Canxi sinh học là gì

Canxi là gì? Canxi có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Thứ Sáu ngày 29/05/2020

  • Những lưu ý khi bổ sung canxi cho trẻ nào mà mẹ cần biết
  • Thực hư chuyện vỏ tôm có canxi không?
  • Vì sao bà bầu uống canxi bị buồn nôn?

Canxi là một loại chất đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể. Vậy cụ thể những vai trò đó là gì? Canxi có tác dụng gì đối với sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây ngay nhé!

Canxi là một loại chất đã quá quen thuộc với hầu như tất cả mọi người. Tuy nhiên, về vai trò và tác dụng của canxi đối với cơ thể thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về canxi cũng như biết canxi có tác dụng gì đối với sức khỏe con người. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Canxi là gì?

Canxi [bắt nguồn từ tiếng Pháp calcium] là một nguyên tố hóa học có ký hiệu Ca. Nó đứng ở vị trí số 20 trong bảng tuần hoàn. Đây là một kim loại kiềm có nguyên tử khối là 40.

Canxi là một nguyên tố thiết yếu cho các sinh vật sống, đặc biệt là trong sinh lý tế bào. Chúng thường tồn tại dưới 3 dạng trong máu: 50% dưới dạng ion Ca2+, gần 50% kết hợp với protein huyết tương, chủ yếu là albumin và chỉ còn rất ít là ở dưới dạng phức hợp với photphat, citrat, cacbonat. Ở đây có sự di chuyển của ion Ca2+ vào và ra khỏi tế bào chất, có vai trò mang tín hiệu cho nhiều quá trình trong tế bào.

Canxi đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với con người. Trong cơ thể con người, canxi chiếm khoảng 1,5 - 2% trọng lượng cơ thể người, 99% lượng canxi tồn tại trong xương, răng, móng và 1% trong máu. Canxi khi kết hợp với photpho sẽ là thành phần cấu tạo cơ bản tạo nên xương, răng và làm cho xương và răng chắc khỏe.

Canxi đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với con người

Canxi tồn tại trong cơ thể người dưới hai dạng:

- Canxi trong xương: Thành phần hóa học của xương bao gồm có 25% nước, 20% protein, 5% lipit, lượng nhỏ glycosaminoglycan và gần 50% là chất khoáng. Trong đó hầu hết các chất khoáng là muối canxi.

- Canxi ngoài xương: Lượng canxi nằm trong dịch ngoài tế bào và tổ chức mềm ở người bình thường không lớn hơn 10gr. Canxi ngoài xương đóng vai trò cần thiết cho các hoạt động thần kinh cơ và quá trình đông máu.

Canxi có tác dụng gì đốivới cơ thể

Canxi là một trong những nguyên tố thiết yếu cho sự sống của con người. Mức canxi trong các loài động vật có vú thường được kiểm soát vô cùng chặt chẽ. Trong cơ thể con người, thì có đến 98% canxi nằm trong xương và răng, còn 2% còn lại là các ion nằm trong máu để thực hiện các chức năng thần kinh cơ và đông máu.

Canxi là yếu tốthiết yếu cho sự sống của con người

Nếu tuyến cận giáp bị kích thích do thiếu canxi thì sẽ phải liên tục tiết ra quá nhiều hormone. Điều này sẽ khiến cho chức năng của tuyến giáp làm việc quá mức và không còn kiểm soát được nồng độ canxi trong máu nữa. Nồng độ canxi tăng cao trong máu sẽ dẫn đến tình trạng loạn nhịp tim. Khi tim bị loạn nhịp, tuyến giáp lại phải tiết ra hormone để làm giảm nồng độ canxi trong máu, chuyển lượng chất thừa đó ra ngoài tới các tổ chức khác để duy trì sự ổn định nồng độ canxi trong máu.

- Hệ cơ bắp: Ion canxi đóng vai trò quan trọng trong hoạt động co giãn của cơ bắp. Nếu thiếu canxi, khả năng đàn hồi của cơ bắp cũng sẽ bị kém hơn. Từ đó dẫn đến tình trạng cơ mau bị mỏi mệt, thể lực yếu hoặc làm tăng kích thích thần kinh cơ.

- Hệ thần kinh: Ion canxi đóng vai trò thiết yếu trong việc dẫn truyền thần kinh. Nếu thiếu canxi, các hoạt động dẫn truyền thần kinh sẽ gặp tình trạng bị ức chế.

- Hệ miễn dịch: Canxi đóng vai trò như một sĩ quan chỉ huy của quá trình phản ứng miễn dịch và phát hiện sớm những tác nhân gây bệnh.

Ngoài việc đóng vai trò quan trọng trong việc hoạt động của các cơ quan, canxi còn tham gia vào quá trình đông máu, làm giảm thiểu lượng máu thấm ra ngoài mạch. Canxi có tác dụng bổ trợ với các chứng xuất huyết và các bệnh dị ứng, chúng có khả năng làm cho các tế bào tăng khả năng kết nối với nhau. Ngoài ram canxi còn có tác dụng bảo vệ đường hô hấp nhờ việc làm tăng sự chuyển động của hàng tế bào lông giúp đẩy bụi và các dị vật ra ngoài khỏi đường hô hấp.

Canxiđóng vai trò quan trọng trong việc hoạt động của các cơ quan

Đối với người lớn calcium có tác dụng gì?

- Canxi giúp xây dựng nên một hệ xương khớp chắc khỏe. Phòng ngừa các bệnh như loãng xương, làm giảm tình trạng đau nhức, khó khăn trong vận động và làm lành nhanh các vết nứt gãy do chấn thương trên xương.

- Canxi cần thiết cho sự hoạt động của hệ tim mạch. Nếu cơ thể bị thiếu canxi trong thời gian dài, xơ tim sẽ hoạt động yếu. Khi làm việc sẽ mau mệt và hay vã mồ hôi.

- Ngoài ra, canxi còn đóng vai trò quan trọng cho hệ thần kinh. Ở những người lớn tuổi, nếu cơ thể bị thiếu canxi sẽ dễ dẫn đến suy nhược thần kinh, trí nhớ kém, tinh thần không ổn định, đau đầu,…

Đối với trẻ em calcium có tác dụng gì?

- Canxi sẽ giúp trẻ phát triển cao lớn hơn đồng thời giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch và giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại cho sức khỏe trẻ khi chúng xâm nhập vào cơ thể.

- Đối với những trẻ bị thiếu canxi, xương của trẻ sẽ bị nhỏ và yếu, trẻ bị chậm lớn. Dễ dẫn đến bệnh còi xương, sức khỏe răng kém, dễ sâu răng và răng mọc không đều.

- Bên cạnh đó, canxi còn đóng vai trò rất quan trọng đối với hệ thần kinh của trẻ. Những trẻ bị thiếu canxi thường có hiện tượng khóc đêm, hay giật mình và dễ cáu gắt.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích. Biết được canxi là gì cũng như canxi có tác dụng gì với cơ thể.

Thủy Phan

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • canxi
  • bổ sung canxi

Canxi là khoáng chất có nhiều chức năng trong với cơ thể, nhất là việc tham gia vào cấu trúc của xương và răng - những bộ phận quan trọng của con người. Khoáng chất này còn tham gia hình thành thromboplastin, thrombin, fibrin - những chất giúp quá trình đông máu diễn ra thuận lợi và tham gia vào hoạt động dẫn truyền thần kinh lẫn quá trình co cơ.

Canxi là khoáng chất thiết yếu của cơ thể, đóng vai trò rất quan trọng trong nhiều hoạt động của cơ thể như tham gia vào quá trình co cơ, dẫn truyền thần kinh, giải phóng các hormon và đông máu.

Trẻ em nếu thiếu canxi, ngoài việc bị còi xương, chậm tăng chiều cao còn bị còi cọc, khóc đêm, hay giật mình khóc thét, đổ mồ hôi trộm...

Đối với người lớn, người tuổi cao, phụ nữ tiền mãn kinh hoặc đã mãn kinh, thiếu canxi mãn tính do nhiều nguyên nhân khác nhau sẽ dẫn đến giảm trọng lượng xương, tăng quá trình tiêu xương. Ngoài ra thiếu canxi còn có thể khiến thần kinh suy nhược, hay quên, tinh thần không ổn định, mất ngủ hoặc ngủ li bì, dễ cáu hay ngủ mơ, đau đầu, tính tình thay đổi thất thường và có thể sẽ dẫn tới bệnh xốp xương, loãng xương hay tăng huyết áp.

Trường hợp thiếu canxi huyết sẽ gây hội chứng hạ canxi máu, gặp ở mọi lứa tuổi. Khi thiếu canxi huyết thể nhẹ, thường bắt đầu bằng các dấu hiệu như tê ở một số bộ phận trong cơ thể [lưỡi, môi, các đầu ngón tay, đầu ngón chân], nặng thì có thể có hiện tượng co cơ xảy ra trên toàn bộ cơ thể [chân, tay đột nhiên bị co rút, cứng lại, khó cử động, đau đớn, co giật khu trú hoặc một vùng nào đó] và có thể bị co thắt các cơ hô hấp gây khó thở, dễ nhầm với bệnh uốn ván. Ngoài ra, người bệnh có thể bị tiểu buốt, chướng bụng.

Trẻ em nếu thiếu canxi có thể bị còi xương, chậm tăng chiều cao

Nhu cầu canxi của cơ thể thay đổi theo từng độ tuổi và sự hấp thụ canxi của mỗi người cũng khác nhau.

Lượng dự trữ canxi và sự chuyển hóa canxi trong cơ thể được duy trì ổn định phụ thuộc vào 3 yếu tố chính gồm: do thức ăn, nước uống đưa vào; hấp thu canxi từ ruột; đào thải qua thận.

Do vậy, nhu cầu hàng ngày với một chế độ ăn đầy đủ phải bảo đảm cung cấp khoảng 1.000mg canxi qua đường ăn uống thì có khoảng 200mg canxi sẽ bị đào thải qua đường mật hoặc các dịch tiêu hóa khác.

Gần 99% canxi trong cơ thể tập trung ở trong xương, chủ yếu dưới dạng tinh thể Hydroxyapatite. Chỉ còn lại 1% canxi trong xương là tự do trao đổi với dịch ngoài tế bào, do đó luôn sẵn sàng để điều chỉnh nồng độ canxi trong máu ổn định. Nồng độ canxi toàn phần bình thường trong máu thường được duy trì dao động từ 8,8 đến 10,4 mg/dl [2,20 - 2,60mmol/l].

Khi chế độ dinh dưỡng hàng ngày không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết thì chúng ta có thể sử dụng các sản phẩm bổ sung canxi. Tuy nhiên, việc hấp thụ canxi từ các sản phẩm bổ sung này cũng chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như sau:

  • Tuổi tác: Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hàm lượng canxi có thể hấp thu lên đến 60%. Ở tuổi trưởng thành, tỷ lệ hấp thu canxi sẽ giảm từ 15-20%;
  • Uống nhiều rượu, cà phê, nước trà sẽ làm giảm hấp thu canxi;
  • Hút thuốc lá làm giảm hấp thu lượng canxi và chuyển hóa vitamin D, làm giảm nồng độ vitamin D trong máu;
  • Các thực phẩm chứa acid phytic như: các loại đậu, ngũ cốc, khoai tây, dâu tây, bông cải xanh, cà rốt.., sẽ kết hợp với canxi tạo thành muối canxi không hòa tan, làm giảm hấp thu canxi;
  • Không có đủ acid trong dịch vị dạ dày sẽ làm giảm hấp thu canxi vì acid dạ dày giúp hòa tan canxi để cơ thể hấp thu dễ dàng;
  • Ít vận động cơ thể, trạng thái tâm lý căng thẳng sẽ làm giảm hấp thu canxi;
  • Thiếu vitamin D3 cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi trong cơ thể, vì vitamin D3 gắn vào niêm mạc ruột giúp tăng hấp thu canxi qua thành ruột, đóng vai trò là chất dẫn canxi tới nơi cần gắn vào hệ xương.
  • Phụ nữ ở tuổi mãn kinh, do nồng độ estrogen giảm cũng gây cản trở quá trình hấp thu canxi.
  • Một số loại thuốc cũng làm ảnh hưởng đến hấp thụ canxi như steroid, các kháng sinh thuộc nhóm tetracyclin và fluoroquinolon.

Có thể bổ sung canxi bằng dạng viên uống

Khi dùng viên canxi bổ sung phải có sự chỉ định của bác sĩ. Quá trình bổ sung canxi, cần vận động để lượng canxi đưa vào cơ thể có thời gian kịp chuyển về đích là khung xương. Vì thế, uống vào buổi sáng với nhiều nước sẽ hiệu quả nhất. Nếu uống vào buổi chiều hay tối sẽ khiến canxi lắng đọng, dùng kéo dài gây ra các bệnh lý khác như sỏi thận, táo bón, khó ngủ.

Sự vận động cơ bắp sẽ kích thích, đẩy mạnh quá trình chuyển hóa năng lượng, trao đổi chất, giúp giảm khả năng bị mất dần canxi, làm chậm quá trình lão hóa, thúc đẩy tăng trưởng cơ thể, tăng cường lượng canxi vào mô xương giúp xương vững chắc hơn và phát triển tốt hơn.

Đây là biện pháp tổng hợp vitamin D rất hiệu quả. Tuy nhiên cần lưu ý thời điểm tắm nắng, đừng tắm nắng quá nhiều và vào lúc nắng gắt, điều này sẽ có thể dẫn đến ung thư da.

  • Tăng cường bữa ăn bằng các thực phẩm giàu canxi
    • Sữa và các chế phẩm từ sữa: Uống sữa đậu nành, sữa bò, sữa dê, pho mát, sữa chua....;
    • Hải sản: Nên ăn các loại hải sản như cá mòi, cá thu và các loại cá đóng hộp nguyên xương là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời. Bên cạnh đó, cố gắng ăn ít nhất 1 lần/tuần các món tôm nguyên vỏ, ốc, hến và các loại sò để bổ sung một lượng canxi đáng kể cho cơ thể; nên cắt giảm cafe, rượu và muối vì những chất này thường kìm hãm khả năng hấp thu canxi.chuyển hóa canxi trong cơ thể;
    • Đậu và các chế phẩm từ đậu: Bổ sung đậu trắng, đậu phộng, đậu nhật, đậu đỏ và đậu xanh vào thực đơn hàng tuần của bạn...;
    • Các loại rau: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để tăng cường bổ sung canxi nên ăn các loại rau cần, cà rốt, vừng, mộc nhĩ, nấm, rau mùi, cải thìa, đậu bắp, củ cải đỏ....

Trên đây là những thông tin xung quanh tầm quan trọng của canxi với sự phát triển của cơ thể cũng như cơ chế chuyển hóa của canxi trong cơ thể. Hy vọng những thông tin này sẽ có ích cho chúng ta khi có được nhìn nhận đúng đắn hơn về canxi, từ đó có những điều chỉnh trong chế độ dinh dưỡng để bổ sung canxi phù hợp với nhu cầu của cơ thể.

Bên cạnh canxi, trẻ cần cung cấp đủ lượng kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Vì sao vitamin D quan trọng với trẻ sơ sinh?

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề