Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai khi nghe tin làng cải chính

Tìm hiểu về nhân vật ông Hai- một người nông dân yêu làng, yêu nước trong truyện ngắn Làng, các em hãy cùng tham khảo bài Cảm nghĩ về nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân dưới đây.
Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương Phân tích tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

Tên bài viết: Nêu cảm nghĩ về nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân

I. Dàn ý
II. Bài văn mẫu
1. Bài số 1
2. Bài số 2
3. Bài số 3
4. Bài số 4
5. Bài số 5
6. Bài số 6
7. Bài số 7
8. Bài số 8


I. Dàn ý suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng

Lập dàn ý nói về cảm nhận của em về nhân vật ông Hai khi nghe tin làng theo giặc, nói với con ... sẽ giúp các em viết đầy đủ ý, từ đó làm bài văn hoàn chỉnh, đạt điểm cao.

1] Mở bài

Giới thiệu về truyện ngắn Làng, về nhân vật ông Hai:

- Truyện ngắn được viết năm 1948, là một trong số những truyện ngắn xuất sắc của thời kì kháng chiến chống Pháp, với ông Hai là nhân vật chính của truyện.

- Tình yêu làng, yêu cách mạng tha thiết của ông Hai được thể hiện một cách chân thực, chất phác và giản đơn nhưng cũng đặc biệt thiêng liêng.

- Nhân vật ông Hai là tiêu biểu cho hình ảnh người nông dân yêu nước trong thời kì kháng chiến.

TẠI ĐÂY

II. Bài văn mẫu cảm nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng

1. Bài mẫu số 1

Bài cảm nhận về nhân vật ông Hai trong Làng của Kim Lân dưới đây đã nêu đầy đủ ý về nhân vật ông Hai theo xuyên suốt tryện ngắn Làng. Các em có thể tham khảo để có ý tưởng viết bài.

Bài làm

Thời chiến là thời kì lòng yêu nước của dân ta được đẩy lên đến đỉnh cao. Nhờ đó, biết bao nhiêu tác phẩm ra đời nhằm ca ngợi sức mạnh ấy của dân tộc. Một trong số những tác phẩm tiêu biểu về tình yêu quê hương làng xóm đặt trong lòng yêu nước đó là truyện ngắn "Làng" của nhà văn Kim Lân. Truyện đã dắt người đọc đi qua những cung bậc cảm xúc chân thực sống động và đa dạng thông qua nhân vật ông Hai - một lão nông yêu làng.

Tình yêu làng của ông Hai được bộc lộ rõ rệt trong giai đoạn đi tản cư. Kháng chiến bùng nổ, ông cùng gia đình hòa vào dòng người rời làng đi tản cư đến một miền quê xa lạ. Từ đó ông phải rời xa ngôi làng yêu dấu đã gắn bó từ thuở ấu thơ. Làng Chợ Dầu là niềm kiêu hãnh của ông, ông tự hào vì ngôi làng đã có biết bao chiến công trong kháng chiến hào hùng chung của đất nước. Ông yêu làng da diết sâu nặng. Ở nơi tản cư, ngày nào ông cùng hoài niệm về những tháng ngày "làm việc cùng anh em". Ông nhớ làng, nhớ nhà, nỗi nhớ ấy kết thành một nỗi buồn dằn vặt trong tâm trí ông.

Yêu làng nên ông có cái tính khoe làng. Làng Dầu anh hùng cùng tham gia vào cuộc chiến đấu chung của toàn dân tộc "Cả giới phụ lão có cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập một hai" trong những ngày dồn dập khởi nghĩa. Cái nhớ làng làm ông bực bội, ít nói ít cười, ông phải "đi chơi cho khuây khỏa". Ông không biết chữ nên ông coi đó là điều cản trở ông nghe ngóng tin tức, ông tìm mọi cách để biết tin kháng chiến ở mọi nơi và "chẳng sót một câu nào". Khi nghe tin chiến thắng của quân dân ta, ruột gan ông cứ múa cả lên, ông vui mừng vì thắng lợi của dân tộc đó là biểu hiện của lòng yêu nước sâu sắc ... [còn nữa]

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY


2. Bài mẫu số 2

Các ý chính cần nêu trong bài đều được bài Cảm nghĩ về nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân dưới đây nêu đầy đủ, chi tiết, phân tích và nêu cảm nghĩ rất sinh động và chi tiết.

Bài làm

Truyện ngắn làng là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn Kim Lân. Lấy bối cảnh những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, qua nhân vật ông Hai, nhà văn Kim Lân thể hiện một cách chân thực tình yêu làng, yêu nước của người nông dân Việt Nam.

Có thể nói, ông Hai yêu cái làng chợ Dầu như máu thịt của mình. Ông yêu tất cả những gì thuộc về làng, từ cành cây ngọn cỏ, con đường đi đến cái nếp sống, cái tinh thần của làng. Đối với ông, làng là tất cả, không có gì có thể đánh đỏi được tình yêu làng trong tâm hồn ông.

Tình yêu làng của nhân vật ông Hai ít nhiều thay đổi theo thời gian nhưng trước sau như một. Ông lúc nào cũng gắn bó, chung thủy với cái làng chợ Dầu thân thiết của mình. Trước cách mạng, mỗi lần đi đâu xa, nói về làng của mình. Ông tự hào làng có cái sinh phần của viên tổng đốc lớn nhất vùng, rồi ca ngợi cái con đường lát đá, những ngôi nhà tường vôi mái ngói, cái giếng làng,... trong sự hãnh diện ghê gớm lắm... [còn nữa]

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

TẠI ĐÂY


4. Bài mẫu số 4

Bài văn mẫu Cảm nghĩ về nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân này được tác giả làm nổi bật được tính cách, phẩm chất và tình cảm của ông Hai đối với làng quê.

Bài làm

Có người từng nói: "Người ta chỉ có thể tách con người ra khỏi quê hương chứ không thể tách quê hương ra khỏi con người."- dù con người và quê hương có bị cách trở bởi địa lí nhưng những tình cảm thì không gì ngăn cách. Đó là chân lí của cuộc sống và cũng là chân lí của văn chương. Cho đến khi đọc truyện ngắn "Làng" của nhà văn kim Lân- một nhà văn am hiểu, gắn bó với cuộc sống nông thôn, dường như ta lại càng cảm nhận sâu sắc hơn chân lí ấy. Qua hình tượng nhân vật ông Hai, nhà văn đã gửi gắm vào tác phẩm những lời nhắn nhủ, tư tưởng mới mẻ: tình yêu làng quê thống nhất với tình yêu đất nước.

Nhân vật ông Hai là điển hình cho người nông dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp. Đối với ông, tình yêu làng quê gắn với cuộc kháng chiến của cả dân tộc. Tất cả buồn vui của ông đều bắt nguồn tù chuyện làng, tin cách mạng. Thói hay khoe làng cho thấy tình yêu và niềm tự hào của lão nông ấy đối với ngôi làng chợ Dầu: ông khoe làng có chòi phát thnah cao bằng ngọn tre, nhà ngói san sát, khoe đường làng lát toàn đá xanh...Sau cách mạng tháng Tám, ông lại khoe về tinh thần kháng chiến ở làng với niêm kiêu hãnh vô bờ. Yêu làng như thế nên khi phải xa làng, đến nơi tản cư, ông lão nhớ làng lắm, nhớ những ngày đào hầm, đắp ụ, nhớ những khóa bình dân học vụ...Phải có tình cảm gắn bó máu thịt với mảnh đất chôn rau cắt rốn, ông Hai mới mang trong mình nỗi nhớ da diêt đến vậy ... [còn nữa]

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

5. Bài mẫu số 5

Bài văn Cảm nghĩ về nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân cảm nhận về ông Hai qua nhiều bối cảnh khác nhau như sống tản cư xa làng, khi nghe tin làng theo giặc, niềm vui khi nghe tin làng theo giặc được cải chính ...

Bài làm

Ông Hai cũng như bao người nông dân quê từ xưa luôn gắn bó với làng quê của mình.Ông yêu quí và tự hào về làng Chợ Dầu và hay khoe về nó một cách nhiệt tình, hào hứng. Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng, theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm về Chợ Dầu .

Tình yêu làng của ông càng được bộc lộ một cách sâu sắc và cảm động trong hoàn cảnh thử thách. Kim Lân đã đặt nhân vật vào tình huống gay gắt để bộc lộ chiều sâu tình cảm của nhân vật. Đó là tin làng chợ Dầu lập tề theo giặc. Từ phòng thông tin ra, đang phấn chấn, náo nức vì những tin vui của kháng chiến thì gặp những người tản cư,nghe nhắc đến tên làng, ông Hai quay phắt lại, lắp bắp hỏi, hy vọng được nghe những tin tốt lành, nào ngờ biết tin dữ: "Cả làng Việt gian theo Tây ". Tin bất ngờ ấy vừa lọt vào tai đã khiến ông bàng hoàng, đau đớn : "Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân ,ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được, một lúc lâu ông mới rặn è è nuốt một cái gì vướng ở cổ. Ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi "nhằm hy vọng điều vừa nghe không phải là sự thật. Trước lời khẳng định chắc chắn của những người tản cư,ông tìm cách lảng về. Tiếng chửi văng vẳng của người đàn bà cho con bú khiến ông tê tái :"cha mẹ tiên sư nhà chúng nó, đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương, cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát". ... [còn nữa]

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

TẠI ĐÂY


7. Bài mẫu số 7

Bài văn mẫu Cảm nghĩ về nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân này viết đầy đủ các ý như tóm tắt tác phẩm và nêu tình huống, phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ...

Bài làm

Tình yêu làng, yêu nước, yêu quê hương Tổ quốc vốn là một đề tài lớn của nền văn học dân tộc, văn học yêu nước đặc biệt phát triển trong các giai đoạn có những cuộc đấu tranh cam go chống lại bước chân xâm lược của kẻ thù. Viết về chủ đề yêu nước, nhà văn Kim Lân trong tác phẩm truyện ngắn "Làng" đã khắc họa thành công nhân vật ông Hai. Một người dân hết lòng trung thành với đất nước cùng sự gắn bó với nơi "chôn rau cắt rốn" của mình.

Ông Hai là một người yêu làng, luôn tự hào về làng của mình. Trong một dịp tình cờ, ông nghe được tin làng chợ Dầu yêu quý của ông đã trở thành Việt gian theo Pháp, phản bội lại kháng chiến, phản bội lại Cụ Hồ. Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc: "Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, mặt tê rân rân. Ông lão lặng hẳn đi, tưởng như không thể được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ...giọng lạc hẳn đi". Chỉ một câu văn ngắn gọn, nhà căn Kim Lân đã cụ thể hóa cái sững sờ, ngạc nhiên cao độ, đến hốt hoảng khi nghe tin đột ngột. Không ngạc nhiên, sững sờ sao được khi ông luôn yêu quý và tự hào về làng chợ Dầu: bà con trong xóm, cây lúa ngoài đồng- ai, cái gì cũng tốt cả mà bây giờ cơ sự lại xảy ra đến mức "Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi" ... [còn nữa]

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY


8. Bài mẫu số 8

Bên cạnh cảm nhận về nhân vật ông Hai, bài văn mẫu Cảm nghĩ về nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân còn giới thiệu về tác giả Kim Lân. Đây là ý rất cần thiết ở trong bài.

Bài làm

Kim Lân là một nhà văn có sở trường viết truyện ngắn với đề tài về người nông dân. Truyện ngắn "Làng" được sáng tác năm 1948 trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Truyện viết về vẻ đẹp ông Hai với tình yêu làng quê mãnh liệt, tin tưởng vào Đảng, vào cách mạng và có lòng tự trọng coi danh dự của làng quê hơn tài sản vật chất.

Đọc truyện ngắn "Làng" người đọc rất ấn tượng về nhân vật ông Hai là người dân hiền lành, cần cù, chăm chỉ, chất phác và có tình yêu dành cho làng chợ Dầu luôn bùng cháy mãnh liệt. Khi chiến tranh xảy ra ông phải đi tản cư " tẩn cư âu cũng là kháng chiến" ông nhớ làng, khoe về làng đẹp, giàu: nhà ngói san sát, xầm uất. Ông vui, tự hào, hãnh diện về làng. Ông còn khoe cả cái sinh phần của viên tổng đốc mà không nhận ra viên tổng đốc là kẻ thù của mình. Ánh sáng cách mạng đã soi rọi tới cuộc đời tăm tối của ông để biết ai là kẻ thù để ông không còn khoe về nó nữa. Ông từng tham gia xây dựng những công trình kháng chiến: đào đường, đắp u, xẻ hào... những công việc vất vả nhưng ông tham gia với tinh thần hăng say, vui vẻ, trách nhiệm. Tình yêu làng quê của ông Hai không chỉ thể hiện bằng lời nói mà bằng hành động cụ thể người nông dân ấy sẵn sàng bảo vệ tổ quốc. Tình yêu làng quê đã hòa quyện trong tình yêu nước. Ông Hai có thói quen là đến phòng thông tin niềm vui sướng khi nghe được tin chiến thắng của quân ta dù có nhỏ nhưng với suy nghĩ "tích tiểu thành đại làm gì mà thằng Tây chả bước sớm" ... [còn nữa]

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

//9mobi.vn/cam-nghi-ve-nhan-vat-ong-hai-trong-tac-pham-lang-cua-kim-lan-26833n.aspx
Các em có thể tim hiểu thêm bài văn mẫu Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân hay bài văn mẫu phân tích nhân vật người đàn bà làng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa để có thể viết bài văn hiệu quả nhất, tự tin chinh phục các kỳ thi.

Video liên quan

Chủ Đề