Tại sao bị trúng gió

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Ở Việt Nam, tồn tại một quan niệm dân gian gọi là trúng gió, hay cảm, cảm gió, trúng phong được hiểu như là bị "gió" [hay "gió độc"] nhập vào cơ thể, gây ra một hoặc nhiều triệu chứng như mỏi mệt, sốt, nhức đầu, buồn nôn, nôn, đau bụng, nhức mỏi tay chân v.v. Trong quan niệm dân gian, chỉ có bạc mới trị được gió.

Theo quan điểm y học hiện đại, các triệu chứng trên có thể tương ứng với nhiều bệnh, thường gặp nhất là nhiễm siêu vi [cúm, sốt xuất huyết], nhiễm trùng, ngộ độc v.v. Có khi những bệnh trầm trọng hơn, như tai biến mạch máu não, cũng bị xem là trúng gió dẫn đến điều trị không thích hợp và kịp thời.

Chữ "phong" còn được dùng trong nhiều tên gọi bệnh như thống phong [bệnh Gout], phong sang hay phong ngứa [dị ứng], phong đòn gánh [uốn ván], phong cùi, phong thấp [đổ mồ hôi tay chân nhiều]...

  • Giải mã bệnh trúng gió

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Trúng_gió&oldid=66080198”

Mùa lạnh, ngoài mấy bệnh hay gặp là cảm lạnh, viêm đường hô hấp trên, dưới và bệnh tiêu chảy cấp, tai biến mạch máu não... trúng gió cũng rất thường gặp. Tây y gọi là cảm mạo, Đông y gọi là nhóm bệnh “Thời khí”, bệnh do thời tiết, khí hậu gây nên.

Đừng coi thường trúng gió

Chị Kim Dung ở ngõ 678 đường Giảng Võ, Hà Nội vừa chuẩn bị lên xe buýt đi làm bỗng thấy xây xẩm mặt mày, ngã ngất ra đường. Mọi người vội đưa chị vào một nhà gần đó xoa dầu, cho uống nước gừng... Một lát sau chị tỉnh, nhưng toàn thân đau ê ẩm, nôn nao rất khó chịu.

Theo đông y, trường hợp của chị Dung là bị trúng gió độc. Trúng gió hay xảy ra khi thời tiết như nắng, gió, trời lạnh, sương giá, mưa... tác động, cơ thể không thích ứng kịp nên mắc bệnh. Người bị trúng gió thường ớn lạnh gáy, sống lưng, tay, chân, có khi kèm nhức đầu, chóng mặt, chảy nước mũi, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy. Nặng thì hôn mê, tay chân rất lạnh, co cứng, có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cứu chữa kịp thời.

Với Tây y, trúng gió chỉ cần uống thuốc trị cảm, uống thêm vitamin C để tăng sức đề kháng. Còn Đông y thì cạo gió, đánh gió, hút giác, lể... là khỏi. Trong dân gian, trúng gió nhẹ chỉ cần cạo gió, đánh gió bằng dầu nóng, nước gừng hay được dùng nhất, sau đó cho người bệnh uống nước đường gừng nóng, sữa, nước cam, ủ ấm, ăn  cháo hành, tía tô nóng... là khỏi.

Tuy trúng gió nhẹ có thể chữa đơn giản nhưng nếu không được điều trị triệt để sẽ mệt mỏi khó chịu hàng tháng trời, hoặc để lại di chứng tiềm tàng cho các chứng phong thấp, tê thấp, mất khả năng đề kháng...

Xử trí khi trúng gió bị ngất

Trúng gió gây ngất như trường hợp của chị Kim Dung là trạng thái mất ý thức đột ngột, người bệnh đột ngột ngã lăn ra bất tỉnh. Theo bác sĩ đông y Nguyễn Ngọc Phái, khi thấy người bị trúng gió ngất, cần khẩn trương tác động vào huyệt nhân trung nằm ngay dưới gốc mũi, ở vị trí 1/3 trên của rãnh nhân trung giúp họ thoát khỏi tình trạng ngất càng nhanh càng tốt.

Sau khi bệnh nhân tỉnh, đặt bệnh nhân nằm đầu thấp hơn chân [để tăng lượng máu nuôi dưỡng não], nghiêng đầu sang một bên [để tránh tụt lưỡi hoặc hít phải chất nôn vào phổi], đắp chăn ấm, tránh gió lùa. Đồng thời cho ngửi tinh dầu [dầu cao Trường Sơn, dầu Gấu...], xoa dầu vào nhân trung...

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Huệ [Trung tâm tư vấn chăm sóc SKSS Hà Đông, Hà Nội]: Để tránh bị trúng gió, những hôm nhiệt độ xuống thấp, người già và trẻ em nên hạn chế ra ngoài trời để giữ ấm. Không ra ngoài, nhưng không nên nằm hoặc ngồi yên một chỗ, mà cần vận động liên tục để mạch máu lưu thông. Không bật điều hòa quá ấm hoặc lò sưởi quá cao vì khi từ phòng ấm ra ngoài, nhiệt độ chênh lệch lớn dễ bị cảm lạnh, trúng gió.

Ở miền núi, nhiệt độ còn thấp và rét buốt hơn, gió lùa mạnh, nên giữ ấm là quan trọng nhất. Phải giữ ấm toàn thân, bởi có rất nhiều người thân thì mặc ấm, nhưng lại đi chân đất, như thế vẫn không phải là ấm, bởi đôi chân là trái tim thứ hai của con người. Nếu phải lội nước hay quần áo bị ướt, cần thay đồ và hong khô ngay kẻo cảm lạnh và mắc các bệnh khác. 

Tránh trúng gió ngày độc

- Ngày lạnh trước khi ra đường nên đội mũ che tai, quàng khăn để tránh gió lùa vào tai, cổ - những nơi dễ bị nhiễm lạnh.

- Các cụ già nên đợi khi có ánh sáng mặt trời, sương lạnh tan bớt hãy mặc ấm, đội mũ, quàng khăn đầy đủ để tránh gió và đột quỵ. Khi vận động thấy nóng người có thể cởi bớt trang phục chứ không nên mặc phong phanh bởi rất dễ bị trúng gió.

- Không nên uống rượu chống lạnh vì cồn làm cơ thể nóng lên nhưng khi giã rượu sẽ bị lạnh.

- Nếu tắm cần tránh nơi có gió lùa, lau người khô nhanh để không bị mất nhiều nhiệt và nhiễm lạnh. Tốt nhất tắm nhanh, lau người rồi chui vào chăn nằm tới khi ấm. 

Theo Hà Dương

Gia đình

Page 2

Cơ thể mệt mỏi, xanh xao, khó thở, ăn kém… nhiều người thường nghĩ là do suy nhược cơ thể, nên tìm mua thuốc bổ đông y để uống. Thuốc bổ nhưng sử dụng không đúng cách đôi khi trở thành thuốc độc đối với cơ thể.

Uống thuốc bổ, bệnh nặng thêm

Viện Tim mạch Việt Nam [Hà Nội] là nơi đã từng tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân tim mạch nhập viện trong tình trạng nguy kịch như vừa suy tim, vừa suy thận, thậm chí suy gan do nhiễm độc, nhiều trường hợp quá nặng đã tử vong. Điều tra bệnh sử thường cho thấy các bệnh nhân đã có một thời gian dài dùng thuốc bổ đông y để nâng cao thể trạng.

Cơ thể gầy yếu, mệt mỏi, da xanh xao, khó thở, ăn kém… là dấu hiệu suy tim. Đây là một hội chứng lâm sàng phức tạp, là hậu quả của tổn thương thực thể hay rối loạn chức năng tim mạch, dẫn đến tâm thất không đủ khả năng tiếp nhận máu [suy tim tâm trương] hoặc tống máu [suy tim tâm thu] theo nhu cầu của cơ thể. Nhưng nhiều người khi gặp các triệu chứng trên thường nghĩ là do suy nhược cơ thể, nên tìm đến các bài thuốc bổ đông y. Không đi khám, không được chẩn đúng bệnh, nhiều người lạm dụng thuốc đông y như thứ thuốc bổ vạn năng. Hậu quả là bệnh ngày một trầm trọng.

Cũng có nhiều người đã phát hiện mắc bệnh tim mạch như suy tim, rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp nhưng vẫn sử dụng thuốc bổ đông y, vì quan niệm đông tây y kết hợp sẽ tốt hơn, hay uống thuốc tây rất “độc” phải dùng thêm thuốc bổ đông y để bảo vệ sức khoẻ. Hậu quả của việc dùng thuốc bổ đông y không đúng cách là sau thời gian dài dùng thuốc bệnh không thuyên giảm mà trở nên trầm trọng, làm cho quá trình điều trị thêm khó khăn.

Sao phải thận trọng?

Các bác sĩ cho biết thành phần của thuốc bổ đông y gồm nhiều vị thuốc có chức năng giữ nước và phần lớn thuốc bổ đông y là thuốc sắc phải uống dưới dạng nước nhiều lần trong ngày. Đây là điều bất lợi cho bệnh nhân tim mạch, nhất là đối với bệnh nhân suy tim, vì thuốc nước sắc làm tăng thể tích tuần hoàn, dẫn đến tăng huyết áp. Theo TS Tạ Mạnh Cường, viện Tim mạch Việt Nam, tăng thể tích tuần hoàn sẽ khiến tim làm việc nặng hơn, tăng áp lực cho tim và suy tim sẽ nặng hơn.

Các loại chất bổ có nguồn gốc từ động vật như cao, lộc nhung, phủ tạng động vật cũng là những loại thuốc bổ đông y không có lợi cho bệnh nhân tim mạch, đái tháo đường, rối loạn chuyển hoá, vì những chất bổ dưỡng gốc động vật cung cấp rất nhiều cholesterol có hại, làm gia tăng bệnh sẵn có và gây ra các biến chứng nguy hiểm khác.

Lời khuyên của các bác sĩ là để sử dụng thuốc bổ đông y đúng cách và hiệu quả, người bệnh cần được khám kỹ lưỡng. Bệnh nhân tim mạch, đái tháo đường phải hết sức thận trọng và cần có sự kết hợp điều trị của thầy thuốc đông y và tây y. Trong trường hợp không mắc những bệnh trên, muốn sử dụng thuốc bổ đông y thì nên đến những cơ sở đông y tin cậy để được khám và bốc thuốc. Không nên tin vào những lời mách bảo đồn thổi về thầy lang vườn. Khi đi khám đông y, những người đã được bác sĩ tây y chẩn bệnh cũng nên cho thầy thuốc đông y biết kết quả thăm khám, xét nghiệm và đơn thuốc tây y đã và đang dùng để thầy thuốc đông y có thể đưa ra những bài thuốc điều trị tốt nhất.

Theo Hà Anh

Sài Gòn tiếp thị

Video liên quan

Chủ Đề