Cách xem các văn bản pháp luật còn hiệu lực năm 2024

Từ ngày 01/01/2021, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 có hiệu lực sẽ sửa đổi một số quy định về việc xác định hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Theo đó, dưới đây là cách xác định hiệu lực của VBQPPL mọi người cần biết.

1. Xác định ngày VBQPPL có hiệu lực

Theo khoản 48 Điều 1 Luật Ban hành VBQPPL sửa đổi 2020 sửa đổi, bổ sung Điều 151 Luật ban hành VBQPPL 2015 quy định thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần VBQPPL được quy định tại văn bản đó và:

  • Không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với VBQPPL của cơ quan nhà nước ở trung ương;
  • Không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với VBQPPL của HĐND, UBND cấp tỉnh;
  • Không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với VBQPPL của HĐND, UBND cấp huyện và cấp xã.

Riêng đối với VBQPPL được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành.

2. Xác định tình trạng hết hiệu lực của VBQPPL

Theo Điều 154 Luật ban hành VBQPPL 2015 và khoản 2 Điều 38 Nghị định 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 quy định VBQPPL hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:

  • Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản;
  • Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng VBQPPL mới của chính CQNN đã ban hành văn bản đó;
  • Bị bãi bỏ bằng một văn bản của CQNN có thẩm quyền;
  • VBQPPL hết hiệu lực thì VBQPPL quy định chi tiết thi hành các điều, khoản, điểm được giao quy định chi tiết thi hành văn bản đó đồng thời hết hiệu lực;
  • Trường hợp VBQPPL được quy định chi tiết hết hiệu lực một phần thì các nội dung quy định chi tiết phần hết hiệu lực của văn bản được quy định chi tiết sẽ hết hiệu lực đồng thời với phần hết hiệu lực của văn bản được quy định chi tiết. Trường hợp không thể xác định được nội dung hết hiệu lực của văn bản quy định chi tiết thi hành thì văn bản đó hết hiệu lực toàn bộ;

Trường hợp một văn bản quy định chi tiết nhiều VBQPPL, trong đó chỉ có một hoặc một số văn bản được quy định chi tiết hết hiệu lực thì nội dung của văn bản quy định chi tiết thi hành sẽ hết hiệu lực đồng thời với một hoặc một số văn bản được quy định chi tiết hết hiệu lực. Trường hợp không thể xác định được các nội dung hết hiệu lực của văn bản quy định chi tiết thi hành thì văn bản đó hết hiệu lực toàn bộ.

Về quản lý người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

Ban hành:

19/10/2015

Hiệu lực:

05/12/2015

4 Nghị định 96/2015/NĐ-CP

[Thuộc tính] [Lược đồ]

Quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp

Ban hành:

19/10/2015

Hiệu lực:

08/12/2015

5 Nghị định 95/2015/NĐ-CP

[Thuộc tính] [Lược đồ]

Quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí

Ban hành:

16/10/2015

Hiệu lực:

01/12/2015

6 Nghị định 94/2015/NĐ-CP

[Thuộc tính] [Lược đồ]

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán

Có nhiều doanh nghiệp, nhà khởi nghiệp hay các cá nhân rất muốn tự tìm hiểu luật trước khi quyết định tìm những nhà tư vấn về luật, hay tự ra quyết định liên quan đến những vấn đề nhỏ.

Tuy nhiên, nếu bạn không phải là dân trong nghề luật, việc tìm hiểu chi tiết và đầy đủ các điều luật tại Việt Nam là khá khó khăn do có quá nhiều văn bản pháp luật cùng một lúc tồn tại. Và còn phức tạp cho bạn hơn nữa, khi mà bạn không chắc văn bản nào, nghị định nào, luật nào còn hiệu lực; mà nếu còn hiệu lực thì liệu có văn bản nào khác hướng dẫn hay bổ sung chúng không. Sau đây Đại Lý Thuế VTAX xin giới thiệu mọi người một cách rất đơn giản và nhanh chóng để tìm hiệu lực và các thông tin khác của một văn bản pháp luật.

Bước 1: Các bạn hãy truy cập vào địa chỉ: http://moj.gov.vn/pages/vbpq.aspx

Bước 2: Tại đây bạn sẽ thấy mục tìm kiếm. Hãy lấy ví dụ, bạn muốn tìm hiểu thêm về quy định xử phạt giao thông và bạn tìm thấy được trên mạng có Nghị định 34/2010 của Chính phủ nói về vấn đề này. Bạn hãy gõ lại đúng số hiệu của Nghị định đó, trong trường hợp này số hiệu là: 34/2010/NĐ-CP

Cách xem các văn bản pháp luật còn hiệu lực năm 2024

Khi ấn vào nút tìm kiếm, có thể sẽ ra nhiều kết quả, nhưng bạn sẽ tìm được đúng văn bản mà bạn đang tìm.

Bước 3: Như hình dưới, bạn sẽ thấy thông tin về trạng thái hiệu lực của văn bản ở cột ngoài cùng bên phải. Trong trường hợp này thì Nghị định 34/2010/NĐ-CP mà bạn đang tìm hiểu đã hết hiệu lực.

Vậy làm sao để tìm được văn bản mới thay thế cho văn bản đã hết hiệu lực này ?

Hãy ấn vào từ “lược đồ” ngay dưới phần tên văn bản tại cột Văn bản

Cách xem các văn bản pháp luật còn hiệu lực năm 2024

Bước 4: Sau đó, bạn sẽ được đưa tới một trang mới có nhiều ô bảng màu sắc khác nhau. Đây có thể gọi là một bản đồ xung quanh văn bản mà đang tìm (được tô màu xanh, ở giữa). Tại phần bản đồ này, bạn có thể tìm được tất cả những văn bản pháp luật khác có liên quan đến văn bản mà bạn đang tìm hiểu, kể cả là văn bản thay thế nó. Thông thường, văn bản thay thế sẽ nằm ở bên tay phải của văn bản đang được tìm hiểu.

Cách xem các văn bản pháp luật còn hiệu lực năm 2024

Bước 5: Hãy ấn vào ô “văn bản thay thế/bãi bỏ/hủy bỏ/đình chỉ” để được đưa tới văn bản thay thế văn bản đã hết hiệu lực. Hãy nhớ kiểm tra xem văn bản thay thế này còn hiệu lực hay không. Trong trường hợp này Nghị định 171/2013/NĐ-CP thay thế cho NĐ 34/2010/NĐ-CP là còn hiệu lực. Ngoài ra, bạn có thể ấn vào chữ “Lược đồ” để xem bản đổ của các văn bản pháp luật khác có liên quan đến văn bản mới này.

Cách xem các văn bản pháp luật còn hiệu lực năm 2024

Sau khi ấn vào chữ “lược đồ”, ngoài phần văn bản thay thế (nếu có), bạn sẽ thấy các văn bản quan trọng liên quan khác như: văn bản hướng dẫn, văn bản sửa đổi bổ sung, văn bản được hướng dẫn, văn bản căn cứ, v.v…như hình dưới