Cách vệ sinh tai bằng nước muối sinh lý

Viêm tai giữa là tình trạng đau nhức ở tai, kèm theo sốt và nghe kém. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em sau khi bị cảm lạnh. Bệnh có thể tái phát nhiều đợt khiến cha mẹ lo lắng. Làm thế nào để vệ sinh tai cho trẻ đúng cách khi trẻ bị viêm tai giữa? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin cần thiết cho bố mẹ cách vệ sinh tai cho trẻ bị viêm tai giữa.

1. Đôi nét về bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

Tai giữa ngăn cách với ống tai ngoài bởi màng nhĩ [Ảnh internet]

Viêm tai giữa là một bệnh lý tai mũi họng thường gặp. Bệnh hay xảy ra vào mùa đông xuân. Trẻ từ 6 tháng đến 24 tháng tuổi là đối tượng thường mắc nhất. Những trẻ bị viêm đường hô hấp tái phát nhiều lần cũng có nguy cơ bị viêm tai giữa nhiều hơn.

Về giải phẫu tai gồm 3 phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai ngoài ngăn cách với tai giữa bởi màng nhĩ. Khi bị viêm, màng nhĩ sẽ phồng lên, sung huyết, đỏ, có thể bị thủng rò dịch ra ngoài.

Nếu không kịp thời điều trị, bệnh có thể tiến triển thành viêm tai giữa mạn với nhiều diễn biến nguy hiểm.

Xem thêm: Những biến chứng nguy hiểm của viêm tai giữa

2. Làm thế nào để chẩn đoán chính xác trẻ có bị viêm tai giữa hay không?

Nếu cha mẹ nghĩ trẻ bị viêm tai, nên đưa trẻ đi khám bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng. Việc chẩn đoán bệnh chính xác dựa vào soi tai bằng dụng cụ chuyên khoa. Khi đó sẽ thấy màng nhĩ phồng đỏ, xung huyết, kém di động, có thể thủng chảy dịch ra ngoài…Các bác sỹ sẽ lấy bệnh phẩm xét nghiệm tìm nguyên nhân gây ra viêm tai giữa để có phương pháp điều trị thích hợp.

Hình ảnh viêm tai giữa khi soi tai [Ảnh internet]

3. Những sai lầm trong cách vệ sinh tai cho trẻ bị viêm tai giữa

3.1. Tự ý dùng thuốc nhỏ tai cho trẻ tại nhà

+ Đơn giản như việc tự dùng oxy già để nhỏ tai cho trẻ có thể gây những tai biến đáng tiếc. Oxy già làm bong lớp biểu bì bảo vệ ống tai, làm chậm quá trình lành vết thương, gây chít hẹp ống tai. Ngoài oxy già, các loại nước nhỏ tai dân gian tự chế khác cũng có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh.

+ Nhiều trường hợp bố mẹ thấy con chảy nước ở tai nên nghiền thuốc kháng sinh rắc vào tai trẻ. Điều này rất nguy hiểm do tá dược trong thuốc sẽ gây bít tắc dẫn lưu dịch, khiến cho dịch viêm không chảy được ra ngoài. Điều này làm tình trạng bệnh nặng thêm, dẫn tới viêm tai xương chũm, thậm chí viêm não màng não ở trẻ.

Xem thêm: Điều trị viêm tai giữa bằng phương pháp dân gian

3.2. Vệ sinh tai cho trẻ bị viêm tai giữa không đúng cách

Thủng màng nhĩ do ngoáy tai bằng tăm bông [Ảnh internet]

Những cách vệ sinh tai cho trẻ bị viêm tai giữa sai lầm đó là:

  • Dùng dụng cụ ngoáy tai cho trẻ không hợp vệ sinh.
  • Cố gắng ngoáy sâu vào tai của trẻ có thể làm tổn thương màng nhĩ, thủng màng nhĩ hoặc đẩy các tác nhân gây bệnh vào sâu hơn..

4. Cách vệ sinh tai cho trẻ bị viêm tai giữa đúng cách

Vậy có những cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa nào? Đặc biệt là cách vệ sinh viêm tai giữa cho trẻ em? Dưới đây là một số cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa bố mẹ nên biết.

4.1. Vệ sinh viêm tai giữa cho trẻ

  • Khi trẻ bị viêm tai giữa, cha mẹ nên vệ sinh tai cho trẻ sạch sẽ. Cách vệ sinh tai cho trẻ bị viêm tai giữa đó là sử dụng khăn mềm lau xung quanh vành tai cho trẻ. Xoắn nhẹ góc khăn và lau nhẹ nhàng vào ống tai ngoài. Không nên cố gắng ngoáy sâu vào bên trong tai của trẻ.
  • Cha mẹ có thể dùng cách rửa tai cho trẻ bị viêm tai giữa bằng nước muối sinh lý: Cách rửa tai cho trẻ bị viêm tai giữa được làm như sau: Nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý vào tai trẻ rồi đặt trẻ nằm nghiêng cho dịch chảy ra. Hoặc để tăm bông nhẹ nhàng ở ống tai ngoài để thấm hút dịch chảy ra.
  • Chỉ sử dụng thuốc tai cho trẻ theo chỉ định của bác sỹ.

4.2. Vệ sinh mũi họng cho trẻ sạch sẽ

  • Cho trẻ súc họng, nhỏ mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Vì giữa mũi họng và tai có ống thông với nhau nên vi khuẩn vùng mũi họng có thể qua đó mà lây lan sang vùng tai.
  • Khi dùng dụng cụ hút mũi nên nhẹ nhàng và không lạm dụng nhiều. Tránh làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ. Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ và tay người chăm sóc sau mỗi lần hút mũi cho trẻ.

4.3. Hướng dẫn trẻ xì mũi đúng cách

Không nên bịt cả 2 lỗ mũi khi xì mũi [Ảnh internet]

  • Thói quen khi xì mũi chúng ta thường bịt cả 2 lỗ mũi rồi xì mạnh cho dịch mũi chảy ra. Mũi và tai thông thương với nhau qua vòi nhĩ. Khi xì như vậy áp lực sẽ đẩy nước mũi cùng tác nhân gây bệnh vào tai gây viêm tai cho trẻ.
  • Xì mũi đúng cách là bịt một lỗ mũi và xì nhẹ qua lỗ còn lại. Chỉ được xì mũi khi hai hốc mũi thực sự thông thoáng. Có thể nhỏ vài giọt nước muối sinh lý để làm loãng dịch mũi giúp trẻ dễ xì hơn.

Xem thêm: Thuốc điều trị viêm tai giữa cho trẻ

5. Phòng ngừa viêm tai giữa và viêm tai giữa tái phát

Để phòng bệnh viêm tai giữa, cha mẹ nên lưu ý:

– Tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ: khói thuốc lá, không khí ô nhiễm. Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, tránh bụi. Sử dụng điều hòa đúng cách.

– Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và cho bú tới 2 năm tuổi. Dinh dưỡng cho trẻ đầy đủ và đúng cách. Không để trẻ bị suy dinh dưỡng hay béo phì.

– Tiêm chủng vacxin phòng cúm và phế cầu cho trẻ.

– Điều trị triệt để các ổ nhiễm trùng ở mũi họng để tránh lây bệnh sang vùng tai.

– Khi đang bị viêm nhiễm vùng tai, không nên cho trẻ đi bơi hoặc tiếp xúc với nguồn nước bẩn.

Như vậy, cha mẹ biết cách vệ sinh tai cho trẻ bị viêm tai giữa sẽ giúp trẻ mau khỏi bệnh hơn và phòng tránh tái phát cho trẻ sau này.

BS Huyền Hương

Vệ sinh tai bằng nước muối sinh lý là một trong những cách giúp lấy ráy tai an toàn và dễ dàng hơn, bởi những cách thông thường như dùng tăm bông hoặc dụng cụ bằng kim loại có thể vô tình làm đẩy ráy tai vào gần màng nhĩ và làm chức năng nghe trở nên kém dần. 

Mặc dù ống tai có chức năng tự làm sạch, tuy nhiên hãy vệ sinh tai bằng nước muối khi cảm thấy ngứa liên tục hoặc khả năng nghe có vẻ kém đi. Tốt nhất là bạn hãy nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ để được rửa tai đúng cách và hạn chế tác động không tốt đến tai.

Vệ sinh tai bằng nước muối sinh lý là một trong những cách giúp lấy ráy tai an toàn

2Cách rửa tai bằng nước muối sinh lý

Chỉ nên rửa tai bằng nước muối sinh lý khi bạn có ráy tai khô và lượng ráy tai bít tắc gây cản trở khả năng nghe, không thể tự làm sạch tại nhà. Ngoài ra, những trường hợp khác nên có sự chỉ định trực tiếp của bác sĩ. Các bước thực hiện rửa tai bằng nước muối sinh lý như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị nước muối sinh lý 0,9% và tăm bông đã được sát khuẩn và làm sạch.

Dung dịch Fysoline Septinalsal 20 ống

  • Bước 2: Lựa chọn tư thế làm sạch cho phù hợp. Đối với trẻ nhỏ, đặt bé nằm nghiêng về một bên. Đối với người lớn có thể lựa chọn tư thế ngồi, nghiêng đầu về một phía.

Lựa chọn tư thế làm sạch cho phù hợp

  • Bước 3: Nhỏ khoảng 3 - 4 giọt nước muối sinh lý vào ống tai.

Nhỏ nước muối sinh lý vào ống tai

  • Bước 4: Day nhẹ vành tai trong khoảng vài giây để nước muối sinh lý thấm vào trong tai.

Day nhẹ vành tai trong vài giây

  • Bước 5: Nghiêng đầu về phía ngoài để dung dịch trong tai chảy ra ngoài.

Nghiêng đầu để dung dịch chảy ra ngoài

  • Bước 6: Dùng tăm bông đã khử trùng làm sạch tai và lấy ráy tai đã được làm mềm ra ngoài.

Dùng tăm bông làm sạch tai và lấy ráy tai

3Rủi ro khi rửa tai bằng nước muối sinh lý

Mặc dù việc rửa tai bằng nước muối sinh lý có tác dụng làm sạch rất tốt, tuy nhiên nếu bạn vệ sinh không đúng cách có thể làm tổn thương đến tai và gây ra một số nguy cơ sau:

  • Thủng màng nhĩ: Khi sử dụng quá nhiều nước muối sinh lý để làm sạch sẽ khiến ráy tai bị nén chặt và gây áp lực lên màng nhĩ, tăng nguy cơ thủng màng nhĩ.
  • Nhiễm trùng tai: Vệ sinh không đúng cách có thể gây ra tình trạng viêm tai ngoài, nhiễm trùng tai, gây đau đớn, khó chịu,...
  • Chóng mặt: Tình trạng này có thể xảy ra tạm thời sau khi tiến hành rửa tai bằng nước muối sinh lý. Nếu chúng diễn ra quá dài, hãy ngay lập tức tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Điếc: Đây là tình trạng có thể xảy ra vĩnh viễn hoặc tạm thời nếu quy trình rửa tai bằng nước muối sinh lý của bạn không đúng cách.

Vệ sinh tai bằng nước muối sinh lý không đúng cách có thể gây tổn thương tai

4Lưu ý khi rửa tai bằng nước muối

Khi rửa tai bằng nước muối sinh lý, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Không rửa tai nếu tai của bạn đang gặp phải những vấn đề như viêm tai, đau nhức, mưng mủ, chảy máu tai,...
  • Mặc dù nước muối có tác dụng sát khuẩn, nhưng sau khi vệ sinh, bạn phải dùng tăm bông để lau khô, tránh để tai khô tự nhiêm gây tình trạng viêm nhiễm.
  • Không nên vệ sinh tai liên tục và thường xuyên. Bởi ống tai có khả năng tự làm sạch, nên chỉ làm sạch tai bằng nước muối sinh lý khi ráy tai quá cứng, không thể tự lấy ra, hoặc khi cảm thấy khả năng nghe bị kém đi.
  • Bảo quản nước muối sinh lý ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp.
  • Không tự ý pha nước muối mà cần dùng đúng loại nước muối y tế để vệ sinh tai, bởi tỷ lệ nước muối không hợp lý có thể không an toàn cho quá trình vệ sinh tai của bạn.
  • Tuyệt đối không nên dùng những vật thể lạ, vật sắc nhọn như đinh, ghim, tăm, móng tay,... để vệ sinh, tránh gây tổn thương cho tai.

Một số lưu ý khi rửa tai bằng nước muối sinh lý

5Dung dịch có thể thay thế cho nước muối sinh lý để rửa tai

  • Dầu oliu, dầu khoáng hoặc dầu em bé có thể dùng để thay thể cho nước muối sinh lý để làm sạch tai rất tốt. Chất dầu dịu nhẹ, làm mềm ráy tai một cách dễ dàng và hiệu quả, không gây tổn thương cho tai.
  • Ngoài ra, oxy già, giấm hoặc dung môi IPA cũng có khả năng làm sạch tai an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, nếu có vấn đề về màng nhĩ, các dung dịch này có thể khiến bạn khó chịu một chút đấy.

Sử dụng dầu oliu để vệ sinh tai

Nước muối sinh lý có thể làm sạch tai rất tốt. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách có thể gây ảnh hưởng không tốt đến tai như viêm tai, nhiễm trùng, thủng màng nhĩ,... Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vui lòng truy cập ngay website avakids.com hoặc liên hệ đến hotline 1900.866.874 để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất các bạn nhé!

Video liên quan

Chủ Đề