Cách trồng cây rau tần

Rau tần ô loại rau chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cụ thể như: protid, glucid, lipid, vitamin A B C. Rau tần ô dễ dàng kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác như cá, tôm, thịt,... cho ra những món canh bổ dưỡng.

Nếu như các chị em  nội trợ đã phải lòng loại rau bổ dưỡng này thì các chị em hãy thử trồng cho mình những cây rau tần ô trong thùng xốp theo các đơn giản sau đây nhé!

Chuẩn bị

Thùng xốp, hay khay nhựa trồng rau thông minh vừa tiết kiệm diện tích vừa có độ bền cao.

Đất trồng: sử dụng đất sạch trồng rau

Hạt giống

Gieo hạt:

Ngâm hạt giống tần ô trong nước ấm khoảng 3-4h

Cho đất vào khay nhựa

Sau đó đem hạt giống đi gieo,  khoảng 10 hàng trên khay, sau đó lấp đất lại

Gieo hạt xong tưới nước giữ ẩm cho hạt mau nảy mầm

Chúng ta có thể dùng túi nilon, bìa carton đậy kín lại để đủ ẩm và ấm cho hạt nhanh nảy mầm

Chăm sóc

Tưới nước cho cây 2 lần trên ngày, dùng bình phun tưới để hạn chế tổn thương lá non.

Trong thời gian sinh trưởng của cây có thể bổ sung phân hữu cơ như phân trùn quế cho cây phát triển.

Để đảm bảo an toàn, rau sạch cho gia đình thì nên hạn chế sử dụng các loại phân hóa học.

Thu hoạch

Thu hoạch tần ô non: 25-30 ngày

Thu hoạch tần ô lớn: 40-45 ngày

Xem thêm các loại hạt giống //xuannong.vn/hat-giong-d50.html

Tư vấn bán hàng: 0901 087 973 hoặc 0889 008 222 [zalo]

CTY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XUÂN NÔNG

352C Đường 30/4, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ

[Cách nhã tư Trần Ngọc Quế khoảng 100m, cùng phía với nhà máy nước]

Rau cải cúc còn được gọi là cải tần ô, rau cúc, rau tần ô… Là cây thảo sống hằng năm, lá ôm vào thân, xẻ lông chim hai lần. Cụm hoa ở nách lá, các hoa ở mép màu vàng sẫm, thơm. Mùa hoa vào tháng 1 – 3. Rau cải cúc giàu dinh dưỡng như chứa 1,85% protid 2,57% glucid, 0,43% lipid và còn có nhiều vitamin A, B, C…

Trồng rau tần ô trong thùng xốp. Ảnh minh họa

1.Chuẩn bị vật tư:

– Khay xốp nhẹ hay khay nhựa. – Đất trồng rau trộn phân trùn quế – Lượng hạt tần ô cần gieo:

– Rau non gieo 3gr hạt cho 1 khay, rau lớn gieo 2gr hạt cho 1 khay

2. Gieo hạt

Cho đất trồng rau vào khay trồng, trãi bề mặt đất cho bằng phẳng, dùng ngón tay vạch thành từng hàng thẳng [tạo 10 hàng/ khay ]. Gieo hạt trên các hàng đã vạch sẵn. Sau đó lấp lại lớp mỏng 0,5cm. Dùng bình phun tia mịn, phun chế phẩm R6 đều trên khay cho ẩm. Dùng tấm plastic màu, lưới hay bìa carton đậy khay trồng cho kín để giữ ẩm và ấm. Sau 5 – 7 ngày hạt nẩy mầm thì dở tấm đậy ra.

Tưới nước, dùng bình phun hay đầu phun tia mịn để tưới cho rau non, thường tưới 2 lần trong ngày, vào sáng sớm và chiều mát. Không tưới nước khi trời đang nắng nóng. Không để cây rau bị thiếu nước cây sẽ lâu lớn và xơ cứng khi thu hái. Không tưới nước ngay sau khi vừa phun phân cho rau.

Nếu cần có thể bổ sung thêm phân trùng quế khi cây rau lớn, không để phần gốc rễ lồi lên trên mặt đất, cây sẽ sinh trưởng kém và lâu lớn.

Phun phân sinh học, bắt đầu phun phân khi cây rau tần ô cao khoảng 3cm [ có 2 – 3 lá ], phun định kỳ 3 – 4 ngày một lần các loại phân bón sinh học để giúp cây rau sinh trưởng nhanh hơn.
Pha Super Growth RB pha 1cc vào 1 lít nước, phun ướt đều trên toàn bộ thân lá rau . Ngưng phun trước khi thu hoạch rau khoảng 5 ngày để không lãng phí phân. Phun phân sinh học vào sáng sớm hay chiều mát. Không phun khi trời nắng hoặc sắp mưa.

Phòng trừ sâu bệnh, với sâu xanh, sâu vẽ bùa, dùng chế phẩm Crymax pha 1g vào 1 lít nước, có thể phun 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày. Khi hết sâu thì ngưng, không phun nữa. Với rệp mềm thì dùng BrighTin [pha 1cc vào 1 lít nước ] phun kỹ phần ngọn cây, phun 1 hoặc 2 lần, ngưng phun trước khi thu hoạch rau 7 ngày.

4. Thu hoạch

Thu hái rau tần ô non thì ở 25 – 30 ngày sau khi gieo, thu tần ô lớn là 40 – 45 ngày sau khi gieo và có thể thu được 500 gram trên 1 khay.

1. Ho ở trẻ em

Lá cải cúc 6g thái nhỏ, thêm ít mật ong hấp cách thủy cho ra nước để uống trong ngày.

2. Đau mắt

Rau cải cúc 1 nắm thái nhỏ nấu với một con cá diếc to khoảng 3 ngón tay người lớn để ăn. Ngoài dùng lá rau cải cúc rửa sạch, hơ nóng chườm lên mắt [hoặc cho vào vải mỏng chườm] – rất hiệu nghiệm.

3. Trị đau đầu kinh niên

Lấy một ít cải cúc đem nấu lấy nước, mỗi ngày dùng độ 30g nước đã nấu này. Bên ngoài thì dùng lá cải cúc hơ nóng chườm đắp lên đỉnh đầu và hai bên thái dương vào buổi tối trước khi đi ngủ [hoặc mỗi khi thấy nhức đầu].
Nếu bạn đau đầu không đúng mùa cải cúc cũng đừng lo lắng, chỉ cần chịu khó phơi khô cải cúc dùng dần là được. Lưu ý, khi phơi rau cải cúc thì nhớ phải chọn các cây già già một chút, tốt hơn hết là giữ cả phần rễ cây. Những cây cải cúc già có hoa thì lại càng quý vì khi phơi rau cải cúc sẽ để được rất lâu.

4. Chữa chứng ho dai dẳng ở người lớn do lạnh

Rau cảicúc 100 – 150g, phổi lợn 200g thái thành miếng, dùng nấu thành canh ăn cả cái lẫn nước cùng bữa cơm, ăn trong 3 – 4 ngày là 1 liệu trình

5. Giải cảm

Rau cải cúc tươi 150g, rửa sạch cho ráo nước sau đó cho vào bát to, đổ cháo đang sôi lên trên để 5-10 phút cho đỡ nóng thì trộn rau lên ăn, ngày ăn 2-3 lần. Bài thuốc này vừa đơn giản lại có tác dụng giải cảm nhanh.

5. Trị ăn uống không tiêu, người mới khỏi ốm, yếu

Cải cúc 500g, gừng tươi 3 lát, 100g thịt lợn nạc. Tát cả rửa sạch, thái nhỏ rau, thịt lợn, nấu thành canh, khi chín nêm gia vị vừa đủ, ăn lúc còn nóng.
Chú ý: Không dùng cháo rau cải cúc cho người có thể trạng hư hàn, lạnh bụng, tiêu chảy.

6. Hạ huyết áp

Rau cải cúc: tính mát, vị tê, không độc có tác dụng hòa tỳ vị, an tâm khí, lợi tiểu, tiêu đờm… Cải cúc tốt cho các bệnh tăng huyết áp. Trong cải cúc có chứa những chất kiềm mật có tác dụng hạ huyết áp, bổ não, những chất xơ thô tốt cho tiêu hóa, thông tiện và giảm cholesterol.

7. Chữa thiếu sữa sau sinh

Đặc biệt, rau cải cúc còn là một món ăn có thể chữa thiếu sữa sau sinh cho sản phụ theo công thức sau: Rau cải cúc thịt lợn nạc hấp cách thuỷ: rau cải cúc 300g, thịt lợn nạc 150g, lạc nhân 50g, mắm muối vừa đủ. Rau cải cúc nhặt rửa sạch. Lạc nhân giã nhỏ. Thịt lợn nạc rửa sạch băm nhỏ trộn với lạc, mắm muối, viên thành viên bằng quả táo. Dùng bát to, đặt lớp cải cúc ở đáy bát, sau đó cho thịt vào, trên cùng lại rải lớp cải cúc, đem hấp cách thuỷ, khi chín chia làm 2 lần ăn với cơm. Cần ăn liền 3 – 5 ngày.

Rau Tần dày lá

Tần dày lá hay còn gọi là húng chanh, rau tần, dương tử tô  có tên khoa học là  Plectranthus amboinicus.

Tần dày lá là loại cây thân thảo, sống lâu năm, cao 20-50 cm. Lá mọc đối, dày cứng, giòn, mọng nước, mép khía răng tròn. Toàn cây có lông rất nhỏ và thơm như mùi chanh nên được gọi là húng chanh. Lá và ngọn non ngoài việc dùng làm rau gia vị, còn được sử dụng như một vị thuốc thu hái quanh năm.

Tần dày lá rất dễ trồng, chỉ cần một đoạn rau Tần dày lá già [ giữ lại lá trên thân], một ít giá thể đất trộn là ta có thể giâm chúng , hoặc có thể tận dụng những chậu  kiểng quanh nhà để giâm rau tần, chẳng bao lâu những đoạn rau tần này sẽ xanh tốt, ta đã có một loại rau gia vị để nêm vào món canh chua và có thêm cây thuốc “sát khuẩn” trong nhà. Sâu ăn lá rất thích tần dày lá vì thế ta nên để ý một tí để tìm diệt những con sâu lúc chúng mới xuất hiện.

Rau Tần dày lá có vị chua the, mùi thơm, hăng hăng, tính ấm, đi vào phế, thường dùng giải cảm rất hay, và dùng sát khuẩn, tiêu đàm, khử độc. Lá rau tần có giá trị trị liệu cao, được sử dụng dưới nhiều cách khác nhau như giã lấy nước uống thô với chút muối để xoa dịu các cơn ho kéo dài, trừ giun sán. Lá rau tần tươi giã và cho vào băng gạc để đắp có thể ngăn ngừa nhiễm trùng cho vết thương ngoài da. Lá ngâm với rượu dùng để xoa khi đau bụng… Dưới đây là một số bài thuốc nam thường dùng trong dân gian từ cây tần dày lá:

– Rắn cắn, bò cạp và ong đốt: Lá tần tươi giã đắp

– Chữa chảy máu cam: Tần dày lá 20g, lá trắc bá sao đen 15g, hoa hòe sao đen 10g, cam thảo đất 15g. Sắc uống ngày một thang. Lá tần đem vò nát, nhét vào bên mũi chảy máu.

– Chữa dị ứng nổi mề đay: Lá rau tần nhai nuốt nước, bã thì đắp hay xoa xát.

– Chữa đau bụng: Lá rau tần non rửa sạch, 1-2 lá nhai với một ít muối, ngậm nuốt dần dần.

– Chữa cảm cúm, ho, viêm họng, khản tiếng: Lá rau tần  non 5-10g giã nát vắt lấy nước cốt nóng. Hoặc đem giã nhỏ một nắm lá [15-20g], thêm nước, vắt lấy nước uống làm 2 lần trong ngày. Đối với trẻ em, thêm ít đường, đem hấp cơm cho uống làm 2-3 lần.

– Chữa sốt cao, không ra mồ hôi: Tần dày lá 20g, lá tía tô 15g, gừng tươi 5g cắt lát mỏng, cam thảo đất 15g. Sắc uống nóng cho ra mồ hôi.

– Chữa hôi miệng: Rau tần dày lá khô một nắm đem sắc lấy nước, thường xuyên ngậm và súc miệng rồi nhổ ra. Cần làm 5-7 lần.

Theo DS. Mỹ Nữ 

Video liên quan

Chủ Đề