụ thức ăn nhưng nếu không còn nó thì việc tiêu hóa sẽ diễn ra như thế nào?

Hầu hết các bệnh đau dạ dày đều có thể chữa khỏi thông qua các phương pháp bảo tồn. Tuy nhiên, một số căn bệnh như thủng dạ dày hoặc ung thư dạ dày buộc bác sĩ phải chỉ định cắt bỏ một phần dạ dày hoặc toàn bộ dạ dày.

Thứ tự bình thường trong hệ thống tiêu hóa sẽ là thức ăn di chuyển từ thực quản vào dạ dày và đi xuống ruột non để tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng và đến giai đoạn bài tiết. Nhưng khi không còn dạ dày, con đường này sẽ bị rút ngắn lại, thực quản sẽ được nối trực tiếp với tá tràng và ruột non. Đồng thời cho phép những tuyến tụy và ống dẫn mật chảy vào tá tràng.

Mặc dù ruột non sẽ không đảm nhận toàn bộ trách nhiệm của việc tiêu hóa, những vốn dĩ cơ thể con người có một khả năng hỗ trợ rất lớn từ các bộ phận với nhau như một phép lạ. Do đó, mọi người có thể quay trở lại cuộc sống bình thường sau khi cắt bỏ dạ dày. Nhưng lúc này nhiều người lại lo lắng việc cắt bỏ dạ dày sống được bao lâu khi các bộ phận khác của hệ tiêu hóa phải cố gắng làm việc thay chức năng dạ dày.

Tìm hiểu: 10 nguyên nhân gây co thắt dạ dày và cách chữa đơn giản tại nhà

Cắt dạ dày sống được bao lâu?

Nhưng trong giai đoạn đầu sau khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ chỉ được ăn qua đường tĩnh mạch để các cơ quan nội tạng được hồi phục dần dần. Lúc này vị trí mới cắt bỏ tại ruột non và thực quản mà gặp phải bất kỳ rò rỉ nào cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, bệnh nhân sẽ được giữ ở bệnh viện khoảng 1 – 2 tuần sau khi mổ. Đây cũng là giai đoạn khó khăn nhất, với những đau đớn tại vết mổ, nhưng thời gian này cũng quyết định việc đưa cơ thể về với lịch trình bình thường.

Giai đoạn tiếp theo bệnh nhân sẽ được hoạt động nhẹ nhàng và ăn các bữa ăn nhỏ vì tiêu hóa không còn hiệu quả như trước. Nhiều người bệnh thường sẽ bị suy nhược cơ thể sau thời gian cắt bỏ dạ dày và cần bổ sung vitamin phù hợp. Trong thời gian này, bệnh nhân nên cung cấp đầy đủ vitamin khoáng chất cho cơ thể giúp hồi phục tốt nhất. Còn việc phẫu thuật cắt bỏ dạ dày sống được bao lâu thì sẽ tùy thuộc vào từng tình trạng và sức khỏe của người bệnh.

Đối với trường hợp chỉ cắt bỏ một phần dạ dày sẽ gặp phải cảm giác đau đớn trong thời gian hậu phẫu. Nhưng sau đó, nếu không có biến chứng gì, bệnh nhân sẽ khỏe mạnh hoàn toàn và có thể quay trở về cuộc sống bình thường nhưng cần điều trị thói quen sinh hoạt và ăn uống khoa học theo hướng dẫn bác sĩ.

Trường hợp bệnh nhân phải phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn dạ dày do ung thư di căn thì thời gian sống kéo dài bao lâu còn tùy vào từng tình trạng bệnh đang ở giai đoạn nào. Nếu đang ở giai đoạn đầu thì 90% người bệnh thời gian sống có thể kéo dài khoảng 5 năm , tỷ lệ này sẽ càng giảm đi khi bệnh nặng hơn. Bệnh nhân ở giai đoạn 2 sẽ là 70%, giai đoạn 3 là 30 -50%, giai đoạn 4 là khoảng 10%. Do đó, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời càng giúp người bệnh có cơ hội sống sót kéo dài hơn.

Các kỹ thuật cắt bỏ dạ dày phổ biến hiện nay

Như vậy, cắt dạ dày sống được bao lâu còn tùy vào nhiều yếu tố như sức khỏe, giai đoạn bệnh… Ngoài ra, phương pháp phẫu thuật nào phù hợp cũng được bác sĩ chọn lựa dựa trên những tiêu chí này. Hiện nay, có hai loại kỹ thuật cắt bỏ dạ dày được sử dụng cụ thể là:

  • Phương pháp mổ hở: Bác sĩ sẽ thực hiện rạch một đường ở ngoài vùng bụng sau đó tiến hành cắt đi một phần hoặc toàn bộ dạ dày và nối các vị trí còn lại với nhau bằng các dụng cụ chuyên biệt. Đây là phương pháp truyền thống được sử dụng nhiều, nhưng chúng để lại sẹo lớn và có nhiều nguy cơ biến chứng hơn.
  • Phương pháp nội soi: Thay vì rạch 1 đường dài giữa bụng, bác sĩ sẽ chỉ rạch những đường nhỏ trên bụng để cắt đi một phần hoặc toàn bộ dạ dày. Kỹ thuật này khiến cho vết mổ ít để lại sẹo và chúng mang lại độ chính xác cao, cũng an toàn hơn là phương pháp mổ truyền thống.

Biến chứng có thể gặp sau khi phẫu thuật

Việc cắt dạ dày sống được bao lâu cũng tùy thuộc vào cơ thể có gặp phải các biến chứng nguy hiểm hay không. Dưới đây là một số vấn đề sau khi phẫu thuật bệnh nhân có thể gặp phải:

  • Kém hấp thụ chất dinh dưỡng: Dạ dày bị cắt bỏ việc hấp thụ chất dinh dưỡng chắc chắn không còn được như trước. Do đó, một số chất dinh dưỡng khó hấp thụ như sắt, canxi, vitamin D không thực hiện được gây tình trạng thiếu máu, thiếu sắt, loãng xương…
  • Bị hở loét vết nối thực quản – tá tràng: Đây là biến chứng hiếm xảy ra nhưng lại rất nguy hiểm cho bệnh nhân. Khi vết nối bị hở hay loét thì người bệnh sẽ gặp phải hiện tượng đau bụng, suy nhược toàn thân, giảm cân, thiếu máu, chảy máu tiêu hóa, rò rỉ tại dạ dày hoặc hỗng tá tràng… Nếu không phát hiện sớm có thể dẫn đến chết người.
  • Hội chứng Dumping: Đây là vấn đề thường gặp ở những người bệnh cắt bỏ dạ dày. Hội chứng này xảy ra do thức ăn đưa vào cơ thể không có dạ dày chứa nên trôi tuột xuống ruột non gây ra những vấn đề tiêu hóa như nôn, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy…

Lưu ý

Phẫu thuật cắt bỏ dạ dày khiến cho quá trình hấp thụ thức ăn có nhiều thay đổi. Chính vì vậy, cần tuân thủ những lưu ý sau đây để cải thiện tình trạng bệnh và hồi phục cơ thể nhanh nhất.

  • Giai đoạn đầu bệnh nhân nên ăn các thức ăn dễ tiêu hóa, loãng, mềm như cháo, canh, súp… rồi dần dần có thể ăn những thực phẩm đặc hơn.
  • Chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày thành 6 – 8 bữa để cơ thể dễ dàng hấp thụ.
  • Trong khi ăn nhai thật kỹ, ăn chậm để giảm bớt gánh nặng cho các bộ phận tiêu hóa còn lại.
  • Các thực phẩm bổ sung cho cơ thể cần đa dạng và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Không nên ăn các thực phẩm cay nóng, chứa nhiều acid. Không dùng rượu bia và các chất kích thích có hại.
  • Nghỉ ngơi thoải mái sau khi ăn, không vận động mạnh gây ảnh hưởng tới việc tiêu hóa.
  • Sau khi phẫu thuật cắt bỏ dạ dày, có nhiều trường hợp bị xuất huyết dạ dày, vết mổ nhiễm trùng, đầy hơi, chướng bụng. Bệnh nhân cần tới gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Dạ dày đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, nhưng khi cắt bỏ dạ dày bệnh nhân vẫn có thể sống khỏe mạnh. Còn việc cắt dạ dày sống được bao lâu thì tùy thuộc vào tình trạng bệnh và việc bảo vệ sức khỏe của mỗi người. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

SocialForestry.org.vn được biết đến là cổng điện tử cung cấp những thông tin, kiến thức liên quan tới sức khỏe hệ tiêu hóa nói chung và các bệnh về dạ dày nói riêng. Chúng tôi luôn tập chung để xây dựng và phát triển website với hệ thống nội dung đầy đủ và chính xác, nhằm cung cấp các lý thuyết và kinh nghiệm trong việc chăm sóc và điều trị sức khỏe cho các độc giả một cách tốt nhất.

Video liên quan

Chủ Đề