Người đại diện hợp pháp của người bệnh là ai

"Ở Nhi đồng 1 gặp rất nhiều trường hợp là cha mẹ yêu cầu chấm dứt điều trị và mang về. Mặc dù bác sĩ giải thích có thể cứu chữa được, nhưng ba mẹ vẫn muốn mang về" - ý kiến của một bác sĩ tại Hội thảo đóng góp ý kiến Luật khám bệnh, chữa bệnh [sửa đổi] tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Hơn 20 đại biểu, đại diện cho các cơ sở khám, chữa bệnh, quản lý y tế và hoạt động có liên quan trên địa bàn thành phố và các đại biểu đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh đã tham dự Hội thảo đóng góp ý kiến Luật khám bệnh, chữa bệnh [sửa đổi] diễn ra vào sáng 22/3 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Các ý kiến được đưa ra tại buổi góp ý được đánh giá rất sát sao và phù hợp với thực tiễn giai đoạn hiện nay. Nổi bật trong đó, nhiều ý kiến nhận định Luật Khám bệnh, chữa bệnh cần quy định rõ tính pháp lý của người đại diện người bệnh tại khoản 18, điều 2. Các ý kiến đóng góp cho rằng nên nói rõ ai là người đại diện và quyền của người đại diện là gì?

Bác sĩ CKII CAO MINH HIỆP, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng 1, Thành phố Hồ Chí Minh: Ở Nhi đồng 1 gặp rất nhiều trường hợp là cha mẹ yêu cầu chấm dứt điều trị và mang về. Mặc dù bác sĩ giải thích có thể cứu chữa được, nhưng ba mẹ vẫn muốn mang về. Nhiều lúc chúng tôi phải mang hiến pháp ra, không ai được quyền chấm dứt sự sống, mời công an vào. Rất nhiều xung đột. Đề nghị Luật nên nêu rõ người đại diện có quyền cho phép chữa bệnh nhưng không được quyền chấm dứt sự sống đối với người bệnh. 

Tiến sĩ, Bác sĩ NGUYỄN TRI THỨC, Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh, Giám đốc bệnh viện Chợ Rẫy: Đa số là xảy ra mâu thuẫn giữa nhân viên y tế với người nuôi bệnh đó. Xảy ra rất nhiều ở bệnh viện Chợ Rẫy, không giải quyết được. Ví dụ khi tử vong thì cháu rể có được đưa về không? Hoặc là người bệnh nặng, bác sĩ biết không thể qua được, giải thích cho cháu rể thì cháu rể có được quyền cho về hay không? 

Thạc sĩ, Luật sư NGUYỄN HỮU KIM, Phụ trách tư vấn pháp chế bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn: Chúng tôi đề nghị bổ sung: Chính phủ quy định cụ thể về người đại diện của người bệnh. Vì trong khuôn khổ của Luật không thể nào nêu rõ hết. Do đó Chính phủ cần có trong 1 Nghị định nào đó để hướng dẫn thực hiện, cần có quy định cụ thể. 

Dự thảo sửa đổi Luật Khám bệnh, chữa bệnh cũng bổ sung các quy định liên quan đến hoạt động của ngành y tế khi xảy ra dịch bệnh. Các đại biểu cho rằng Luật nên quy định mở rộng là bệnh dịch truyền nhiễm nhóm A, thay vì chỉ nói riêng Covid-19.

Bác sĩ CKII LÊ HOÀNG QUÍ, PGĐ Bệnh viện quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh: Chương 9, đối với các trường hợp xảy ra thiên tai thì hiểu là bão, sóng thần, lũ lụt. Thảm hoạ là cháy nổ, hoặc động đất… Nhưng lại không đề cập dịch bệnh. Có nên chăng bổ sung thêm 1 từ nữa là Khám bệnh chữa bệnh liên quan đến thiên tai, thảm hoạ, dịch bệnh, và tình trạng khẩn cấp. 

Bác sĩ CKII CAO MINH HIỆP, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng 1, Thành phố Hồ Chí Minh: Ở điều 93, khoản 3 thì thấy là ngân sách Nhà nước thanh toán các chi phí phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, xin đề nghị điều chỉnh là dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhóm A vì không chỉ Covid mà còn rất nhiều dịch bệnh khác. 

Phóng viên PHƯƠNG THẢO: Dự kiến, dự thảo Luật Khám bệnh và chữa bệnh được đưa vào soạn thảo và thảo luận tại nghị trường tại kì họp thứ 3 và thông qua vào kì họp thứ 4. Nếu theo lộ trình này, sớm nhất là đến tháng 7/2023 Luật mới có hiệu lực. Qua đại dịch cho thấy, việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về khám chữa bệnh càng cấp thiết hơn nữa. Vì vậy, các đại biểu rất mong muốn tiếp tục ghi nhận những ý kiến đóng góp của các ngành liên quan để sửa đổi Luật sớm được thông qua và đưa vào thực tiễn một cách phù hợp.

Thực hiện : Bùi Phương Thảo Tăng Sắc

Thực hiện việc đại diện giúp cho người được đại diện được thực hiện các giao dịch dân sự mà mình không có hoặc chưa có khả năng thực hiện trên thực tế. Vậy theo quy định của pháp luật, đại diện theo pháp luật của cá nhân là ai?
Căn cứ vào Bộ luật dân sự 2015, Lawkey xin đưa ra tư vấn về vấn đề này như sau:

Đại diện là gì?

Muốn hiểu về đại diện theo pháp luật, trước hết cần phải tìm hiểu những vấn đề sau về đại diện nói chung quy định trong Bộ luật dân sự 2015:
Khái niệm

Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân [sau đây gọi chung là người đại diện] nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác [sau đây gọi chung là người được đại diện] xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Đại diện khác với giám hộ vì người giám hộ có nghĩa vụ thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Điều kiện đối với người đại diện

Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện. Như vậy chỉ trong một số trường hợp cụ thể mà pháp luật quy định thì người đại diện mới phải có những yêu cầu điều kiện cụ thể.

Đại diện theo pháp luật 

Đại diện theo pháp luật được xác định dựa vào các điều kiện sau:

– Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

– Theo điều lệ của pháp nhân

– Theo quy định của pháp luật

Như vậy việc xác lập đại diện theo pháp luật được dựa trên những căn cứ cụ thể chứ không dựa vào việc ủy quyền của người được đại diện đối với người đại diện như trong trường hợp đại diện theo ủy quyền. 

>> Xem thêm: Phạm vi thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật dân sự

Người đại diện theo pháp luật của cá nhân

Người đại diện theo pháp luật của cá nhân được xác định căn cứ vào điều 136 BLDS 2015 như sau:

Cha, mẹ đối với con chưa thành niên

Như vậy cha, mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên chứ không phải người giám hộ đương nhiên của con chưa thành niên.

Người giám hộ đối với người được giám hộ

Như vậy người giám hộ đối với người được giám hộ là cá nhân cũng là người đại diện theo pháp luật của cá nhân

Người giám hộ trong trường hợp này phải là người đáp ứng những điều kiện sau:

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

– Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

– Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.

– Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.

=> Lưu ý: Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.

Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện

Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện sẽ trở thành người đại diện theo pháp luật của cá nhân trong trường hợp không xác định được cha mẹ của con chưa thành niên hoặc người giám hộ đối với người được giám hộ theo quy định của pháp luật.

Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự

Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, tức là người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì người do Tòa án chỉ định sẽ trở thành người đại diện theo pháp luật của người này.

>> Xem thêm: Chấm dứt đại diện theo quy định của pháp luật dân sự

Trên đây là nội dung tư vấn về của Công ty TNHH LawKey gửi đến bạn đọc. Nếu có vấn đề gì mà Bạn đọc còn vướng mắc, băn khoăn hãy liên hệ với LawKey theo thông tin trên Website hoặc dưới đây để được giải đáp:

Điện thoại: [024] 665.65.366     Hotline: 0967.59.1128

Email:         Facebook: LawKey

"Chi phí quan trọng hơn chất lượng, nhưng chất lượng là con đường tốt nhất để giảm chi phí" - Genichi Taguchi

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi question date

Ngày hỏi:20/12/2017

Người đại diện hợp pháp gồm những ai? Xin chào Ban Biên tập. Tôi tên Minh Vy, hiện nay tôi đang làm việc tại Quận 5, Tp.HCM. Ban Biên tập cho tôi hỏi: Người đại diện hợp pháp gồm những ai? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong nhận câu trả lời của Ban Biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn.   

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Theo quy định tại Khoản 17 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì người đại diện hợp pháp được quy định như sau:

    Người đại diện hợp pháp bao gồm cha mẹ hoặc người giám hộ, luật sư, trợ giúp viên pháp lý.

    Liên quan đến vấn đề này, Điều 134 đến 138 Bộ Luật dân sự 2015 định nghĩa:

    Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân [sau đây gọi chung là người đại diện] nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác [sau đây gọi chung là người được đại diện] xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

    Đại diện theo pháp luật của cá nhân

    1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

    2. Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.

    3. Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

    4. Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

    Đại diện theo pháp luật của pháp nhân

    1. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm:

    a] Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ;

    b] Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật;

    c] Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.

    2. Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân theo quy định tại Điều 140 và Điều 141 của Bộ luật này.

    Đại diện theo ủy quyền

    1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

    2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.

    3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.

    Trên đây là nội dung tư vấn về người đại diện hợp pháp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

    Trân trọng!


THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI

  • Số 19 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM.
  • Click để Xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề