Cách vệ sinh họng cho trẻ sơ sinh

Trẻ hay bị cảm, sổ mũi. Nhiều cha mẹ vẫn giữ thói quen hút mũi thường xuyên bằng máy, điều này có thể gây tổn thương niêm mạc mũi. Ngoài ra, phụ huynh cũng không được dùng miệng trực tiếp hút mũi cho trẻ.

Trẻ bị viêm mũi họng cấp thường có biểu hiện chảy nước mũi, ngạt mũi, hắt hơi, đau họng, ho [lúc đầu ho khan, sau ho có đờm], sốt nhẹ hoặc sốt cao có thể lên đến 39-40 độ C. Trẻ quấy khóc, biếng ăn, khó ngủ và thường thở bằng miệng do ngạt mũi; có thể thở nhanh hơn bình thường, đôi khi co rút lồng ngực...

Trẻ em rất thường gặp các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là cảm, ho, sổ mũi.

Bác sĩ Khoa Nhi Bệnh viễn Quốc tế City chia sẻ cách vệ sinh mũi họng cho bé:

  • Nếu trẻ mới bị ngạt mũi nhẹ, dịch mũi còn lỏng thì có thể lau rửa mũi ngay bằng khăn mềm. Trong trường hợp dịch mũi đặc, có gỉ mũi thì nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi, đợi một lúc cho nước muối ngấm làm mềm gỉ mũi rồi nhẹ nhàng dùng tay day day mũi bé để gỉ mũi mềm và bong ra.
  • Nếu dịch mũi quá nhiều và đặc có thể dùng dụng cụ hút mũi để hút cho trẻ. Tuy nhiên không nên lạm dụng hút mũi vì cách này có thể tạo áp lực gây tổn thương niêm mạc mũi. Tuyệt đối không dùng miệng của người lớn trực tiếp hút mũi dãi cho trẻ.
  • Dùng khăn giấy mềm lau sạch mũi, dãi rồi vứt bỏ ngay sau khi sử dụng. Không nên dùng khăn xô vì sau mỗi lần lau mũi, dãi cho trẻ, nếu không thay khăn mới, dùng lại khăn cũ vi khuẩn/virus vẫn bám lại trên khăn.
  • Có thể dùng thuốc co mạch; thuốc kháng sinh và hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
  • Lưu ý, khi trẻ bị viêm mũi họng có thể dùng nước nuối sinh lý để rửa mũi, súc họng cho trẻ nhưng phải theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Không nên hút mũi thường xuyên cho trẻ vì có thể làm tổn thương đến niêm mạc mũi.

Chế độ dinh dưỡng

  • Cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu, dễ nuốt.
  • Cho trẻ ăn theo nhu cầu, chia nhiều bữa trong ngày và số lượng mỗi bữa ít hơn bình thường, không nên ép trẻ ăn hết phần thức ăn cha mẹ đã chuẩn bị.
  • Có thể dùng tắc hấp mật ong, hoa hồng hấp đường, gừng, chanh cho trẻ uống để chữa ho.
  • Dùng thuốc hạ sốt và kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

Phòng bệnh viêm mũi họng cấp

  • Giữ ấm cơ thể, nhất là cổ, ngực, gan bàn chân khi thời tiết lạnh.
  • Vệ sinh họng, miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy.
  • Bỏ thói quen cho tay lên miệng, ngoáy mũi, điều này cũng khiến trẻ dễ bị viêm mũi họng , vì vậy cũng nên giúp trẻ tránh thói quen xấu này.
  • Đảm bảo môi trường sống tránh khói bụi, ẩm mốc, chật chội.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với nguồn lây kể cả người lớn hoặc trẻ em bị bệnh.

Cần đưa trẻ đi khám ngay khi có một trong các biểu hiện sau:

  • Sốt cao liên tục dùng thuốc và chườm ấm không hạ sốt.
  • Trẻ ho nhiều, thở nhanh, khó thở.
  • Trẻ nôn nhiều, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày.
  • Trẻ lừ đừ, không ăn, không chơi.

Khoa Nhi Bệnh viện Quốc tế City

Khoa Nhi Bệnh viện Quốc tế City phát triển tương xứng với một bệnh viện hiện đại, đạt tiêu chuẩn chất lượng theo mô hình bệnh viện quốc tế. Chúng tôi đáp ứng nhu cầu được khám chữa bệnh chất lượng cao của bệnh nhi và gia đình với đội ngũ nhân viên y tế nhiệt tình, năng động, sáng tạo, có trình độ và kỹ năng nhi khoa cùng với một môi trường an toàn, thân thiện.

 

BS.CK2 Nguyễn Bạch Huệ - Trưởng Khoa Nhi Bệnh viện Quốc tế City.

Khoa Ngoại nhi do Bác sĩ CKII Nguyễn Bạch Huệ phụ trách. Với gần 30 năm công tác tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 đã giúp bác sĩ có nhiều kinh nghiệm trong việc chẩn đoán & điều trị các bệnh lý về Nhi khoa, đặc biệt là bệnh nhân nặng ở khoa Cấp cứu và khoa Hồi sức Tích cực. Bác sĩ có nhiều công trình nghiên cứu khoa học được đánh giá cao, được báo cáo trong và ngoài nước như: Am. J. Trop. Med. Hy; PloS Neglected Tropical Disease; The New England Journal of Medicine…

Khoa Nhi Bệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.

ĐT: [8428] 6280 3333 [Bấm phím 8158] để gặp nhân viên tư vấn.

Website: www.cih.com.vn.

Facebook: //www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity/

Trong những tháng đầu đời, con yêu dễ mắc phải các chứng bệnh về đường hô hấp. Tuy nhiên, bạn có thể giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn nếu biết cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh.

Một trong những cách tự nhiên để làm sạch khoang mũi của trẻ sơ sinh là làm bé hắt hơi để loại bỏ sự tắc nghẽn và các chất nhầy dư thừa bị tích tụ bên trong. Tuy nhiên, nếu bé vẫn còn khó chịu, bạn có thể áp dụng 5 cách rửa mũi cho bé dưới đây để vệ sinh đường hô hấp của con.

1. Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý

Sử dụng chai nhỏ mũi có thành phần muối là lựa chọn an toàn nhất để rửa mũi cho trẻ sơ sinh và thâm chí là trẻ trong độ tuổi tập đi. Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý khá đơn giản.

Bạn chỉ cần đặt con nằm xuống, cẩn thận nghiêng đầu bé một chút và nhỏ từ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý. Cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho trẻ này sẽ giúp giảm hiện tượng nghẹt mũi và thông đường thở cho bé tốt hơn.

2. Rửa mũi cho trẻ bằng dung dịch vệ sinh đường mũi

Các sản phẩm như ống cao su xịt mũi hoặc máy hút mũi có thể loại bỏ hiệu quả chất nhầy khỏi mũi bé. Để rửa mũi cho trẻ sơ sinh dưới 3 – 6 tháng tuổi, bạn hãy dùng dung dịch isotonic [cùng một nồng độ muối như chất lỏng trong cơ thể] vì tính nhẹ dịu.

Ở những bé lớn hơn, bạn có thể sử dụng dung dịch vệ sinh có chứa hypertonic [có nồng độ muối cao hơn so với các chất lỏng trong cơ thể] để rửa mũi cho bé. Hầu hết các loại nước rửa mũi cho bé này đều có thể dễ dàng tìm mua ở quầy thuốc hoặc tự chuẩn bị.

Cách pha dung dịch vệ sinh bằng nước muối

Dung dịch nước muối sẽ làm lỏng và giảm bớt chất nhầy tích tụ dày đặc trong đường mũi của con. Tuy nhiên, bạn không nên áp dụng phương pháp này quá 4 lần/ngày. Cách pha dung dịch rửa mũi:

  • Hòa 1/4 thìa cà phê muối với 1 cốc nước sôi
  • Để thật nguội
  • Chỉ sử dụng dung dịch này trong vòng 3 ngày, sau đó cần thay mới.

Cách nhỏ nước muối vệ sinh mũi cho trẻ

  • Đặt trẻ nằm yên, để đầu con cao hơn một chút
  • Nhỏ từ 2 – 3 giọt dung dịch nước muối vào mũi bé, đợi 30 – 60 giây
  • Nghiêng người con sang một bên để làm ráo mũi, lấy khăn giấy thấm nước mũi
  • Nhẹ nhàng lau xung quanh lỗ mũi mà không xâm nhập sâu vào lỗ mũi. Làm sạch ống nhỏ sau mỗi lần sử dụng.

Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng ống bơm

Để rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách bằng ống bơm, bạn hãy thực hiện theo các bước sau:

  • Đặt bé ở tư thế ngồi. Bóp không khí ra khỏi ống bơm và giữ tay nắm
  • Đặt đầu ống bơm ngay bên trong lỗ mũi nhưng không đưa vào quá sâu. Thả tay cầm áp để hút chất nhầy ra
  • Đưa ống tiêm ra khỏi lỗ mũi của em bé và thấm chất nhầy bằng khăn giấy
  • Vệ sinh ống bơm bằng nước sạch trước khi sử dụng lại.

Cách rửa mũi cho trẻ nhỏ bằng bóng hút mũi

Một số bố mẹ sử dụng dụng cụ vệ sinh mũi cho bé như bóng hút mũi để rửa mũi cho trẻ và cảm thấy sản phẩm ít gây xâm lấn, mang lại hiệu quả cao và dễ sử dụng hơn so với ống bơm. Hướng dẫn vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh như sau:

  1. Rửa tay thật sạch trước và sau khi rửa mũi cho trẻ
  2. Đặt bé nằm ngửa, mặt hướng lên trần nhà. Nhờ người giữa bé ở tư thế này hoặc quấn lại bằng khăn, giữ tay bé 2 bên hông
  3. Nhỏ vào một bên mũi bé 3 – 4 giọt nước muối [ hoặc theo chỉ định của bác sĩ ]. Giữ bé ở tư thế này 1 phút.
  4. Trước khi đưa vòi hút vào mũi bé, bóp xẹp phần bóng bằng ngón cái
  5. Đưa đầu nhọn của vòi hút vào mũi bé một cách nhẹ nhàng đến khi bịt kín mũi bé.
  6. Buông nhẹ ngón cái để hút không khí vào lại trong bóng, lực hút sẽ kéo theo chất nhầy của mũi vào trong bóng
  7. Lấy vòi hút ra khỏi mũi bé, bóp bóng đẩy bỏ chất nhầy mũi vào mẫu khăn giấy
  8. Lặp lại từ bước 3 đến bước 7 với bên mũi còn lại. Mỗi bên mũi cần được rửa nhiều lần để lấy sạch chất nhầy
  9. Lau sạch nhầy mũi bên ngoài quanh mũi bé bằng khăn giấy
  10. Vệ sinh súc rửa và lau sạch bóng hút mũi bằng nước xà phòng ấm sau mỗi lần sử dụng.

Hút đờm dãi ở miệng và họng là phương pháp rửa mũi cho trẻ sơ sinh được thực hiện bởi nhân viên y tế hoặc bác sĩ trong một vài trường hợp như:

  • Nếu chất nhầy không thể lấy ra bằng ống xy-lanh hoặc máy hút
  • Nếu trẻ nhỏ thở có âm thanh bất thường
  • Trẻ nhỏ cần nhiều khí oxy hơn
  • Nếu trẻ gặp khó khăn khi đồng thời phải thở và ăn

Bác sĩ sẻ đổ dung dịch nước muối rửa mũi vào ly. Dùng một ống có kết nối với thiết bị hút hút dung dịch nước muối rửa mũi vào ống, dùng công tắc để giữ nước lại. Sau đó, từ từ luồn ống này vào một bên mũi bé cho đến khi nó chạm vào phần sau của cổ họng. Bật công tắc để nước trong ống chảy ra làm loãng đờm dãi, sau đó hút đờm dãi này vào ống. Cuối cùng, bác sĩ sẽ rút ống ra ngoài. Phương pháp này được tiến hành nhiều lần đến khi con thở dễ dàng hơn.

4. Rửa mũi cho trẻ bằng phương pháp xông hơi

Đầu tiên, bạn hãy mở vòi nước nóng trong phòng tắm trong vài phút cho đến khi căn phòng có nhiều hơi nước. Sau đó, ngồi cùng con trong phòng tắm một khoảng thời gian. Phương rửa mũi cho trẻ sơ sinh này này có thể cải thiện tình trạng khó thở ở trẻ nhỏ.

Ngoài ra, để giúp con thở dễ hơn, bạn nên cho bé uống nhiều nước và dùng máy xông hơi. Bằng cách này, dịch nhầy sẽ trở nên loãng và dễ bị trục xuất ra ngoài hơn. Đây cũng cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi rất hiệu quả.

5. Kê đầu cao hoặc sử dụng máy phun sương

Khi trẻ sơ sinh bị khó thở, bạn hãy giúp bé bằng cách để gối đầu của trẻ cao hơn một chút. Ngoài ra, không khí quá khô còn khiến đường hô hấp khó chịu. Do vậy, bạn nên chạy máy phun sương để làm dịu hệ hô hấp của bé.

Câu hỏi thường gặp khi rửa mũi cho trẻ

Có nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh không? Có nên nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh hàng ngày? Đây là những băn khoăn phổ biến của các bậc phụ huynh.

Rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách có thể giúp loại dịch tiết, bụi bẩn bên trong mũi để đường thở thông thoáng. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng quá nhiều vì có thể ảnh hưởng đến niêm mạc còn non yếu và nhạy cảm của trẻ.

Do đó, bạn nên rửa mũi cho con yêu nếu:

  • Bé có hiện tượng khó thở do dịch nhầy gây nghẹt mũi
  • Thở khò khè do chất nhầy
  • Dịch mũi đặc quánh, không thể tự chảy
  • Trẻ tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm…

Nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần?

Bạn chỉ nên rửa mũi cho con 2 – 5 lần/ngày. Không lạm dụng hút mũi cho trẻ sơ sinh quá nhiều lần, nhất là khi bé có dấu hiệu viêm mũi vì sẽ khiến mũi con khô hơn, rát vì niêm mạc mũi tổn thương và mất đi độ ẩm.

Có thể rửa mũi cho trẻ trong lúc tắm không?

Bạn có thể làm sạch mũi của bé trong thời gian tắm bằng cách nhẹ nhàng lau bằng tăm bông nhúng nước ấm. Không nên chèn bất cứ vật gì vào lỗ mũi của bé để tránh bất kỳ tổn thương nào có thể xảy ra đối với vách mũi.

Lưu ý khi vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh

Để rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách, bạn cần lưu ý một số điều sau khi vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh:

  • Quá trình vệ sinh nên diễn ra nhẹ nhàng, đặc biệt là khi sử dụng ống bơm. Việc hút chất nhầy quá mạnh sẽ khiến các mô nhỏ bên trong mũi vỡ ra, dẫn đến chảy máu và làm cho tình trạng khó thở trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Không nên hút đờm dãi ở miệng và họng quá 2 – 3 lần/ngày để tránh làm mỏng thành mũi, tạo ra tổn thương không đáng có.
  • Người lớn phải vệ sinh tay kỹ lưỡng trước khi thực hiện quá trình vệ sinh mũi cho bé bằng cách dùng xà phòng hoặc nước rửa tay khô.
  • Đừng lo lắng nếu con hắt hơi trong quá trình rửa mũi, các dung dịch vệ sinh vẫn có thể đi vào lỗ mũi của bé.
  • Trong trường hợp trẻ phản ứng mạnh, bạn hãy thử lại sau một thời gian.
  • Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng với các loại máy hút mũi, ống bơm. Kiểm tra lực hút của các sản phẩm này bằng cách đặt ngón tay lên đầu hút.
  • Sau khi sử dụng, làm sạch tất cả các bộ phận của thiết bị và ống bơm bằng xà phòng hoặc nước ấm.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề